3 thói quen của nhiều chị em làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, cần điều chỉnh sớm để đảm bảo sức khỏe

Con gái cứ giữ 3 thói quen này hàng ngày, không sớm thì muộn cũng mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung như trường hợp của cô Vương (38 t.uổi, Trung Quốc) dưới đây.

Cách đây mấy ngày, một cô gái họ Vương (38 t.uổi, Trung Quốc) phát hiện quần lót của mình thường xuyên có nhiều dịch tiết, mùi lại rất tanh nên đã vội vàng đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ phát hiện ra rằng cô đã mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Thực tế, ban đầu, cô Vương chỉ bị nhiễm HPV nhưng do những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh hàng ngày của cô đã làm giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể không đủ sức chống lại virus HPV và nó đã phát triển lên thành ung thư cổ tử cung.

Dưới đây là 3 thói quen hàng ngày của cô Vương khiến cô bị ung thư cổ tử cung.

3 thoi quen cua nhieu chi em lam tang nguy co mac ung thu co tu cung can dieu chinh som de dam bao suc khoe 0a8 5386443

1. Thức khuya, thiếu ngủ!

Đi ngủ lúc 9 giờ rưỡi là một hành động “không thể tin nổi” trong mắt hầu hết mọi người bây giờ!

Ở trường đại học, bạn cùng phòng của cô lại thích thức khuya đến mãi 1 giờ sáng mỗi ngày mới ngủ, điều này cũng ảnh hưởng đến cô ấy. Do đó, từ năm thứ 3 đại học, cô Vương đã thức đêm hàng ngày.

Dần dần, cô Vương cũng đi ngủ muộn mỗi ngày, đi ngủ sau 12 giờ đêm, đôi khi là 1 giờ sáng và 6 giờ sáng ngày hôm sau dậy đi học là chuyện bình thường. Cô lúc đó luôn vào lớp với cảm giác mệt mỏi, uể oải. Tình trạng thiếu ngủ này của cô kéo dài hơn 11 năm.

2. Thiếu tập thể dục!

Trong 10 năm từ khi học đại học, đi làm đến giờ, cô Vương rất ít tập thể dục. Nếu bạn ngủ đủ giấc, hoặc ít nhất là thi thoảng thức khuya nhưng sau đó ngủ bù lại thì sức đề kháng cũng sẽ không quá sa sút như vậy.

Cô Vương mỗi ngày chỉ ngủ 6 tiếng, lại không tập thể dục. Sự kết hợp này ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch của cơ thể, khiến HPV có thể dễ dàng phát triển và gây ra căn bệnh ung thư cổ tử cung.

3 thoi quen cua nhieu chi em lam tang nguy co mac ung thu co tu cung can dieu chinh som de dam bao suc khoe ff2 5386443

99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV.

3. Không ăn trái cây, rau xanh và không uống sữa chua

Trái cây, rau xanh và sữa chua là các loại thực phẩm bổ sung có lợi cho cơ thể. Bởi vì cô Vương rất lười gọt trái cây, ăn rau và cũng không thích ăn sữa chua nên đã không ăn chúng trong gần 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

Thực tế, đây là những thực phẩm bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung

HPV là nhân tố chính dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Đặc biệt là sự lây nhiễm dai dẳng của 2 loại virus nguy cơ cao là HPV16 và HPV18 có khả năng gây ra các bệnh liên quan đến ung thư cổ tử cung.

Nếu bị nhiễm virus HPV thì phải kịp thời nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Thông thường bạn có thể bổ sung các loại vitamin và selen hữu cơ, protein… để thúc đẩy cải thiện khả năng miễn dịch. Bên cạnh khía cạnh dinh dưỡng, bạn cũng cần có lối sống lành mạnh như đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

WHO triển khai chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung

Chiến lược trên kêu gọi các nước đến năm 2030 đảm bảo ít nhất 90% các b.é g.ái được tiêm đầy đủ vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 t.uổi.

who trien khai chien luoc loai bo ung thu co tu cung 05c 5380248

Đến năm 2030 đảm bảo ít nhất 90% các b.é g.ái được tiêm đầy đủ vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 t.uổi.(Nguồn: women.texaschildrens.org)

Ngày 17/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triển khai chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung, đồng thời nhấn mạnh việc tiêm phòng vắcxin rộng rãi, xét nghiệm và điều trị có thể cứu sống 5 triệu người vào năm 2050.

Chiến lược trên kêu gọi các nước đến năm 2030 đảm bảo ít nhất 90% các b.é g.ái được tiêm đầy đủ vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 t.uổi.

Bên cạnh đó, chiến lược cũng đề ra mục tiêu ít nhất 70% phụ nữ được xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung vào 2 thời điểm lần lượt trước 35 t.uổi và 45 t.uổi, và ít nhất 90% số phụ nữ mắc bệnh được điều trị.

Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Việc xóa sổ bệnh ung thư từng được cho là một giấc mơ, nhưng chúng ta hiện có những công cụ ít tốn kém mà vẫn hiệu quả và dựa trên bằng chứng để biến giấc mơ đó thành hiện thực.”

Hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán mỗi năm trên thế giới, hàng trăm nghìn phụ nữ t.ử v.ong do căn bệnh quái ác này.

WHO cảnh báo nếu các nước không khẩn trương hành động, số ca mắc bệnh này trên toàn cầu sẽ tăng từ 570.000 ca năm 2018 lên 700.000 ca vào năm 2030, trong khi số ca t.ử v.ong tăng từ 311.000 ca lên 400.000 ca cũng trong khoảng thời gian trên.

Tuy nhiên, giới chức WHO thừa nhận chiến lược trên được triển khai vào thời điểm khó khăn khi thế giới đang dồn lực chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Tại cuộc họp thường niên của WHO tuần trước, tất cả 194 nước thành viên đã nhất trí kết hoạch tiến tới loại bỏ ung thư cổ tử cung. Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách sức khỏe gia đình, phụ nữ và t.rẻ e.m của WHO Princess Nothemba Simelela đ.ánh giá đây là một bước ngoặt quan trọng khi lần đầu tiên thế giới nhất trí loại bỏ căn bệnh ung thư duy nhất có thể phòng ngừa được bằng vắcxin và cũng là bệnh ung thư duy nhất có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm.

Ung thư cổ tử cung do papillomavirus (HPV) gây ra và thường lây lan qua đường t.ình d.ục. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới.

Phụ nữ có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách tiêm vắcxin an toàn và đáng tin cậy. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị phù hợp./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *