Có những trường hợp ủ bệnh đến ngày thứ 39 mới phát bệnh, có trường hợp sau 7-8 ngày mới có kết quả xét nghiệm dương tính. Do đó, sau cách ly 14 ngày, phết họng có kết quả âm tính thì mới yên tâm.
(Ảnh minh họa)
Tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội diễn ra chiều 16-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, tại Hà Nội xác định được rõ nguồn gốc của 12 ca nhiễm trên địa bàn. Hà Nội cũng đưa ra các cảnh báo sớm, xác định tất cả các trường hợp âm tính ban đầu thì chưa thể yên tâm được, vì đã có hai trường hợp sau 7-8 ngày mới có kết quả dương tính.
Ông Chung cho biết, có những trường hợp ủ bệnh đến ngày thứ 39 mới phát bệnh, có trường hợp tái nhiễm. Nên sau cách ly 14 ngày, các trường hợp này vẫn cần tiếp tục được chăm sóc sức khỏe, giảm tiếp xúc với người thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Nếu có biểu hiện liên quan đến sốt, ho, khó thở… cần báo ngay cho các cơ sở y tế để được thực hiện xét nghiệm lại, cách ly nếu cần thiết.
Ngày 16-3, Việt Nam công bố thêm bốn ca mới dương tính với Covid-19, trong đó có một ca dương tính sau vài lần âm tính. Chia sẻ về việc này, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh kiêm Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh cho hay việc dương tính sau nhiều lần kết quả âm tính không có gì bất ngờ.
Về nguyên tắc, virus corona chủng mới khi vào cơ thể chúng ta khu trú ở họng, có một số nhất định vào trong m.áu, một số sử dụng tế bào của đường hô hấp nhân lên và phát tán ra. Do đó, nếu đến ngày thứ 8 xét nghiệm âm tính, sau đó, ngày thứ 9 lại dương tính là điều bình thường bởi đến ngày đó, chúng mới phát ra. Lúc lấy mẫu xét nghiệm, chúng chưa xuất hiện ở vùng hầu họng. Khi virus nhân lên, phải đủ số lượng nhất định thì khi lấy mẫu xét nghiệm mới thấy.
Do đó, khi bệnh nhân vừa nhiễm virus vào cơ thể, việc lấy mẫu xét nghiệm chưa chắc cho kết quả dương tính ngay. Virus cần có đủ thời gian, mới xâm nhập và nhân lên, phán tán. Thời gian này phụ thuộc vào từng người. Vì thế, những người có nguy cơ nhiễm virus, nếu có kết quả âm tính thì chưa chắc chắn. Chỉ có phết họng sau 14 ngày mà có kết quả âm tính thì mới yên tâm.
BS Khanh cũng lưu ý, thời gian ủ bệnh gần như không có chuyện lây cho người khác. Virus corona có thời gian trung bình ủ bệnh là 5-6 ngày, muộn nhất là 14 ngày. Trong y khoa, chỉ có thời gian t.iền chứng là lây, tức trước khi phát bệnh khoảng 12-24 tiếng.
“Đặc biệt, Covid-19 đặc biệt ở chỗ có những người bệnh rất nhẹ, bắt đầu khởi bệnh bằng mệt mỏi, sốt nhẹ, sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát. Điều đó khiến nhiều người nghĩ rằng không có triệu chứng bệnh. Song thực chất, người bệnh có triệu chứng nhưng nhẹ nên bị bỏ qua”, BS Khanh nói.
GS, TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, khi một người bị nhiễm bệnh, khoảng sau ba ngày tải lượng virus lớn thì lúc đó kết quả xét nghiệm sẽ chính xác hơn. Những trường hợp dương tính, khi được cách ly tại viện điều trị nếu kết quả điều trị tiến triển tốt, lúc đó mới lấy mẫu xét nghiệm. Số lần lấy mẫu ít nhất hai lần, cách nhau 1-2 ngày, nếu cho kết quả âm tính sau điều trị có thể được cho ra viện.
Theo GS Đặng Đức Anh, trung bình mỗi ngày viện nhận được hàng trăm mẫu xét nghiệm gửi về từ các cơ sở y tế của phía bắc. Tổng thời gian từ lúc nhận bệnh phẩm, xử lý bệnh phẩm, tách chiết, cho vào máy chạy kéo dài khoảng 5-9 giờ đồng hồ. Thường khi dương tính đưa vào bệnh viện điều trị tiến triển tốt sẽ lấy mẫu lần 1, 2 cách nhau khoảng 1-2 ngày. Nếu cho kết quả âm tính thì có thể được ra viện.
Theo Bộ Y tế, các trường hợp mắc Covid-19 nếu có thẻ BHYT sẽ được chi trả theo quy định, phần còn lại do ngân sách chi trả. Những trường hợp không có thẻ BHYT sẽ được ngân sách Nhà nước chi trả. Với người nước ngoài, từ ngày 16-3, chỉ được miễn phí xét nghiệm lần đầu và họ sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí điều trị.
Theo nhandan.com.vn
Bệnh nhân mắc Covid-19 phải xét nghiệm thêm bao nhiêu lần thì mới được xuất viện?
Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh, các bệnh nhân mắc Covid-19 khi có kết quả điều trị tốt sẽ tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm lần 1, lần 2. Nếu 2 xét nghiệm đó cho kết quả âm tính thì bệnh nhân đó được ra viện.
Nhận hàng trăm mẫu bệnh phẩm mỗi ngày
Theo thống kê từ Bộ Y tế, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam ghi nhận 57 ca bệnh mắc Covid-19 với hàng ngàn người được xác định là F1, F2.
GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các ca bệnh ngày càng tăng nhanh đã đặt ra thách thức cho các cơ quan chức năng về cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân.
Theo tìm hiểu, mỗi ngày, tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận hàng trăm mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh thành. GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, cán bộ Viện vào thời điểm này gần như không có ngày nghỉ. Nhiều cán bộ trong những ngày này phải đia các địa phương để lấy mẫu, một số cán bộ khác ở lại để thực hiện việc xét nghiệm.
Về vấn đề Kit test vi rút SARS-Cov-2, GS.TS Đặng Đức Anh cho biết, Viện đã đ.ánh giá bộ sinh phẩm của Học viện Quân Y. Đến nay, bộ sinh phẩm đó được giấy phép lưu hành tại Việt Nam. Theo như Học viện Quân Y cho biết, họ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu để chúng ta có thể làm xét nghiệm.
Cũng theo Viện trưởng Đặng Đức Anh, hiện nay, tại Hà Nội, có Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có khả năng xét nghiệm vi rút SARS.
Tuy nhiên, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là tuyến cuối trong việc khẳng định một bệnh nhân dương tính Covid-19. “Khi có bệnh nhân dương tính chúng tôi là đơn vị khẳng định cuối cùng” – GS.TS Đặng Đức Anh cho biết.
Ngoài ra, đối với một số tỉnh thành chưa đủ điều kiện, cơ sở vật chất để xét nghiệm Covid-19 thì các mẫu bệnh phẩm đều được gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.
Vào thời điểm hiện nay, mỗi ngày, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận được hàng trăm mẫu bệnh phẩm và bắt buộc phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Thông thường, mỗi mẫu bệnh phẩm, Viện sẽ tiến hành xét nghiệm từ 5 – 9 tiếng. Trong đó gồm nhiều công đoạn như: Nhận bệnh phẩm, xử lý bệnh phẩm, tách chiết, cho vào máy chạy…
Chỉ cần xét nghiệm 1 lần là xác định được có mắc bệnh hay không
Đối với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chỉ cần làm xét nghiệm 1 lần để xác định được người đó có mắc bệnh hay không. “Một lần là có thể khẳng định được rồi” – GS.TS Đặng Đức Anh khẳng định.
Nói về khả năng các mẫu xét nghiệm cho kết quả khác nhau, ông Đặng Đức Anh cho rằng, việc đó còn tùy vào thời điểm chúng ta lấy mẫu. Ví dụ như sau 14 ngày, sau 21 ngày…
Thường thì các bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-COv-2 sẽ được đưa vào bệnh viện để điều trị. Khi có kết quả điều trị tốt sẽ tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm lần 1, lần 2. Nếu 2 xét nghiệm đó cho kết quả âm tính thì bệnh nhân đó được ra viện.
Đối với các trường hợp bệnh nhân chưa có biểu hiện nhưng đã nhiễm vi rút, ông Đặng Đức Anh cho rằng chủ yếu là thời gian chúng ta lấy mẫu xét nghiệm. Thường khi nhiễm bệnh sau 3 ngày thì tải lượng vi rút mới lớn, lúc đó chúng ta thực hiện xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Thế Công (toquoc.vn)