Đau vai gáy cấp do lạnh: Phòng và điều trị theo y học cổ truyền

Chỉ trong 2 tuần, Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận và khám hơn 80 trường hợp bệnh nhân có đau vùng cổ gáy cần được chăm sóc y tế.

dau vai gay cap do lanh phong va dieu tri theo y hoc co truyen 8ce 5383563

Hình minh họa.

Đau vai gáy cấp (Vẹo cổ cấp) theo y học cổ truyền bệnh danh là Lạc chẩm. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi gặp lạnh (gió quạt, hay điều hòa nhiệt độ thấp…), hay gặp ở độ t.uổi trẻ, điều trị có thể khỏi sau vài ngày nhưng rất dễ tái phát.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là do tà khí là phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) xâm nhập vào cân, cơ, kinh lạc gây nên tình trạng khí trệ huyết ứ với các biểu biện đau co cứng vùng cổ gáy, hạn chế vận động các động tác khi cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu…

Triệu chứng đau vai gáy cấp

– Đau vùng cổ vai gáy thường một bên gây tình trạng mất cân đối đầu so với trục của thân (vẹo cổ). Cũng có trường hợp đau cả hai bên cổ gáy.

– Tình trạng đau tại chỗ hoặc có thể lan lên đầu, ra vai, cánh tay.

– Hạn chế động tác của cột sống cổ như: cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu.

– Co cứng cơ vùng cột sống cổ 1 bên hoặc 2 bên, ấn có thể thấy điểm đau.

– Toàn thân mệt mỏi, không có sốt.

Do đó, cần đi khám khi xuất hiện đau nghiêm trọng và không cải thiện khi nghỉ ngơi. Đau và hạn chế vận động cổ gáy ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân và lao động sản xuất.

Điều trị theo y học cổ truyền

Thể bệnh: Phong hàn.

Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn ôn thông kinh lạc.

Điều trị cụ thể: Thời gian điều trị tùy thuộc nhiều yếu tố như: t.uổi mắc, thời gian mắc, phương pháp điều trị… tuy nhiên, đối với đau cổ gáy do lạnh thông thường là từ 5 – 10 ngày.

Điều trị không dùng thuốc:

– Điện châm/hào châm: liệu trình ngày một lần.

– Xoa bóp bấm huyệt: liệu trình ngày một lần.

– Giác hơi: mỗi lần 10 – 15 ống giác cho vùng huyệt vai gáy.

– Thủy châm: tùy theo chỉ định của thuốc thủy châm, mỗi lần thủy châm 2 – 3 huyệt như Phong môn, Đại trữ.

– Cứu: liệu trình ngày 1 – 2 lần các huyệt Phong trì, Phong môn.

– Công thức huyệt: Phong trì, Phong môn, Đại trữ, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Lạc chẩm, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, A thị huyệt.

Dùng thuốc y học cổ truyền:

– Thuốc thang sắc uống dùng bài “Quyên tý thang” gia giảm, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Cụ thể: Khương hoạt 9g, Tang chi 30g, Đương quy 12g, Tần giao 9g, Quế chi 8g, Bắc mộc hương 6g, Xuyên khung 12g, Đại táo 12g, Phòng phong 12g, Trích thảo 12g, Nhũ hương 6g, Sinh khương 4g.

Gia giảm:

– Có thoái hóa cột sống cổ gia: Cẩu tích 12g, Đỗ trọng 9g, Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 12g.

– Mệt mỏi, huyết áp trong giới hạn bình thường, gia thêm Hoàng kỳ 16g.

– Đau lan lên đầu, chóng mặt, huyết áp trong giới hạn bình thường, không buồn nôn, không nôn, gia thêm Đào nhân 12g, Hồng hoa 6g để tăng cường hoạt huyết.

– Đắp thuốc Y học cổ truyền: ngải cứu, các vị thuốc bào chế dạng cao (chứa nhiều thành phần: Quế, Hồi, Kê huyết đằng, Tô mộc,…).

Phối hợp các phương pháp của vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại, Paraphin, sóng ngắn, siêu âm trị liệu (tùy khả năng của từng cơ sở y tế).

Phòng bệnh đau vai gáy cấp do lạnh

– Tập thể dục: tập các tư thế đúng cho cột sống cổ và cần được duy trì thường xuyên.

– Không hút thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ tiến triển các bệnh mạch m.áu nhỏ, không tốt cho phần đĩa đệm giữa các đốt sống cổ.

– Lưu ý các tư thế: Tư thế ngồi; Mang vác vật nặng đúng cách; Tư thế nằm ngủ.

– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, D, E…

– Nhận thức hành vi: khuyến khích người bệnh có thái độ, suy nghĩ tích cực, duy trì thư giãn.

– Tránh gió lạnh, tránh ăn các thực phẩm gây co cứng cơ như tôm, thịt bò.

– Tự xoa bóp bấm huyệt các huyệt Phong trì, Phong môn, giáp tích C2-C7, Đại trữ, Lạc chẩm, A thị huyệt động tác chủ yếu bấm, bóp, đ.ấm.

Đưa kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản vào điều trị trào ngược dạ dày

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đang ngày một tăng lên tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc chẩn đoán chính xác bệnh lý này vẫn còn một số thách thức đặc biệt là trong các trường hợp triệu chứng không điển hình hoặc không đáp ứng với điều trị.

dua ky thuat do dien the niem mac thuc quan vao dieu tri trao nguoc da day a3d 5383193

Hiện nay, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán GERD là kỹ thuật đo pH-trở kháng 24 giờ. Tuy nhiên, việc triển khai kỹ thuật này có một số điểm không thuận lợi như yêu cầu máy móc hiện đại, nhân viên cần phải được đào tạo chuyên sâu, giá thành cao và bệnh nhân phải đeo máy trong vòng 24 giờ. Vì vậy, cần có thêm các công cụ mới giúp hỗ trợ chẩn đoán GERD nhanh hơn. Một trong các công cụ đó là kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản.

Kỹ thuât đo điện thế niêm mạc thực quản được dựa trên nguyên lý niêm mạc thay đổi tính dẫn điện khi tính thấm niêm mạc thay đổi. Trên thế giới, một số nghiên cứu đã ghi nhận có sự thay đổi của các liên kết giữa các tế bào niêm mạc thực quản, từ đó làm tăng tính thấm niêm mạc ở những người bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Vì vậy, các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết là việc đ.ánh giá tính thấm của niêm mạc thông qua điện thế niêm mạc có thể là công cụ hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản được tiến hành ngay trong quá trình nội soi đường tiêu hóa trên, sau khi bác sĩ nội soi đã đ.ánh giá xong các tổn thương ở thực quản, dạ dày và tá tràng. Một catheter có điện cực ở đầu sẽ được đưa qua dây nội soi và tiếp xúc với bề mặt niêm mạc, từ đó đ.ánh giá khả năng dẫn điện (điện thế niêm mạc) của niêm mạc bệnh nhân.

Theo GS, TS Đào Văn Long – nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật, trên thế giới, kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản bắt đầu được ứng dụng và đã có các kết quả bước đầu khả quan trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, nóng rát chức năng, khó tiêu chức năng, viêm loét đại trực tràng xuất huyết…

Tại Việt Nam, kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản là một kỹ thuật tương đối mới. Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật đã bắt đầy triển khai kỹ thuật này từ tháng 5-2020. Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu trên 39 bệnh nhân nội soi đường tiêu hóa trên, được chia làm hai nhóm là có triệu chứng trào ngược điển hình và không có triệu chứng trào ngược.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân có tổn thương trào ngược trên nội soi, giá trị điện thế niêm mạc ở cả hai vị trí thực quản trên đường Z 5cm và 15cm cao hơn rất nhiều so với những bệnh nhân không có viêm thực quản trào ngược và người khỏe mạnh. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Matsumura và cộng sự tiến hành trên 120 bệnh nhân ở Bệnh viện Chiba, Nhật Bản.

Khi phân tầng bệnh nhân dựa vào triệu chứng trào ngược (đ.ánh giá bằng thang điểm GERD-Q) và tổn thương viêm thực quản trên nội soi cũng cho thấy sự khác biệt của điện thế niêm mạc ở cả hai vị trí. Như vậy, tổn thương trào ngược trên nội soi có liên quan đến điện thế niêm mạc ở cả đoạn thực quản trên đường Z 5cm và 15cm.
Mặc dù nghiên cứu chỉ mới ở bước đầu, tuy nhiên cũng đã ghi nhận được kết quả khả quan. Trong thời gian tới, Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật sẽ tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản để đưa vào triển khai rộng rãi.

Song song với đó, viện cũng đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu kết quả đo điện thế với kết quả đo pH-trở kháng 24 giờ, pep-test và mô bệnh học để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thăm khám và điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản tại Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *