Đi giày cao gót hay mặc váy bó thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chi dưới nhưng ít người để ý.
Có thể tắc mạch và t.ử v.ong
Bà Nguyễn Thị Hoa, 60 t.uổi ở Quảng Ninh được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới (giãn tĩnh mạch chân) cách đây hơn 1 năm. Bác sĩ chỉ định bà cần dùng thuốc kết hợp đeo tất áp lực song bà Hoa chủ quan, không điều trị.
Gần đây, khi chân đau nhức khó chịu kèm theo l.ở l.oét bà mới đến Bệnh viện Việt Đức thăm khám lại. Bác sĩ kết luận bà bị giãn tĩnh mạch chân độ 3 gây biến chứng loạn dưỡng da, tạo thành các ổ loét sâu dưới chân.
ThS.BS Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch – Hô hấp, Bệnh viện Việt Đức cho biết, với trường hợp này điều trị cực kỳ khó khăn và nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.
BS Bình khám cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đang điều trị
BS Bình giải thích, ban đầu bệnh nhân chỉ bị suy giãn tĩnh mạch nông nhưng không điều trị nên huyết khối trôi vào tĩnh mạch sâu, từ đó gây tắc tĩnh mạch sâu. Những trường hợp này chống chỉ định tuyệt đối với đốt laser và không thể phẫu thuật bóc tĩnh mạch suy giãn.
Bệnh nhân nằm lại viện 3 tuần để điều trị dự phòng loét, dự phòng nhiễm khuẩn giúp liền sẹo, sau đó phải dùng thêm thuốc tăng trương lực mạch, đeo tất áp lực. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn, các biện pháp này ít tác dụng.
“Bệnh nhân sẽ phải đối mặt nguy cơ bị tái phát rất lớn, nếu hoại tử nặng có thể gây tắc mạch, lúc đó phải cắt cụt chân. Tuy nhiên nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị tắc hệ tĩnh mạch sâu, nếu cục m.áu đông theo dòng m.áu trôi về tim rồi lên phổi có thể gây tắc động mạch phổi và t.ử v.ong”, BS Bình cảnh báo.
Theo BS Bình, mỗi tháng khoa điều trị khoảng 50 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân, hầu hết đến viện khi đã ở cuối giai đoạn 2 và giai đoạn 3 khi nổi búi tĩnh mạch mạng nhện, phù chân, hình thành các ổ loét.
BS Bình cho biết, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng rối loạn lưu thông dòng m.áu tĩnh mạch về tim. Đây là bệnh phổ biến song chưa được người dân quan tâm phòng ngừa và điều trị.
Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ nên thường xuyên bị bỏ qua. Căn cứ theo triệu chứng, bệnh được chia làm 3 giai đoạn: Khởi đầu, tiến triển và giai đoạn nặng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có tê nhức khi ngồi nhiều tuy nhiên ngồi nghỉ lại hết. Một số trường hợp bị chuột rút về đêm, xuất hiện sao mạch nhỏ dưới bàn chân, cổ chân vào cuối ngày, sáng hôm sau ngủ dậy lại hết. Do các triệu chứng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua.
Giai đoạn tiến triển sẽ xuất hiện phù, đau nhức, nổi búi tĩnh mạch rõ dưới da. Khi sang giai đoạn cuối, bệnh nhân thường bị biến chứng huyết động, c.hảy m.áu do giãn vỡ tĩnh mạch, hình thành ổ loét trên da.
Tuy nhiên biến chứng nguy hiểm nhất ở giai đoạn muộn là tắc tĩnh mạch sâu gần hoặc xa, nếu điều trị không tốt, huyết khối tĩnh mạch theo dòng m.áu trôi về tim, lên phổi gây tắc bán phần hoặc tắc động mạch phổi nhánh lớn, có thể t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Hạn chế đi giày cao gót
Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở 40% ở dân số trưởng thành. Trong đó, nữ giới có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới từ 2-3 lần.
Đến nay, nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân được xác định có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ:
Thứ nhất, những công việc liên quan đến đứng lâu, ngồi quá nhiều như nhân viên ngân hàng, thợ dệt, may mặc, chế biến hải sản… hay gánh vác nặng. M.áu tụ quá lâu làm tăng áp lực hệ tĩnh mạch chi dưới, từ đó gây suy van, m.áu không dồn được về tim, tiếp tục tích tụ gây tê bì, loét, hình thành huyết khối.
Hình ảnh búi tĩnh mạch nổi rõ khi bệnh đã sang giai đoạn muộn
Thứ hai, công việc làm nhiều trong môi trường ẩm thấp làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Thứ ba, khoảng 70% phụ nữ có thai bị suy giãn tĩnh mạch chân do quá trình mang thai làm thay đổi nội tiết tố đột ngột, thai to gây chèn ép tĩnh mạch, cản trở dòng m.áu từ chân về tim, gây phù, giãn tĩnh mạch
Thứ tư, liên quan đến cách ăn mặc của phụ nữ, đặc biệt là thói quen đi giày cao gót, mặc váy bó quá thường xuyên cũng làm tăng áp lực cho mạch m.áu nhỏ vùng bàn chân, cản trở dòng m.áu về tim, dần dần gây suy giãn van tĩnh mạch
Thứ năm, những bệnh nhân béo phì, chế độ ăn ít chất xơ, ít vận động, trọng lượng cơ thể lớn.
Ngoài ra còn do lão hoá, t.uổi càng cao càng nhiều bệnh, trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân. Một số ít trường hợp bị thiểu sản hệ thống tĩnh mạch bẩm sinh.
BS Bình nhấn mạnh, ở giai đoạn sớm, suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm và có thể kiểm soát nếu đến gặp bác sĩ sớm. Khi đó bệnh nhân chỉ cần đeo tất áp lực, dùng thuốc bôi, thuốc tăng trương lực mạch.
Đáng tiếc, tỉ lệ bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch ở Việt Nam đến viện ở giai đoạn đầu rất ít.
Đa phần các trường hợp đi khám bệnh khi thấy giãn các tĩnh mạch mạng nhện nhiều, nổi các búi tĩnh mạch nông dưới da ngoằn ngoèo thậm chí phù chân, biến đổi sắc tố da, loét hoặc đau mỏi nặng dẫn đến điều trị lâu dài, tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp nặng nhất đến viện khi tĩnh mạch đã giãn to 1-2 cm.
Ở giai giữa, bệnh nhân có thể laser nhưng ở giai đoạn muộn sẽ phải tiêm chất xơ vào tĩnh mạch giúp hình thành cục m.áu đông để tĩnh mạch tắc hoàn toàn. Phương pháp này rẻ nhưng có tỉ lệ tái phát cao, đặc biệt tĩnh mạch giãn lớn hơn 3 mm. Nếu nhân viên y tế không có kinh nghiệm, tiêm xơ nhầm vào động mạch có thể gây tắc động mạch.
Khi điều trị nội khoa không thể đáp ứng, bệnh nhân sẽ phải can thiệp phẫu thuật để bóc toàn bộ tĩnh mạch dưới và tĩnh mạch xiên. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không thể phẫu thuật như trường hợp bệnh nhân Hoa nói trên.
Do đó, BS Bình khuyến cáo, người dân cần đi khám ngay khi có những triệu chứng ở giai đoạn đầu như mỏi nhức chân khi giữ một tư thế lâu và đi tầm soát khi có 5 yếu tố nguy cơ nói trên.
Để dự phòng bệnh, BS Bình khuyên người dân tăng cường chất xơ trong chế độ ăn, tránh táo bón, vì dặn nhiều khi đi vệ sinh gây áp lực rất lớn đến tĩnh mạch chi dưới; duy trì uống ít nhất 2 lít nước/ngày; tư thế ngồi đúng, không ngồi vắt chéo chân, để đùi được giải phóng. Nếu công việc gò bó, cần thay đổi tư thế thường xuyên.
Thay đổi thói quen ăn mặc, mặc đồ thoáng hơn, không đi giày cao gót. Buổi tối khi đi ngủ, kê chân cao hơn so với mặt giường để m.áu dễ dàng về tim.
Ngoài ra hàng ngày người dân có thể áp dụng bài xoay tròn gót chân, nhón gót chân, bài tập mũi bàn chân, giơ chân.
Trường hợp bị suy giãn tĩnh nhẹ, khi vận động thể thao nên tránh các môn thay đổi nhanh như cầu lông, bóng đá, thay vào đó là bơi lội, đi bộ, đạp xe.
BS Bình lưu ý thêm, khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, tránh ngâm chân bằng nước ấm, thậm chí không nên nước nóng, tắm nóng vì khiến mạch dễ bị giãn to hơn.
Để giúp người dân chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và cách điều trị, từ sáng 28/11, Bệnh viện Việt Đức sẽ khám, tư vấn và siêu âm tĩnh mạch miễn phí bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho người dân tại tầng 2 nhà C4.
Tại sao bạn nên kẹp gối ở giữa hai chân khi ngủ?
Nhiều người không biết rằng, đi ngủ với một chiếc gối kẹp giữa hai chân sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.
Cải thiện lưu thông m.áu: Kẹp gối ở giữa hai chân khi ngủ sẽ giúp cải thiện lưu thông m.áu trong cơ thể, giảm áp lực lên tĩnh mạch và giúp các cơ quan bên trong hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, thói quen này cũng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch.
Ngăn ngừa ngủ ngáy: Theo các chuyên gia, ngủ nghiêng sang bên trái là tư thế tốt nhất nếu bạn mắc chứng ngủ ngáy. Tuy nhiên, ngủ nghiêng có thể gây áp lực lên hông của bạn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên kẹp một chiếc gối ở giữa hai chân khi ngủ để hông được thư giãn.
Giảm áp lực lên đầu gối: Nếu cơn đau đầu gối làm bạn thường xuyên phải thức đêm thì đã đến lúc cần phải đi ngủ với một chiếc gối kẹp giữa 2 chân. Một số nghiên cứu có chứng minh rằng, tư thế ngủ này giúp đầu gối bạn được thư giãn, từ đó giảm được đau đớn. Việc bạn cần làm là kẹp gối vào giữa 2 chân khi nằm nghiêng hoặc kê gối bên dưới đầu gối khi nằm thẳng.
Giúp ngủ đúng tư thế: Ngủ không đúng tư thế sẽ gây đau lưng, hông và khớp. Tuy nhiên, việc kẹp 1 chiếc gối giữa 2 chân sẽ giúp bạn giảm áp lực lên lưng dưới và cột sống. Thói quen này cũng giúp giữ cơ thể ở tư thế ngủ tốt nhất.