Virus corona có nhiễm vào thức ăn không?

Uống nhiều nước, uống nước chanh nóng, súc họng bằng nước ấm có muối và dấm có diệt được virus không?

Đó chỉ là lời đồn thổi. Nhiều người đã đặt câu hỏi làm gì để tăng cường hệ miễn dịch của bản thân và sau đó là đầy rẫy những “lang băm” và “nghệ sĩ l.ừa đ.ảo” hào hứng trả lời.

Nước nóng pha với chanh và mật ong, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, thức ăn có tỏi và gừng, dấm táo, nước muối súc họng, v.v. đều không có tác động gì đến phản ứng của hệ miễn dịch và sẽ không diệt được virus. Nhưng nếu những thứ này làm cho bạn cảm thấy yên tâm và khỏe mạnh hơn, thì bạn có thể dùng vì chúng chẳng có hại gì cả (miễn là đừng cho dấm vào mũi).

Có những thông tin trôi nổi khác cho rằng virus corona c.hết ở nhiệt độ trên 27 độ C. Điều này là không chính xác vì ở nhiều nơi trên thế giới có nhiệt độ cao hơn 27 độ C mà bệnh dịch vẫn lây lan.

Một số lời đồn khác nói rằng uống các loại nước pha chế sẽ “cuốn trôi” được virus ra khỏi cơ thể, nhưng thực tế là virus nằm trong các tế bào nên không thể ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hóa được.

Các loại thuốc huyết áp có làm Covid-19 nặng thêm không?

Đó chỉ là lời đồn. Không ai được bỏ dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không được bác sĩ chỉ định. Gần đây có thông tin nói rằng một số thuốc huyết áp có đối tượng ức chế là protein ACE2, thuốc này có thể l.àm t.ình trạng nhiễm bệnh Covid-19 nặng hơn vì virus corona cũng nhắm vào protein này.

Hiệp hội chuyên gia tim mạch châu Âu đã tuyên bố rõ không có bằng chứng cho nhận định này, và những người đang dùng thuốc huyết áp sẽ có nguy cơ về sức khỏe nếu ngừng sử dụng thuốc.

Các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen có tác dụng gì không?

Tổ chức Y tế thế giới khuyên những người nghi nhiễm Covid-19 dùng paracetamol chứ không dùng ibuprofen.

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen cũng nhắm vào protein ACE2. Ở Pháp, một số bác sĩ cho biết có những bệnh nhân phải điều trị tích cực đã sử dụng những thuốc này. Hiện vẫn chưa rõ những bệnh nhân này bị Covid-19 nặng do các vấn đề khác về sức khỏe hay NSAIDS là yếu tố rủi ro duy nhất.

Đây là vấn đề nóng hổi đang được tranh cãi.

Có đúng là virus corona tồn tại trên các bề mặt trong 9 ngày không?

Chúng ta chưa có đủ dữ liệu về vấn đề này, mặc dù đã có những nghiên cứu về thời gian tồn tại của virus bên ngoài cơ thể người.

Thông tin tổng hợp từ các nghiên cứu về các virus tương tự với virus corona mới, như là SARS và MERS, cho thấy các hạt virus đôi khi có thể tồn tại trên các bề mặt đến 9 ngày. Thời gian này còn tùy thuộc vào một số yếu tố, như loại vật liệu, nhiệt độ và độ ẩm, và có lẽ là số lượng virus bám trên bề mặt đó.

Các sản phẩm chứa cồn có tác dụng diệt virus trên các bề mặt. Lau chùi thật sạch các bề mặt, rửa tay đúng cách và tránh sờ tay lên mặt là những việc tốt nhất bạn có thể làm.

Nước sát trùng tay không tốt bằng xà phòng?

Một thông tin trôi nổi trên mạng xã hội nói rằng xà phòng phá vỡ lớp vỏ chất béo của hạt virus tốt hơn cồn. Trên thực tế, cả xà phòng và cồn đều phá vỡ được hạt virus nhưng theo cách khác nhau. Rửa tay cũng có tác dụng vì việc rửa tay sẽ cuốn trôi các hạt virus khỏi tay bạn.

virus corona co nhiem vao thuc an khong a0f 4773935

Súc họng bằng nước muối không t.iêu d.iệt được virus.

Dùng cồn hay xà phòng không quan trọng bằng cần làm sạch tay thường xuyên và đúng cách.

Phải chăng chỉ có người ốm và người già mới c.hết vì Covid-19?

Điều này không chính xác. Dựa trên tình hình ở Trung Quốc và Italy, các chuyên gia không cho rằng chỉ người già và người ốm mới c.hết vì Covid-19. Người già có nguy cơ ốm nặng và c.hết nhiều hơn, nhưng người trẻ cũng không phải là ngoại lệ.

Virus corona có lây nhiễm vào thức ăn không?

Điều này còn tùy xem người mang virus có ho vào món ăn đó hay không, hoặc có dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác hay không.

Virus corona lây lan qua việc phát tán các hạt chứa virus. Khi một người ho hoặc hắt hơi mà không che miệng, các hạt nước bọt và nước mũi có thể b.ắn ra xa khoảng 1 – 2 mét xung quanh người đó. Bạn có nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu các hạt này đi vào miệng, mũi hoặc mắt bạn. Chính vì thế giữ vệ sinh cho tay và tránh sờ lên mặt là việc vô cùng quan trọng.

Nếu bạn ở gần một người mang virus corona và người đó ho vào thức ăn của bạn, việc đó cũng có thể làm bạn bị ốm. Dùng chung cốc thìa bát đũa với người này có thể làm lây nhiễm virus.

Phạm Hường

Theo dantri.com.vn/The Conversation

Cách vệ sinh nhà cửa tránh lây lan virus corona

Trước tình hình đại dịch Covid-19 trên khắp thế giới, chúng ta cần biết cách vệ sinh đúng cách để tránh lây lan bệnh tật và giảm nguy cơ lây nhiễm trong căn nhà của mình.

cach ve sinh nha cua tranh lay lan virus corona 227 4770445

Virus corona chủ yếu lây từ người sang người qua nước bọt hoặc các dịch cơ thể khác dưới dạng các giọt li ti lơ lửng trong không khí do người bệnh ho hoặc hắt hơi ra.

Đồ vật và bề mặt nhiễm virus cũng là vật trung gian truyền bệnh. Hiện nay vẫn chưa ai rõ mức độ nguy hiểm của những vật trung gian này trong việc làm lây truyền virus corona mới, nhưng vai trò của chúng trong việc làm phát tán và lây lan virus SARS và MERS thì đã được khẳng định rõ ràng. Nếu một người chạm tay vào đồ vật hay bề mặt nhiễm virus rồi sờ lên mũi, miệng và mặt thì sẽ dễ làm virus xâm nhập vào cơ thể.

Vì thế việc vệ sinh nhà cửa là một cách giảm nguy cơ lây nhiễm virus corona và các mầm bệnh khác.

Sự khác biệt giữa làm sạch và khử trùng

Làm sạch là cách làm bằng tay hoặc bằng dụng cụ để lấy đi các vật chất hữu cơ như là vi trùng và bụi đất trên các bề mặt. Khử trùng là dùng hóa chất để g.iết vi trùng trên các bề mặt. Làm sạch rất quan trọng vì các vật chất hữu cơ bám trên bề mặt có thể ngăn chặn hoặc giảm tác dụng của các chất khử trùng trong việc diệt vi trùng.

cach ve sinh nha cua tranh lay lan virus corona 8bb 4770445

Nhấn để phóng to ảnh

Động tác làm sạch bề mặt theo hình chữ S liên tục để tránh tái nhiễm bẩn bề mặt đó.

Virus corona có thể sống bao lâu trong nhà?

Cho đến nay không ai biết chắc virus corona mới sống được bao lâu trên các bề mặt. Nếu virus này cũng giống như các virus corona khác thì nó chỉ sống được trong vài giờ, nhưng cũng có khả năng là nó sống được đến vài ngày. Nó sống được bao lâu còn tùy vào nhiệt độ, độ ẩm và bề mặt mà nó bám vào là gì.

Những thứ gì trong nhà có thể nhiễm virus?

Thật khó có thể trả lời chính xác được. Khi một người ho hoặc hắt hơi, nhất là nếu họ không che miệng thì các bề mặt ở gần đều bị nhiễm. Tay thường là thủ phạm đưa các mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác, vì thế các đồ dùng, bề mặt mà mọi người thường sờ vào là có nguy cơ bị nhiễm cao nhất.

Những đồ vật chúng ta thường chạm vào nhiều nhất trong nhà là điều khiển TV, cánh tủ lạnh, tủ bếp, mặt bếp, vòi nước và tay nắm cửa. Và tất nhiên, có những thiết bị như điện thoại và iPads nữa, nhưng hai thứ này ít khi được dùng chung hay có người khác ngoài chủ nhân chạm vào.

Nên dùng gì để làm sạch?

Virus corona là một cấu trúc yếu và dễ bị tổn thương trong môi trường. Cả nhiệt và chất tẩy, ví dụ như xà phòng, có thể vô hiệu hóa virus.

Bề mặt bị nhiễm bẩn

Nếu một bề mặt bị nhiễm bẩn hoặc bạn cho rằng nó có thể bị nhiễm bẩn thì làm sạch nó bằng một chất khử trùng thường dùng trong gia đình cũng có thể diệt được virus. Bạn nhớ rửa tay sau khi làm sạch bề mặt đó (hoặc dùng dung dịch rửa tay có chứa cồn) và tránh chạm tay lên mắt, miệng hoặc mũi.

Có nhiều cách khác để làm sạch, ví dụ như dùng khăn giấy, khăn vải hoặc khăn lau sử dụng 1 lần.

Cách bạn làm sạch cũng rất quan trọng để tránh cho các bề mặt bị “tái nhiễm” bẩn ngay trong quá trình làm sạch. Hãy làm sạch từ đầu này sang đầu kia của bề mặt với thao tác hình chữ S nối tiếp nhau. Nếu bạn dùng khăn vải giặt lại được, hãy nhớ giặt kĩ và phơi khô sau khi dùng. Giặt bằng máy giặt và dùng bột giặt hay nước giặt thông thường cũng có thể diệt được virus, đặc biệt là với nước nóng thì càng tốt.

Bát đũa thìa

Rửa bát bằng nước nóng và nước rửa bát là đủ.

Quần áo chăn màn

Dùng mức nước nóng nhất có thể để giặt đồ bẩn và phơi hoặc sấy khô hoàn toàn, bạn nhớ để ý đến hướng dẫn của nhà sản xuất cho các loại vải để tránh làm hỏng.

Giặt đồ của người ốm riêng. Nếu bạn cần giặt khăn hay ga trải giường, nhớ không giũ bụi những thứ này trước khi giặt để giảm nguy cơ nhiễm bẩn các bề mặt khác.

Rửa tay ngay sau khi chạm vào đồ bẩn.

Phòng ngừa là tốt nhất

Hãy nhớ rằng các bề mặt có vai trò quan trọng trong việc truyền mầm bệnh, vì thế bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm bẩn ngay từ đầu cũng quan trọng không kém gì làm sạch chúng. Bạn có thể làm một số điều sau đây để các bề mặt trong nhà đỡ bị nhiễm bẩn: che miệng khi ho và hắt hơi, tốt nhất là bằng khăn giấy, nếu không thì đưa cẳng tay lên che, và rửa tay ngay sau đó; rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Cần làm gì nếu trong nhà có người ốm?

Bố trí một phòng riêng cho người ốm, nếu được thì chọn phòng tách biệt với các khu vực khác trong nhà và có nhà vệ sinh riêng trong phòng đó. Làm sạch căn phòng này thường xuyên. Nếu không thể bố trí phòng riêng cho người ốm, hãy chọn một góc sao cho ít người qua lại nhất và hạn chế số người trong nhà tiếp xúc gần với người ốm.

Phạm Hường

Theo dantri.com.vn/The Conversation

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *