Muốn ăn món lẩu gà ngon, bổ thì cần tránh xa những loại rau quen thuộc này

Lẩu gà không thể thiếu rau, nhưng nếu kết hợp với những loại rau dưới đây sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

Ăn thịt gà, lẩu gà không nên ăn với những rau gia vị nào?

Lẩu gà được rất nhiều người thích bởi ngon miệng, dễ chế biến, dễ kết hợp với các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng, đa dạng món và cho nhiều người ăn cùng lúc.

Theo lương y Phạm Anh Đào (nguyên Bác sĩ – lương y Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội), người dân khi ăn món lẩu gà không nên ăn với một số loại rau gia vị như rau kinh giới, cải xanh và tỏi vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cơ thể (như ngộ độc, sinh bệnh, nóng trong người, kiết lị…).

muon an mon lau ga ngon bo thi can tranh xa nhung loai rau quen thuoc nay e0f 4769013

Lẩu gà không nên kết hợp với rau kinh giới. Ảnh minh họa.

Với Đông y, thịt gà không nên ăn cùng với rau kinh giới vì kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ gây nên các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, ngứa ngáy, run rẩy…

Món lẩu gà cũng không nên ăn cùng cải xanh vì thịt gà tính ấm, rau cải tính hàn kết hợp dễ phát sinh chứng kiết lị vì sự “giao tranh” giữa nóng và lạnh gây nên.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cũng khuyến cáo khi ăn món lẩu gà không được ăn kèm rau kinh giới. Thịt gà cũng kị với một số thực phẩm khác nên khi ăn cần tìm hiểu kẻo phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng cho dạ dày và cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

muon an mon lau ga ngon bo thi can tranh xa nhung loai rau quen thuoc nay f7b 4769013

Thịt gà không nên chấm với muối lẫn tỏi. Ảnh minh họa.

Các thầy thuốc Đông y còn cho rằng:

– Không dùng thịt gà chấm muối có lẫn hành khô, tỏi vì thịt gà tính ngọt, ấm; tỏi tính nhiệt; hành tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ tăng nhiệt, hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.

– Không kết hợp thịt gà – cá chép vì thịt gà tính ôn, cá chép tính hàn kết hợp với nhau dễ bị nổi mụn, phát nhọt.

– Không kết hợp thịt gà – tôm vì hai thực phẩm thuộc tính ôn, gây động phong – ngứa ngáy khắp người.

– Không nên ăn thịt gà với quá nhiều rau răm vì rau răm tốt cho tăng cường cơ bắp, thị lực, nhưng ảnh hưởng tới “chuyện ấy” của nam giới. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu ăn nhiều rau răm có thể bị kích thích dẫn đến sảy thai (do rau răm có tính nóng, mà giai đoạn mang thai cơ thể mẹ bầu không ổn định nên có thể dẫn đến nóng trong người và khó tiêu).

muon an mon lau ga ngon bo thi can tranh xa nhung loai rau quen thuoc nay 63f 4769013

Nên tìm hiểu các loại rau phù hợp khi chuẩn bị làm lẩu. Ảnh minh họa.

Những lưu ý khác khi ăn lẩu gà

Ngoài ra cần lưu ý khi ăn lẩu gà (và các loại lẩu nói chung) nên gắp thức ăn ra bát một lúc rồi hãy ăn vì nước và thức ăn luôn nóng rẫy, ảnh hưởng tới niêm mạc miệng, thực quản, dạ dày.

Khi ăn lẩu chú ý nhấn thực phẩm vào nước cho chín kỹ, kẻo dễ ăn phải thực phẩm còn tái, sống, không tốt cho cơ thể. Lẩu có rất nhiều rau, thực phẩm nhưng hạn chế nhúng đũa riêng vào gắp thức ăn, hay người này gắp cho người kia.

Khi nêm gia vị lẩu nên cho vừa miệng, phù hợp khẩu vị. Lưu ý là nhiều người cho đủ gia vị chua, cay, mặn, ngọt đậm đà quá – nhất là vị cay sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vì có thể kích thích màng nhầy trong thực quản, dạ dày…

Không nên ăn lẩu thường xuyên vì rất nhiều chất béo, nhiều gia vị và đạm dễ rối loạn dinh dưỡng cho cơ thể. Cũng không đun nước lẩu quá lâu và nên thay nước lẩu kẻo hàm lượng nitric tăng cao gây hại cho cơ thể.

muon an mon lau ga ngon bo thi can tranh xa nhung loai rau quen thuoc nay 00e 4769013

Không nên dùng đũa riêng nhúng vào nồi lẩu. Ảnh minh họa.

