Mẹ bầu và áp lực bảo vệ sức khỏe giữa mùa dịch

Vừa phải quan tâm đến sức khỏe thai nhi, vừa phải phòng ngừa virus corona trong đại dịch Covid-19 là nhiệm vụ không dễ đối với mẹ bầu. Chỉ khi bảo vệ bản thân toàn diện, mẹ mới có thể an tâm đón bé yêu chào đời.

me bau va ap luc bao ve suc khoe giua mua dich 5da 4765954

Sức đề kháng suy giảm sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng trở thành mục tiêu của virus corona

Tạo “hàng phòng thủ” vững chắc cho mẹ bầu trước virus corona

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ thường bị suy giảm trầm trọng do biến đổi của nội tiết tố và cơ chế cơ thể tập trung nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Lúc này, mẹ bầu đối mặt nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, thậm chí các căn bệnh thông thường như cảm cúm, thủy đậu, viêm đường tiêu hóa… cũng có thể trở nên nguy hiểm hơn cho cả mẹ và bé. Chính vì thế, giữa thời điểm dịch Covid-19 vô cùng căng thẳng, mẹ cần phải nâng cao cảnh giác, quan tâm đến sức khỏe của mình hơn bao giờ hết bằng nhiều biện pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh và virus corona.

Mẹ bầu nên tránh việc ở trong phòng kín có nhiệt độ thấp mà hãy mở cửa thông thoáng, tạo luồng không khí tự nhiên lưu thông quanh nhà để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hay virus corona nếu có. Luôn nhớ phải duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ bằng cách ngủ đủ giấc, thực hiện những bài tập thể dục đơn giản tại nhà để nâng cao sức khỏe. Mẹ cũng cần tránh nơi đông người và không nên quá hoảng loạn trước diễn biến dịch bệnh mà phải giữ cho tinh thần được thư giãn, thoải mái.

Việc tăng cường dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt… có tác dụng tăng lượng bạch cầu trong m.áu, củng cố khả năng đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.

Quan trọng nhất, mẹ cần giữ thói quen vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay với xà phòng theo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế vào nhiều thời điểm trong ngày. Cụ thể hơn, việc lựa chọn các sản phẩm chất lượng cho mẹ, sử dụng nước rửa tay hay gel rửa tay khô cũng ảnh hưởng không ít tới hiệu quả bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, cần được quan tâm đúng mức.

Trang bị sản phẩm chất lượng vì sức khỏe của mẹ và bé

Theo Bộ Y tế, rửa tay thường xuyên có thể giảm tới 35-47% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Rửa tay hiệu quả nhất là khi sử dụng nước sạch và xà phòng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thiếu nước rửa tay, mẹ cần trang bị cho mình một sản phẩm gel rửa tay khô an toàn, uy tín, có nồng độ cồn ít nhất 60% (theo khuyến cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC) để bảo vệ bản thân khỏi nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh hiệu quả, kể cả virus corona.

Giữa lúc nhu cầu về nước rửa tay, gel rửa tay khô tăng cao trong mùa dịch Covid-19, các sản phẩm không rõ nguồn gốc bắt đầu xuất hiện nhan nhản trên thị trường, gây thêm nhiều áp lực cho mẹ bầu khi chọn lựa. Bởi nếu lựa chọn không đúng, mẹ khó lòng bảo vệ sức khỏe bản thân mùa dịch, thậm chí có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chính mình và thai nhi.

Để mang đến giải pháp hiệu quả, uy tín cho người dùng, Lifebuoy – nhãn hiệu sạch khuẩn hàng đầu thế giới – đã chính thức ra mắt gel rửa tay khô tại Việt Nam. Với thành phần chính là cồn thực phẩm cao cấp, sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Unilever, gel rửa tay khô Lifebuoy được sử dụng an toàn cho tất cả mọi người, kể cả mẹ bầu.

me bau va ap luc bao ve suc khoe giua mua dich 605 4765954

Mẹ cần trang bị gel rửa tay khô Lifebuoy để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong những ngày thai kỳ

Bên cạnh đó, nỗi lo về tình trạng khô da khi sử dụng gel rửa tay khô nhiều lần trong ngày nay đã được gỡ bỏ, bởi gel rửa tay khô Lifebuoy được bổ sung vitamin E và glycerin dưỡng ẩm, giữ cho bàn tay mẹ luôn mềm mại, tránh bị khô da. Với khả năng bảo vệ khỏi 99,9% vi khuẩn gây bệnh mà không cần nước, gel rửa tay khô Lifebuoy chính là trợ thủ đắc lực hỗ trợ bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trước đại dịch Covid-19, đặc biệt tại những thời điểm không có nước sạch và xà phòng.

