Không chỉ bị nhau cài răng lược đe dọa tính mạng, sản phụ còn mang nhóm m.áu hiếm tại Việt Nam.
Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cho biết sản phụ nhập viện sau 2 lần mổ lấy thai trước đó. Trong quá trình khám thai, bệnh nhân được chẩn đoán thai 13 tuần, bánh nhau bám gần vị trí vết mổ cũ. Lúc này, thai phụ được đ.ánh giá có nguy cơ cao nên được theo dõi sát.
Ở tuần 33 thai kỳ, thai phụ được chẩn đoán ngôi ngang, nhau t.iền đạo loại III-IV, nhau cài răng lược thể Percreta, thiếu m.áu mạn tính, nhóm m.áu hiếm A Rh (D) âm, vết mổ cũ 2 lần.
Theo bác sĩ Vương Đình Bảo Anh, Trưởng khoa Sản Bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, thai phụ có thể gặp tình trạng mất m.áu nặng trước hoặc sau sinh, gây thiếu hụt thể tích tuần hoàn đột ngột, có thể dẫn đến suy thận, suy đa cơ quan và t.ử v.ong. Qua hội chẩn, bệnh nhân được lên kế hoạch mổ lấy thai lúc 34 tuần.
Ảnh minh họa
Do đây là một nhóm m.áu hiếm trong dân số người Việt, ngân hàng m.áu Bệnh viện Từ Dũ phối hợp với ngân hàng m.áu Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học TP.HCM để thu thập đủ m.áu cần truyền cho bệnh nhân trước mổ và dự trù cho tình huống đặc biệt.
May mắn, cuộc mổ diễn ra theo đúng kế hoạch. Bệnh nhân chỉ mất 300 ml m.áu và không cần phải truyền thêm. Em bé được chăm sóc tại khoa Sơ sinh 3 ngày trước khi về với mẹ. Hiện tại, mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Theo thống kê, mỗi năm, trên 300 trường hợp nhau cài răng lược được phẫu thuật tại Bệnh viện Từ Dũ. Đây là tình trạng nguy hiểm của thai kỳ, xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ bánh nhau phát triển sâu vào lớp cơ tử cung. Percreta được xem là thể nhau cài răng lược trầm trọng nhất, do bánh nhau xuyên qua hết lớp cơ tử cung và bám đến thành bàng quang ở phía trước.
Theo Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học TP.HCM, ở Việt nam, 99,96% người thuộc nhóm m.áu Rh(D) dương (tức là O , A , B hoặc AB ) nhưng chỉ có 0,04 – 0,07% người thuộc nhóm m.áu Rh(D) âm (tức là O-, A-, B- hoặc AB-).
Theo quy định của Hiệp hội Truyền m.áu Quốc tế, nhóm m.áu có tỷ lệ
Bé 13 ngày t.uổi được mổ lấy thai thành công
Trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện có một khối u to trong ổ bụng của bé. Đây là tật “thai trong thai” với tỉ lệ mắc bệnh 1/500.000 trường hợp sinh.
Ê kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi – Ảnh: BVCC
Ngày 10/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tật “thai trong thai”.
Theo đó, bệnh nhi được sinh mổ vào ngày 21/10 tại Bệnh viện Từ Dũ nặng 3,2kg. Trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện có một khối u to trong ổ bụng của bé.
Sau sinh đ.ánh giá thấy bé có khối u kích thước 10 x10 cm ở vùng bụng bên trái. Bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiếp tục điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, kết quả siêu âm và CT bụng cho thấy có khối hỗn hợp trong ổ bụng, nằm sau phúc mạc trái, kích thước 53 mm x 81 mm. Khối u to đẩy thận xuống vùng hố chậu, đẩy tụy ra trước, có mô mỡ, cột sống, hộp sọ, xương dài. Các bác sĩ đã chẩn đoán đây là trường hợp “thai trong thai” và quyết định phẫu thuật cho bé.
Ngày 2/11, khi bé 13 ngày t.uổi, cuộc phẫu thuật đã được tiến hành. Trong lúc mổ các bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn do khối bướu to, nằm sát động mạch và tĩnh mạch chủ dưới, nếu thao tác không chuẩn xác sẽ làm rách các mạch m.áu này và khả năng bé sẽ t.ử v.ong trên bàn mổ.
Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt trọn khối u dạng thai mà bé không cần phải truyền m.áu trong và sau cuộc mổ. Hiện tại, sức khỏe của bé đã ổn định, được chuyển ra phòng ngoài nằm với mẹ và bú được sữa.
Tật “thai trong thai” hay còn gọi là thai nhi trong bào thai là một bất thường sinh sản, trong đó một khối mô giống như một bào thai hình thành bên trong cơ thể. Bất thường này được mô tả lần đầu vào năm 1808 với tỉ lệ mắc bệnh 1/500.000 trường hợp sinh. Đã có hơn 100 trường hợp thai trong thai được ghi nhận trong y văn thế giới.
Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm c.hết người, thai ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ. Khoảng 90% số trường hợp thai trong thai được phát hiện khi còn nhỏ và được phẫu thuật trước khi gây biến chứng. Khi thai ký sinh được lấy ra, dù ở độ t.uổi nào, thai chủ sẽ hồi phục bình thường.