Những người cần tránh ăn lẩu gà

Trong Đông y thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy… hay dùng cho người gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, phụ nữ sau sinh… nhưng cần chú ý:

– Người bình thường ăn thịt gà quá mức cũng đã khiến bộ máy tiêu hóa làm việc lâu, cơ thể khó chịu.

– Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì quá nhiều dưỡng chất nên rất khó tiêu.

– Những người có chứng dị ứng, cao huyết áp, bị sẹo lồi, người đang bị bệnh thủy đậu thì không nên ăn thịt gà vì rất có hại.

– Người bị xơ gan tránh thịt gà làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm. Không nên ăn lẩu quá 2 tiếng vì dễ bị rối loạn tiêu hóa vì đường ruột luôn phải làm việc.

Món lẩu gà ăn kèm rau ngải cứu là ngon nhất. Rau ngải cứu tốt cho sức khỏe, giải nhiều độc tố và làm lẩu gà rất thơm. Các loại rau khác có thể ăn kèm là bắp chuối thái rối, rau muống, rau đắng, bông s.úng, nấm tươi…

Ngọc Hà (giadinh.net.vn)

Lẩu gà tuyệt đối không cho 3 loại rau quả này ăn cùng vì chúng “kỵ” nhau

Có những loại củ, quả, rau ăn lẩu kết hợp sai cách có thể làm món ăn sinh ra chất độc nguy hiểm cần tránh xa.

Trong các món lẩu, lẩu gà luôn là một trong số những món lẩu được rất nhiều người yêu thích bởi vừa ngon vừa dễ chế biến. Chỉ với một nồi nước dùng được chế biến khéo léo, chúng ta có thể kết được nhiều thực phẩm khác như thịt bò, tôm, ngao, mực… làm nên một bữa ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng và phục vụ được nhiều đối tượng.

Lẩu gà cũng có thể kết hợp với nhiều loại rau xanh ăn kèm, một số loại rau không thể thiếu trong món lẩu gà đó là rau ngải cứu, rau muống hay các loại nấm… Tuy nhiên riêng đối với rau kinh giới và cà chua hay tỏi thì tuyệt đối không.

lau ga tuyet doi khong cho 3 loai rau qua nay an cung vi chung ky nhau 5da5c9

Thịt gà không nên ăn kèm rau kinh giới. Ảnh minh họa

Theo Lương y Phạm Anh Đào, trong Đông y thịt gà là vũ cầm, thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết. Nếu ăn thịt gà mà kèm rau kinh giới có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy…

Ngoài ra, thịt gà cũng kỵ cà chua và tỏi nên không nên bổ sung 2 món này vào nồi lẩu gà để tránh gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, ăn lẩu khi trời lạnh cần tránh những điều sau đây:

lau ga tuyet doi khong cho 3 loai rau qua nay an cung vi chung ky nhau 17bc77

Lẩu gà rất thích hợp với các loại nấm. Ảnh minh họa

Không kéo dài thời gian ăn

Một bữa ăn quá dài sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch khiến cho hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý và đúng đồng hồ sinh học dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm.

Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể bị viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm tụy.

Không nên thức ăn quá nóng

Do đặc điểm của món lẩu là vừa nấu vừa ăn nên rất dễ dẫn đến việc chúng ta ăn thức ăn từ trên bếp vẫn còn nóng hổi. Việc ăn quá nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng và thực quản quá nóng gây ra bỏng nhưng chúng ta không biết.

Cách tốt nhất là bạn nên gắp thức ăn từ nồi ra bát, chờ 1 chút cho nguội bớt rồi mới bắt đầu ăn.

Không ăn khi thực phẩm còn tái

Có một sai lầm khi ăn lẩu đó là thời gian cho thực phẩm vào nồi không cố định, người thì cho thịt, người thì cho rau, người thì gắp thức ăn lên bát gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực phẩm ăn khi còn tái sẽ nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, đau bụng, khó tiêu. Thực phẩm nấu quá kỹ sẽ mất ngon và mất chất. Vì vậy, khi ăn cần chắc chắn thực phẩm đủ chín hãy gắp lên bát.

Tránh ăn nước lẩu quá cay

Việc cho quá nhiều gia vị cay vào nồi nước lẩu sẽ làm kích thích càng màng nhầy trong miệng, thực quản, đường tiêu hóa mà còn gây ra tắc nghẽn, phù nề, dễ gây bệnh.

Vì vậy, những người đang bị những bệnh như viêm miệng, viêm họng mãn tính, loét và viêm tụy mạn tính, viêm túi mật tái phát và một số người đã phẫu thuật… thì nên hạn chế món lẩu.

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *