Anh Lý 26 t.uổi và vợ cùng t.uổi đã tích cực chuẩn bị cho việc mang thai kể từ khi kết hôn, nhưng dù đã “lao động” chăm chỉ suốt mấy năm, bụng của người vợ vẫn không hề “to lên”.
Hai vợ chồng anh Lý quyết định đến Khoa Sinh sản của Bệnh viện Chữ thập đỏ Hàng Châu. Kết quả khám cho thấy ở người vợ, mọi thứ đều bình thường. Nhưng đến anh Lý, Phó trưởng khoa Nội tiết học Trần Vọng Cường phát hiện thấy có một số tĩnh mạch giống giun đất trên bìu bên trái của anh. Khi nghe tin này, anh Lý đã lo lắng đến mức nín thở.
Bác sĩ Trần tin rằng tĩnh mạch thừng tinh của anh Lý có thể nhìn thấy bằng mắt thường và nổi rõ ràng như vậy thì đồng nghĩa anh đang mắc bệnh nghiêm trọng. Đồng thời, kết quả siêu âm màu hệ tiết niệu s.inh d.ục cho thấy anh Lý bị giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái, kết quả kiểm tra t.inh d.ịch đồ định kỳ cũng kết luận anh mắc chứng n.hiễm t.rùng huyết.
Sau khi tìm hiểu chi tiết, bác sĩ Trần được biết: Anh Lý là nhân viên chuyển phát nhanh trong một công ty hậu cần, công việc đòi hỏi vận động nhiều, sau mỗi lần vận động gắng sức, vùng bìu bên trái sẽ có cảm giác sưng tấy khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này cũng tự biến mất, hơn nữa không ảnh hưởng đến đời sống t.ình d.ục nên anh chưa bao giờ quan tâm đến nó.
Theo giải thích của bác sĩ Trần, giãn tĩnh mạch thừng tinh là một loại bệnh lý mạch m.áu. Sự co giãn và ngoằn ngoèo bất thường của tĩnh mạch thừng tinh bên trong khiến m.áu không lưu thông thuận lợi. Ngoài việc gây đau đớn, khó chịu, tình trạng này còn làm tăng nhiệt độ ở bìu, kéo theo số lượng t.inh t.rùng thấp (oligospermia), từ đó có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.
“Liệu tôi có bị mất khả năng sinh sản không?”
Nghe bác sĩ giải thích, anh Lý không khỏi sợ hãi hỏi: “Thưa bác sĩ, liệu tôi có bị mất khả năng sinh sản không?”
Bác sĩ Trần an ủi anh: “Chừng nào vấn đề giãn tĩnh mạch thừng tinh được giải quyết sau khi phẫu thuật, chứng oligospermia sẽ bình phục” .
Cuối cùng, anh Lý đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ và chấp nhận phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh dưới kính hiển vi. Vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật, ông Lý đã được xuất viện. Sau khi uống thuốc bắc và tái khám 3 tháng sau, kết quả siêu âm màu hệ sinh sản và xét nghiệm t.inh d.ịch đồ của anh đã trở lại bình thường. Và vợ chồng anh còn vui mừng hơn khi bác sĩ nói rằng bây giờ anh ấy có thể cố gắng có thai tự nhiên.
Vậy, những nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Vọng Hào, tỉ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm 10% trong số nam thanh niên từ 15 đến 30 t.uổi.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong, làm suy giảm chức năng của t.inh h.oàn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tình trạng phổ biến, gặp 10-15% nam giới sau dậy thì và 40% trong số các bệnh nhân nam vô sinh.
Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện chưa được nghiên cứu nhiều, nên thường được xem là do tự phát. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của bệnh như: suy các van của hệ thống tĩnh mạch, tĩnh mạch tinh đổ sai chỗ vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng, tình trạng tăng áp lực ổ bụng do khối u vùng tiểu khung hay u sau phúc mạc.
Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có hoặc không rõ ràng
Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân đến khám vì vô sinh và tình cờ phát hiện bệnh khi thăm khám. Cơ chế gây vô sinh trong bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự tăng nhiệt độ ở bìu so với bình thường, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh, gây giảm chất lượng t.inh t.rùng thông qua việc giảm tính di động và biến đổi hình dạng của t.inh t.rùng.
Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh thường đối mặt với các triệu chứng như đau t.inh h.oàn, theo thời gian sẽ thấy rõ các búi tĩnh mạch giãn ở da bìu, được ví như một túi giun, t.inh h.oàn thường ở trạng thái sưng và phù nề. Triệu chứng đau trong giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có đặc điểm sau: (1)
– Đau thay đổi từ cảm giác khó chịu đến đau nhiều
– Đau tăng khi đứng hay khi gắng sức, nặng lên về cuối ngày.
– Đau giảm khi nằm ngửa…
Tiến sĩ Trần gợi ý: Nếu không thể nhìn thấy bìu cũng như không sờ thấy tĩnh mạch, hoặc không sưng và đau thì đó là chứng giãn tĩnh mạch nhẹ. Trường hợp này nếu xét nghiệm t.inh d.ịch đồ bình thường thì không cần phẫu thuật. Và một số bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ có thể được cải thiện bằng cách cải thiện thói quen sống, chẳng hạn như bỏ hút thuốc và uống rượu, tránh ngồi lâu, thức khuya và bổ sung các loại thuốc phù hợp.
Tuy nhiên, nếu phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh ở mức độ trung bình hoặc nặng sau khi siêu âm thì bạn nên lựa chọn phương án điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu có tình trạng sưng và đau lặp đi lặp lại lâu dài ở bìu, hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh và n.hiễm t.rùng huyết từ trung bình đến nặng, cần phải điều trị bằng phẫu thuật.
Nhiều mẹ lên mạng hỏi nên cho con tiêm cho vắc xin phế cầu của Anh hay Bỉ, thay vì chọn bừa thì các mẹ nên biết 2 loại này khác nhau thế nào?
Trước khi quyết định cho con tiêm loại vắc xin nào, bố mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ về loại vắc xin đó rồi mới đưa ra sự lựa chọn.
Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nguy hiểm như thế nào?
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) được biết đến là một loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm gây bệnh ở cả t.rẻ e.m và người lớn.
Vi khuẩn phế cầu thường trú ngụ trong hầu họng, có thể lây truyền qua đường hô hấp. Khi xâm nhập vào cơ thể, phế cầu khuẩn có thể gây ra những bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới t.ử v.ong như: Viêm màng não do phế cầu khuẩn, viêm phổi, n.hiễm t.rùng huyết, viêm tai giữa… Bên cạnh đó, phế cầu khuẩn còn có thể gây ra các bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như: Viêm xoang, các di chứng lâu dài như mù, điếc, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, đau đầu kéo dài…
Nguy hiểm hơn, phế cầu khuẩn còn kháng nhiều loại kháng sinh khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài.
Trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi là một trong những đối tượng có nguy cơ t.ử v.ong cao khi gặp di chứng nặng nề do phế cầu khuẩn. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh khi trẻ được 6 tuần t.uổi trở lên. (Ảnh minh họa)
T.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người cao t.uổi, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người mắc bệnh mãn tính như lao phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, tiểu đường… là những đối tượng có nguy cơ t.ử v.ong cao khi gặp di chứng nặng nề do phế cầu khuẩn.
Chính vì sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn nên việc tiêm vắc xin phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng để phòng bệnh một cách hữu hiệu nhất. Hiện tại, vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn chưa được triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bố mẹ có nhu cầu nên đưa con đến các trung tâm Tiêm chủng dịch vụ để tiêm vắc xin.
Tuy nhiên, khi đưa con đi tiêm vắc xin phế cầu, nhiều bậc phụ huynh lại phân vân trước hai sự lựa chọn là tiêm loại của Bỉ (Synflorix) hay của Anh (Prevenar 13) . Hai loại vắc xin này khác nhau ở điểm nào? Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tiêm cho con thay vì đưa ra lựa chọn bừa.
Sự khác nhau giữa vắc xin phế cầu Synflorix và Prevenar 13
Vắc xin Synflorix: Chứa 10 tuýp kháng nguyên phổ biến nhất của vi khuẩn phế cầu gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Khi tiêm vào cơ thể, vắc xin Synflorix sẽ kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể sinh ra kháng thể chống lại các tuýp phế cầu trên. Sau này, khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể sẵn có sẽ bảo vệ cơ thể, không gây bệnh.
Đối tượng tiêm : Chỉ định phòng ngừa phế cầu khuẩn cho t.rẻ e.m từ 6 tuần – 5 t.uổi.
Giá tham khảo : 1.045.000-1.254.000 đồng/mũi.
Vắc xin Prevenar 13: Chứa 13 tuýp kháng nguyên phổ biến nhất của vi khuẩn phế cầu gồm: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. Vắc xin Prevenar 13 kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo kháng thể chống lại những tuýp phế cầu kể trên, giúp ngăn ngừa các bệnh mà chúng có thể gây ra.
Đối tượng tiêm : Chỉ định phòng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ từ 6 tuần t.uổi trở lên, người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch và người cao t.uổi.
Giá tham khảo : 1.290.000-1.548.000 đồng/mũi.
Như vậy, về cơ bản vắc xin Synflorix và Prevenar 13 đều có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Tuy nhiên, hai loại vắc xin này có sự khác nhau ở đối tượng tiêm. Những trẻ đã quá t.uổi tiêm vắc xin Synflorix (trên 5 t.uổi) có thể tiêm vắc xin Prevenar 13.
Có thể tiêm xen kẽ hai loại vắc xin Synflorix và Prevenar 13 được không?
Không ít bậc phụ huynh gặp tình huống đang tiêm cho con vắc xin Synflorix nhưng đến mũi tiếp theo thì vắc xin tạm hết. Trong trường hợp này, có thể tiêm vắc xin Prevenar 13 thay thế được không? Câu trả lời được đưa ra là:
– Nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng với cùng một loại vắc xin Synflorix hoặc Prevenar 13.
– Trong trường hợp bất khả kháng có thể chuyển đổi vắc xin Synflorix và Prevenar 13 ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch trình tiêm chủng.
– T.rẻ e.m trước 6 t.uổi đã hoàn tất phác đồ tiêm vắc xin Synflorix trước đó có thể được tiêm 1 liều Prevenar 13 để kích thích sinh miễn dịch với 6 tuýp huyết thanh bổ sung. Mũi tiêm Prevenar 13 bổ sung cần được tiêm cách mũi Synflorix cuối cùng 8 tuần.