Tuy nhiên, mẹ vẫn nên ưu tiên việc rửa tay với xà phòng và nước sạch, không nên lạm dụng tính tiện lợi của gel rửa tay khô bởi theo khuyến cáo của CDC, gel rửa tay khô chỉ nên sử dụng trong điều kiện không có nước và xà phòng, như tại những nơi công cộng, sau khi vừa tiếp xúc với người lạ…

Áp dụng đúng và đủ những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch, song song với việc phòng ngừa virus corona và vi khuẩn gây bệnh bằng bộ đôi nước rửa tay Lifebuoy và gel rửa tay khô Lifebuoy, sức khỏe của mẹ và bé sẽ được bảo vệ trọn vẹn hơn trong cả thai kỳ.

Theo thanhnien.vn

Bí mật nhỏ về chuyển động của thai nhi không ai nói với mẹ bầu

Chuyển động của thai nhi là biểu tượng của sự sống, sức sống và tình trạng của bé trong bụng mẹ. Sự xuất hiện của những chuyển động này chính là sự phản hồi của em bé muốn thông báo với mẹ bầu: “Con đang ổn”.

Chuyển động của thai nhi bắt đầu khi nào?

Thông thường từ khoảng tuần thứ 18-20 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy những chuyển động của em bé trong bụng. Tuy nhiên, vì những chuyển động này còn khá nhẹ nên không phải người mẹ nào cũng dễ dàng nhận thấy. Những chuyển động này chỉ thực sự rõ ràng sau 20 tuần thai, lúc này em bé trong bụng sẽ duỗi tay, đá, xoay người, đạp chân vào thành tử cung. Các chuyển động này sẽ ngày càng tăng dần về độ mạnh và nhiều hơn theo tuần thai.

bi mat nho ve chuyen dong cua thai nhi khong ai noi voi me bau 78a 4752217

Từ tuần thứ 28-38 của thai kỳ, vì tử cung khá rộng rãi nên thai nhi có nhiều không gian để chơi đùa và chuyển động (ảnh minh họa)

Từ tuần thứ 28-38 của thai kỳ, vì tử cung khá rộng rãi nên thai nhi có nhiều không gian để chơi đùa và chuyển động. Đây cũng là giai đoạn thai nhi chuyển động mạnh mẽ nhất. Đến những tuần cuối như 39-40 tuần thai, khi đầu em bé đã quay xuống và lọt vào khung xương chậu, số lượng chuyển động của thai nhi sẽ giảm đi đáng kể, đây là điều hoàn toàn bình thường.

Làm thế nào để đếm chuyển động của thai nhi chính xác nhất?

Chuyển động của thai nhi không chỉ là sợi dây gắn kết giữa mẹ bầu và em bé trong bụng mà đây còn là phương pháp lâu đời, được sử dụng phổ biến nhất để đ.ánh giá sức khỏe thai nhi. Khi chuyển động của thai nhi giảm hoặc quá thường xuyên thì người mẹ cần theo dõi cẩn thận bởi chuyển động bất thường đôi khi là dấu hiệu thai nhi đang gặp phải vấn đề nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Chính vì vậy việc chú trọng theo dõi những chuyển động của em bé là vô cùng quan trọng.

Thông thường từ tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ cần phải đếm số lượng chuyển động của thai nhi mỗi ngày. Cách thực hiện như sau:

– Mỗi buổi sáng, trưa, tối, mẹ nên dành thời gian đếm cử động của bé sau mỗi bữa ăn vì mức đường huyết sau bữa ăn cao, thai nhi cũng sẽ tràn đầy năng lượng và hoạt động nhiều hơn. Thời gian đếm tốt nhất là từ 8-9h, 13-14h và 20-21h.

– Khi đếm chuyển động của thai nhi, mẹ hãy ngồi yên hoặc nằm nghiêng, đếm trong vòng 1 giờ mỗi lần, sau đó nhân số lần chuyển động của 3 lần với 4 giờ sẽ được tổng cộng số chuyển động của bé trong 12 giờ.

bi mat nho ve chuyen dong cua thai nhi khong ai noi voi me bau d9c 4752217

Thai nhi nấc có được tính là chuyển động không?

Nấc không được coi là chuyển động của thai nhi. Nấc là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành. Vì các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, trẻ hít vào hoặc thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.

Tần suất của hiện tượng này thường là 15-30 phút một lần, thời lượng mỗi lần từ 3-15 phút và 3-5 lần mỗi ngày.

Từ tuần thứ 32, bà bầu thấy em bé trong bụng hay bị nấc thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Đây là nguyên nhân nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài.

Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với bản thân.

Theo phunuvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *