Covid-19: WHO kêu gọi “xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm”

Sáng 17-3, Sở Y tế TP HCM dẫn một thông điệp khẩn cấp mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia tăng cường làm xét nghiệm cho tất cả trường hợp nghi ngờ nhiễm virus gây bệnh Covid-19.

WHO xác định “xương sống” của phản ứng khẩn cấp đối với đại dịch Covi-19 chính là xét nghiệm, cách ly và theo dõi tiếp xúc. Thế giới đã chứng kiến sự leo thang nhanh chóng của các trường hợp mắc Covid-19. Nhiều trường hợp mắc và t.ử v.ong hiện nay đã được báo cáo ở phần còn lại của thế giới bên ngoài Trung Quốc.

covid19 who keu goi xet nghiem xet nghiem va xet nghiem c42 4765555

Thông điệp mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới trong cuộc chiến dập dịch Covid-19 đó chính là “Xét nghiệm”

“Chúng tôi đã chứng kiến sự leo thang nhanh chóng trong các biện pháp ứng phó với đại dịch như giữ khoảng cách xã hội, đóng cửa trường học, hủy bỏ các sự kiện thể thao và các cuộc tụ họp đông người khác. Nhưng chúng tôi chưa thấy sự leo thang đủ khẩn cấp trong xét nghiệm, cách ly và theo dõi tiếp xúc – đây chính là xương sống của phản ứng với đại dịch” – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, phát biểu khai mạc buổi họp báo về Covid-19 tại trụ sở của WHO ngày 16-3.

Theo WHO, các biện pháp tạo khoảng cách xã hội có thể giúp làm giảm sự lây truyền và cho phép các hệ thống y tế đối phó. Rửa tay và ho vào khuỷu tay của bạn có thể làm giảm nguy cơ cho chính bạn và người khác. Nhưng nếu mỗi quốc gia phản ứng theo cách riêng của mình thì không đủ để dập tắt được đại dịch này. Nó đòi hỏi sự kết hợp để tạo nên sự khác biệt, tất cả các quốc gia cần phải có cách tiếp cận toàn diện.

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mọi người không bị nhiễm bệnh và tăng hiệu quả cứu sống là phải phá vỡ được chuỗi lây truyền mầm bệnh. Để làm được điều này, phải làm xét nghiệm và cách ly. Chúng ta không thể chiến đấu với một ngọn lửa khi bị bịt mắt. Và, chúng ta không thể ngăn chặn đại dịch này nếu không biết ai bị nhiễm bệnh. WHO có một thông điệp đơn giản gửi đến tất cả các quốc gia: Xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm. Phải làm xét nghiệm kiểm tra mọi trường hợp nghi ngờ.

Hiện nay, số lượng thuốc thử xét nghiệm được sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu trên toàn cầu. WHO đã chuyển gần 1,5 triệu mẫu xét nghiệm đến 120 quốc gia. WHO làm việc với các công ty sản xuất mẫu xét nghiệm để tăng tính sẵn sàng cho các chỉ định xét nghiệm cần thiết.

“Một lần nữa, thông điệp chính của chúng tôi là: xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng. Dù các bằng chứng mà chúng tôi đưa ra cho thấy những người trên 60 t.uổi là những người có nguy cơ cao nhất, song cũng đã có những người trẻ t.uổi, bao gồm cả t.rẻ e.m, đã c.hết vì căn bệnh này” – Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh.

Nguyễn Thạnh (nld.com.vn)

Xà phòng t.iêu d.iệt virus gây bệnh COVID-19 bằng cách nào?

Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus, giống như việc rút một lá bài của một tòa nhà xếp bằng những lá bài. Điều này sẽ làm cả tòa nhà bị đổ sập.

xa phong tieu diet virus gay benh covid19 bang cach nao b34 4762699

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay với xà phòng để ngừa COVID-19 – Ảnh: REUTERS

Cơ chế diệt các loại virus và vi khuẩn của xà phòng thông dụng

Từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, các cơ quan chuyên môn về y tế quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã lập tức đưa ra khuyến nghị là mọi người nên rửa tay với xà phòng và nước để ngăn ngừa bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Thời gian rửa tay phải ít nhất là 20 giây và phải rửa đúng cách: toàn bộ mặt trên và dưới bàn tay, các kẽ móng, kẽ ngón tay.

Vậy, xà phòng loại thông thường có tác dụng như thế nào trong việc t.iêu d.iệt các loại virus, trong đó có SARS-CoV-2?

Giáo sư Palli Thordarson ở Đại học New South Wales (Úc) đã giải thích về sự hữu hiệu của xà phòng thông thường trong việc “bất hoạt” (inactive) virus.

Từ “bất hoạt” đang được y giới sử dụng rộng rải để chỉ sự vô hiệu hóa hoạt động của virus. Lý do là đa số không xem virus là một sinh vật có sự sống hoàn chỉnh, vì virus không có khả năng tự sinh sản và hấp thụ năng lượng để sống sót (virus phải có vật chủ mới có thể duy trì sự tồn tại của nó).

Giáo sư Thordarson giải thích về cơ chế hoạt động của xà phòng trong việc bất hoạt virus SARS-CoV-2 như sau:

Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus, giống như việc rút một lá bài của một tòa nhà xếp bằng những lá bài. Điều này sẽ làm cả tòa nhà bị đổ sập.

Cấu tạo của virus SARS-CoV-2 gồm những phân tử chất béo lipid, protein và RNA. Trong đó, mắt xích yếu nhất là các phân tử chất béo, đây là lớp vỏ bọc bảo vệ của con virus, vừa hỗ trợ sự xâm nhập của virus vào các tế bào cơ thể.

Khi dùng xà phòng và nước rửa tay, vì xà phòng có chứa các thành phần phân tử giống chất béo gọi là chất “lưỡng phần” (amphiphile). Chất lưỡng phần có cấu trúc tương tự như chất béo lipid của virus, và sẽ “cạnh tranh” với các các lipid của virus.

Song song đó, chất này còn có tác dụng “hòa tan” các liên kết phi hóa trị (non-covalent bond) của virus, các liên kết này chính là “chất keo” giúp liên kết các thành phần phân tử lipid, protein và RNA của virus. Nhờ vậy, phân tử xà phòng sẽ đẩy virus bong tróc khỏi bề mặt da tay và bị sụp đổ cấu trúc, làm con virus bị t.iêu d.iệt.

Giáo sư Thordarson và một số đồng sự cũng nhận xét rằng giải pháp dùng xà phòng và nước để rửa tay tốt hơn so với nước rửa tay khô (hand sanitizer) và cồn y tế. Lý do là nếu dùng các loại sau nếu trong thời gian quá ngắn sẽ không có tác dụng diệt sạch các loại virus như rửa tay bằng xà phòng và nước trong thời gian 20 giây.

Xà phòng diệt khuẩn (Antibacterial soap)

Trước nay, các hãng sản xuất hóa mỹ phẩm quốc tế thường rầm rộ quảng cáo rằng xà phòng diệt khuẩn là có thể diệt các loại vi khuẩn gây hại sức khỏe lây truyền qua da…

Nhưng cách đây gần 4 năm, ngày 2-9-2016, Cơ quan Quản lý thực – dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành lệnh cấm lưu hành một số lớn loại xà phòng diệt khuẩn trên thị trường Mỹ, với lý do các nhà sản xuất không chứng minh được những sản phẩm này an toàn và có hiệu quả hơn các loại xà phòng thông thường khác.

FDA tuyên bố một số loại xà phòng diệt khuẩn chẳng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của người tiêu dùng, mà ngược lại.

Quy định này của FDA áp dụng cho các loại xà phòng có chứa chất triclocarban thường gặp trong xà phòng dạng bánh và triclosan thường gặp trong xà phòng dạng lỏng.

Một nghiên cứu của Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy chất triclosan làm biến đổi các microbiome ở đường ruột con người và sự nhiễm tricolsan có thể gây tổn thương cho bào thai đang trong thời kỳ phát triển. Các nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2016 cho thấy lạm dụng xà phòng diệt khuẩn có thể làm tăng đề kháng với thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn.

Tiến sĩ Patrick McNamara thuộc Đại học Marquette (Mỹ), người đã thực hiện nhiều nghiên cứu về xà phòng kháng khuẩn, cho biết: “Nước thải sinh hoạt có lẫn triclosan hoặc triclocarban khi thải ra ngoài môi trường sẽ làm cho các loài vi khuẩn chẳng những không bị t.iêu d.iệt mà còn giúp chúng tăng sức đề kháng với các loại kháng sinh”.

Một nghiên cứu trước đó vào năm 2015 kết luận rằng các thành phần công thức có trong các loại xà phòng diệt khuẩn cũng không mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao hơn so với xà phòng thông thường.

Theo FDA, 93% số xà phòng dạng lỏng có ghi nhãn là “kháng khuẩn” (antibacterial” hoặc “antimicrobial”) hiện đã được loại dần chất triclosan ra khỏi thành phần của chúng.

Một số nước trong khối EU đã cấm dùng triclosan, nhưng chất này vẫn còn được sử dụng rất phổ biến trong kem đ.ánh răng vì được cho rằng rất hiệu quả để phòng các bệnh về nướu.

(Nguồn: CNN, THEGUARDIAN, FUTURISM)

ĐỒNG LỘC (tuoitre.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *