Trứng là một món ăn sáng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy ăn quá nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tác dụng ít biết về ‘bữa ăn cho kẻ thù’Vì sao người thừa cân, dễ mắc bệnh ung thư?Béo phì làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do COVID-19
Được thực hiện với sự hợp tác của Đại học Y Trung Quốc và Đại học Qatar, đây là nghiên cứu đầu tiên đ.ánh giá mức tiêu thụ trứng ở một lượng lớn người lớn Trung Quốc từ năm 1991 tới năm 2009.
Kết quả cho thấy những người thường xuyên tiêu thụ nhiều hơn một quả trứng mỗi ngày (tương đương 50 gram) sẽ tăng 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Trung Quốc hiện đã vượt quá 11% – cao hơn mức trung bình toàn cầu là 8,5%, căn bệnh hiện đại này đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
Tác động kinh tế của bệnh tiểu đường cũng rất đáng kể, vốn chiếm 10% chi phí y tế toàn cầu (760 tỷ USD). Tại Trung Quốc, chi phí liên quan đến bệnh tiểu đường đã vượt quá 109 tỷ USD.
Nhà dịch tễ học và chuyên gia sức khỏe cộng đồng Ming Li, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết sự gia tăng của bệnh nhân mắc tiểu đường đang là mối bận tâm ngày càng tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc, khi người dân nước này đang dần thay đổi chế độ ăn để phù hợp với cuộc sống bận rộn.
“Chế độ ăn uống là một yếu tố đã biết và có thể điều chỉnh góp phần làm khởi phát bệnh tiểu đường Loại 2, vì vậy việc hiểu rõ phạm vi các yếu tố chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng của căn bệnh này là rất quan trọng”, tiến sĩ Li chỉ ra. “Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã trải qua một quá trình chuyển đổi dinh dưỡng đáng kể khiến nhiều người chuyển từ chế độ ăn uống truyền thống bao gồm ngũ cốc và rau quả sang chế độ ăn chế biến nhiều hơn bao gồm nhiều thịt, đồ ăn nhẹ và thực phẩm giàu năng lượng”.
Đồng thời, lượng trứng tiêu thụ cũng tăng đều đặn, số người ăn trứng ở Trung Quốc tăng gần gấp đôi trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2009.
Dù mối liên hệ giữa trứng và bệnh tiểu đường vẫn còn là đề tài gây tranh cãi, nhưng nghiên cứu này nhằm đ.ánh giá việc tiêu thụ trứng trong thời gian dài của người Trung Quốc và nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường của họ.
“Những gì chúng tôi phát hiện đó là việc tiêu thụ nhiều trứng trong thời gian dài (hơn 38 gram mỗi ngày) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người lớn Trung Quốc lên khoảng 25%. Hơn nữa, những người trưởng thành thường xuyên ăn nhiều trứng (trên 50 gam, hoặc tương đương với một quả trứng, mỗi ngày) có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên 60%”, theo nhóm nghiên cứu.
Tiến sĩ Li nói rằng mặc dù những kết quả này cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều trứng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người lớn Trung Quốc, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.
“Để đ.ánh bại bệnh tiểu đường, cần có một cách tiếp cận từ nhiều phía không chỉ bao gồm nghiên cứu mà còn phải có một bộ hướng dẫn rõ ràng để giúp cung cấp thông tin và hướng dẫn cho công chúng. Nghiên cứu này là một bước hướng tới mục tiêu dài hạn đó”, nhóm nghiên cứu chỉ ra.
Trị tiểu đường bằng y học cổ truyền
Shao Changchun, bác sĩ, thành lập một bệnh viện y học cổ truyền tại Bắc Kinh ba năm qua chuyên nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Bác sĩ Shao tin rằng bệnh này có thể chữa được bằng y học cổ truyền.
Sử dụng Trung y, phục hồi tuyến tụy
Trong khi y học phương Tây coi tiểu đường là một bệnh nan y, người bệnh có thể phải tiêm insulin lâu dài và sử dụng các loại thuốc Tây y khác để kiểm soát bệnh, thì bác sĩ Shao Changchun lại có quan điểm khác. Năm nay 55 t.uổi, bác sĩ Shao đã thăm khám và chữa cho nhiều người bệnh. Ông tập trung vào các bài thuốc giúp phục hồi tuyến tụy.
Bác sĩ Shao cho rằng hầu hết các bệnh viện hiện nay đều sử dụng Tây y, hoặc kết hợp Tây y và Trung y để điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, theo phương pháp của ông, bệnh viện sẽ chỉ sử dụng Trung y để chữa bệnh.
“Bệnh viện của chúng tôi chỉ điều trị bệnh tiểu đường type 2, vì bệnh tiểu đường type 1 có nghĩa là tuyến tụy đã bị hư hỏng. Người bệnh cần phải được tiêm insulin thường xuyên”, bác sĩ Shao nói.
Mặc dù hiện nay có các công cụ chẩn đoán tiên tiến, song bác sĩ Shao cho rằng không dễ để phân biệt giữa bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Trong trường hợp type 1, các tế bào của tuyến tụy bị suy giảm chức năng nghiêm trọng, ngừng sản xuất insulin để điều chỉnh lượng đường trong m.áu cho cơ thể. Trong khi ở bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin nhưng tuyến tụy vẫn có khả năng phục hồi.
Bác sĩ Shao cho biết khi chẩn đoán một bệnh nhân nặng, một số bác sĩ cho rằng đó là tiểu đường type 1 nhưng thực tế có thể không phải. Hầu hết trường hợp chẩn đoán nhầm đều liên quan đến thanh thiếu niên, đặc biệt là t.rẻ e.m, vì họ có các triệu chứng nghiêm trọng khác khi đi khám bệnh, ví dụ như nhiễm toan xeton, một biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong m.áu.
Có trường hợp một bệnh viện hàng đầu đã chẩn đoán một thiếu niên mắc tiểu đường type 1. Cậu được tiêm insulin từ năm 13 t.uổi và bắt đầu gặp các vấn đề về phát triển ở t.uổi 19 do tác dụng phụ của việc tiêm insulin. Sau khi được bác sĩ Shao điều trị, bệnh nhân này đã tiến triển tốt và theo ông đã được chữa khỏi. Chính từ trường hợp này mà nhiều người đã ủng hộ bác sĩ thành lập bệnh viện chữa trị tiểu đường type 2 bằng y học cổ truyền.
Shao Changchun, bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Theo bác sĩ Shao, Tây y chỉ làm giảm lượng đường trong m.áu bằng cách phân giải đường trong m.áu tạm thời. Nó không giúp điều trị tận gốc bằng cách khôi phục chức năng tuyến tụy. Vì vậy, phương pháp của bác sĩ Shao sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc với cách tiếp cận tổng thể, bắt đầu từ nguyên nhân, khi điều trị bệnh tiểu đường.
Các bài thuốc của ông sẽ cố gắng giúp người bệnh tái tạo tuyến tụy. Bên cạnh thuốc Trung y, phương pháp điều trị cũng bao gồm các biện pháp khác như châm cứu hoặc sử dụng các miếng dán thuốc cho vùng da phía trên huyệt và làm nóng để tăng khả năng hấp thụ thuốc. Sau khi chữa trị theo Trung y, người bệnh có thể ngừng dùng thuốc Tây trong vòng một tháng và sau đó sẽ có tiến triển tốt.
Cần đ.ánh giá thêm
Các nghiên cứu cho thấy tuyến tụy có thể được phục hồi. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell năm 2017 cho thấy những con chuột thực hiện chế độ ăn kiêng đã được chứng minh là có thể tái tạo tuyến tụy. Các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm liên quan đến các mẫu tế bào của con người cũng đã cho thấy khả năng tương tự.
Theo y học Trung Quốc, nguyên nhân của bệnh tiểu đường là từ sự ẩm ướt và nhiệt. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh cảm thấy có vị đắng trong miệng, khô và đau họng, đau răng, hôi miệng và nước tiểu sủi bọt có mùi nặng. Bác sĩ Shao nói: “Nguyên nhân gây ra nhiệt có thể là do ăn nhiều khiến bụng quá nóng, hoặc tức giận khiến gan quá nóng, hoặc lo lắng khiến tim quá nóng”.
Để điều trị tuyến tụy, y học cổ truyền Trung Quốc loại bỏ nhiệt và ẩm trong một quá trình kéo dài khoảng sáu tháng. Những người có nhiều biến chứng hơn có thể cần thêm thời gian. Theo kinh nghiệm của bác sĩ Shao, bệnh nhân bị tiểu đường càng lâu thì khả năng hồi phục càng nhanh.
Vì người bệnh đã phải uống thuốc và chịu đựng trong một thời gian dài, sẽ tự giác tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập sức khỏe, kiểm soát cảm xúc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Bệnh nhân được khuyên nên ở lại bệnh viện ít nhất một tuần để học cách ăn uống, vệ sinh và luyện tập.
Mặc dù vậy, một số ý kiến trong giới y học hoài nghi cho rằng cần phải nghiên cứu thêm về phương pháp này. Ji Linong, một nhà nội tiết học của Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, nói với trang web y tế Baidu Medical rằng cần đ.ánh giá thêm về việc y học cổ truyền Trung Quốc có thể chữa bệnh tiểu đường type 2.
Theo bác sĩ Ji, có bằng chứng lâm sàng cho thấy việc sử dụng thuốc Trung y có thể kiểm soát mức đường huyết của bệnh nhân type 2 và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, liệu việc điều trị bằng Trung y có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường mạn tính hay không thì cần được nghiên cứu và đ.ánh giá thêm.
Đối với bác sĩ Shao, ông tỏ ra tự tin khi cho biết gần một nửa trong số các bệnh nhân mà ông gặp đã có tiến triển tốt khi chữa bệnh tiểu đường bằng Trung y. Bác sĩ Shao cho biết kế hoạch của ông là phát triển một bệnh viện đa khoa chuyên về bệnh tiểu đường. “Bản thân bệnh tiểu đường không đáng sợ. Điều đáng sợ là những biến chứng của nó. Chúng tôi muốn tuyển dụng các bác sĩ chuyên môn để điều hành các phòng ban khác nhau phục vụ chữa trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chúng sẽ bao gồm da liễu, nhãn khoa và tim mạch”, bác sĩ Shao nói.