Quai bị là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường hô hấp và thường gặp ở trẻ nhỏ. Khởi đầu triệu chứng quai bị không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau người, kém ăn.
Vì vậy, người bệnh có thể nhầm lẫn một với số bệnh khác.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở t.rẻ e.m. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Bệnh được gây ra bởi một loại virus có tên là paramyxovirus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể
Nguyên nhân bị quai bị
– Gây ra bởi một loại virus paramyxovirus.
– Lây từ trẻ bị bệnh sang trẻ khác thông qua tiếp xúc trực tiếp dịch tiết từ mũi và cổ họng.
– Các giọt bị nhiễm trong không khí từ hắt hơi hoặc trò chuyện khi bé hút vào cũng có thể gây nhiễm bệnh.
Triệu chứng quai bị ở t.rẻ e.m
Cách nhận biết bệnh quai bị ở trẻ có thể ở mỗi em một khác. Một số dấu hiệu chung là sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày; Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh. Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.
1. Trong giai đoạn đầu của bệnh
– Sốt
– Đau đầu
– Chán ăn
– Cảm thấy không khỏe
Ban đầu khi mắc quai bị, bé có thể sẽ cảm thấy đau đầu.
2. Trong vòng 24 giờ khi xuất hiện các triệu chứng trên
– Đau tai hoặc đau vùng mặt.
– Bé sẽ cảm thấy đau hơn khi nhai, đặc biệt với những thực phẩm gây tăng sản xuất nước bọt.
Sau đó, trẻ sẽ đau tai hoặc đau vùng mặt.
3. Trong 24 giờ tiếp theo
– Sưng một trong những tuyến nước bọt nằm ở gần bên tai. Điều này làm cho má của bé bị sưng
– Một vài trẻ có thể bị sưng hai tuyến nước bọt khác, nằm dưới lưỡi và cằm. Trường hợp này ít gặp hơn.
Tuyến nước bọt của trẻ sẽ bị sưng lên.
Bệnh quai bị có nguy hiểm không?
Trường hợp nặng có thể dẫn đến teo t.inh h.oàn và làm số lượng t.inh t.rùng giảm đáng kể gây vô sinh. Đối với nữ giới, quai bị có thể gây viêm buồng trứng.
– Bị điếc: việc mắc bệnh lúc còn nhỏ có thể làm trẻ bị điếc. Tỷ lệ của biến chứng này là 1/200.000 trẻ bị quai bị.
– Viêm màng não: mặc dù các biến chứng thần kinh thường gặp nhiều hơn ở người lớn nhưng vẫn có thể xảy ra ở t.rẻ e.m. Khi trẻ mắc quai bị, hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Điều này làm gia tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não.
Quai bị có thể gây viêm màng não rất nguy hiểm
– Viêm t.inh h.oàn: 4 trong số 10 b.é t.rai có thể bị biến chứng này sau quai bị. Tuy nhiên, bệnh này thường phổ biến sau t.uổi dậy thì và có thể gây đau trong một vài tuần. Dù vậy thì viêm t.inh h.oàn nhẹ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Cách chữa trị bệnh quai bị ở t.rẻ e.m:
– Khi bị quai bị, trẻ thường bị sốt. Để hạ sốt cho trẻ thì cha mẹ dùng khăn ấm lau qua người cho bé.
– Dùng khăn ấm áp vào bên má bị đau cho trẻ.
– Nên cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp…để tránh khi ăn bé bị chạm vào những vết sưng. Nếu bé cảm thấy quá đau thì có thể ăn bằng ống hút.
– Cha mẹ lưu ý cho con uống nhiều nước. Ngoài ra bổ sung thêm các loại nước nhiều dinh dưỡng như: sữa, nước ép hoa quả…
– Để tránh cho trẻ bị khô miệng, phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng.
– Không cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì có thể gây ra biến chứng ở t.inh h.oàn.
– Chú ý theo dõi các diễn biến của bệnh. Nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu khác thường như choáng váng, nôn mửa thì cần phải kịp thời đưa con đến bác sĩ để thăm khám.
Cha mẹ nên theo dõi tình trạng bệnh của trẻ để cho bé đi khám bác sĩ khi cần thiết.
Bệnh quai bị có tái phát không?
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì mỗi người chỉ mắc quai bị một lần trong đời. Khi đã bị nhiễm, trong cơ thể sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa. Mặc dù ở nồng độ thấp nhưng nó giúp bảo vệ và có khả năng miễn dịch suốt đời. Vì thế nếu trẻ đã từng mắc quai bị thì cha mẹ có thể yên tâm là con sẽ không bị lại lần nữa.
Dấu hiệu khỏi quai bị
Căn cứ vào một vài biểu hiện sau đây là các nàng có thể xác định bé khỏi bệnh hay chưa:
– Vùng hàm không còn cảm giác sưng to nữa.
– Triệu chứng đau nhức toàn thân biến mất.
– Trẻ không còn sốt.
– Thông thường, tổng thời gian ủ bệnh, phát bệnh là hết hẳn các triệu chứng thì sẽ mất khoảng 20-21 ngày.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Cách chăm sóc trẻ quai bị tại nhà
Con trai tôi 7 t.uổi, bị quai bị mấy hôm nay. Tôi đã đưa cháu đi khám, được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chữa tại nhà.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên tôi rất lo lăng vì nhiều người nói bị quai bị rất nguy hiểm. Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc trẻ khi bị căn bệnh này.
Ngô Văn Sĩ (Lào Cai)
Quai bị là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh. Hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở t.rẻ e.m (trên 2 t.uổi). Quai bị do virut gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Bệnh nhân bị sốt cao (39-40 độ C) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời. Nếu không giữ gìn tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm: sưng t.inh h.oàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là t.inh h.oàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn; viêm não hoặc viêm màng não: thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ. Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu quai bị thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà: hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau; cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó); không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở t.inh h.oàn. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng.
BS. Văn Bàng
Theo suckhoedoisong