Thực phẩm là ’sát thủ’ của tim, nhiều người Việt nghiện ăn hàng ngày

Những thực phẩm dưới đây dễ gây béo phì, bệnh tim mạch cho bạn cần tránh xa để bảo vệ sức khỏe của mình.

thuc pham la sat thu cua tim nhieu nguoi viet nghien an hang ngay 735 5386409

Ảnh minh họa: Internet

Thức ăn nhanh

Trong đồ ăn nhanh có chứa chất béo bão hòa từ động vật, đặc biệt khi kết hợp với carbohydrate có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim mạch của bạn. Chính vì th, bạn nên tránh các nhà hàng thức ăn nhanh, để bảo vệ tim mạch của mình.

Đường, muối, mỡ

Nếu bạn ăn nhiều các loại gia vị như đường, muối, mỡ nhiều theo thời gian, một lượng lớn muối, đường, chất béo bão hòa và carbs tinh chế sẽ làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ nguy hiểm tới tính mạng của bạn. Ngoài ra, nếu bạn lo lắng về sức khỏe trái tim của mình, bạn nên tránh lạm dụng những thực phẩm có hại cho tim mạch để tự bảo vệ sức khỏe.

Thịt xông khói

Trong thành phần thịt xông khói làm tăng cholesterol xấu, tăng khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ cho bạn. Ngoài ra, trong thịt ba rọi xông khói thường chứa đầy muối, làm tăng huyết áp của tim mạch. Ngoài ra, trong thịt xông khói còn chứa hàm lượng natri cao dẫn tới bệnh suy tim của bạn.

Thịt đỏ

Thịt đỏ có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nếu bạn ăn quá nhiều thịt bò, thịt cừu và thịt lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và tiểu đường. Nguyên nhân là do trong thịt đỏ có chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol trong m.áu gây bệnh tim mạch.

Rượu
Thói quen uống rượu vừa phải sẽ không gây hại cho tim. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều gây ra biến chứng dễ mắc bẹnh huyết áp cao hoặc triglyceride cao – một loại chất béo trong m.áu có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim. Uống nhiều rượu, có thể dẫn đến huyết áp cao, suy tim, đột quỵ nguy hiểm tơi tính mạng.

Soda

Thành phần đường đơn chứa trong những chai nước uống soda có thể kích thích phản ứng viêm và làm gia tăng nồng độ đường huyết. Tất cả những điều này sẽ làm tăng áp lực lên thành động mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch của bạn. Uống càng nhiều thì nguy cơ của bạn càng cao.

Các loại bánh nướng

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada, bất cứ loại thực phẩm nào có chứa các loại “đường ăn, đường nâu, si rô ngô, si rô lá phong, mật ong, mật đường và những chất làm ngọt khác” đều làm gia tăng sự xuất hiện của các stress oxy hóa trong cơ thể. Hậu quả là những thực phẩm chứa nhiều đường – như bánh ngọt – có thể gây tắc động mạch, cao huyết áp, suy tim và những bệnh tim mạch khác.

Thịt lợn muối
Tiêu thụ nhiều các loại thịt có chứa mỡ như thịt lợn muối hay thịt sườn có thể gây rắc rối cho trái tim của bạn. Theo Patton, nghiên cứu đã chứng minh các loại thịt đỏ có thể làm gia tăng số lượng các vi khuẩn có hại tại ruột. Mặc dù ý kiến về việc liệu thịt đỏ có thực sự có hại cho tim mạch hay không vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên lựa chọn nhiều thịt nạc hơn cho chế độ ăn của mình.

Xúc xích

Những loại thịt trải qua nhiều công đoạn chế biến như xúc xích thường được cho thêm rất nhiều loại chất phụ gia. Ngoài ra, có những bằng chứng cho thấy tiêu thụ loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Các chuyên gia vẫn đang gặp khó khăn trong việc xác định liệu loại chất phụ gia nào là nguyên nhân chính – Nitrate? Phosphat? Hay hydrocarbon? Do vậy, tốt hơn hết là bạn nên thận trọng tránh tiêu thụ chúng và hạn chế ăn xúc xích.

Bánh mì kẹp thịt

PGS.TS Regina Druz, Khoa tim mạch tại Đại học Hofstra, Trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện St. John Episcopal ở thành phố New York, Mỹ cho rằng mối liên quan giữa chất béo bão hòa và bệnh tim chưa thực sự rõ ràng nhưng nói chung, chất béo bão hòa từ động vật, đặc biệt là khi kết hợp với carbohydrate gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe trái tim. Do vậy, bạn nên tránh các nhà hàng thức ăn nhanh, đặc biệt có xu hướng sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp và phương pháp nấu ăn không lành mạnh.

Các loại thực phẩm rán

Một số nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ các loại thực phẩm chiên, như khoai tây chiên, gà chiên và đồ ăn nhẹ chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Phương pháp chiên thông thường tạo ra chất béo trans, một loại chất béo làm gia tăng cholesterol xấu và hạ thấp cholesterol tốt. Tất nhiên, một ít chất béo từ dầu ô liu hay dầu dừa trong các món xào như rau xào ở nhà sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim.

Kẹo

Trong nhiều năm, chất béo được coi là nguyên nhân lớn nhất trong chế độ ăn uống gây nên bệnh tim. Nhưng một báo cáo được công bố vào năm ngoái trong Tạp chí Thuốc quốc tế cho thấy rằng đường mới là thực phẩm chủ yếu chịu trách nhiệm về sức khỏe tim mạch.

Bây giờ, các chuyên gia nói rằng chế độ ăn thêm đường có thể là một mối đe dọa lớn đối với béo phì, cholesterol cao và bệnh tiểu đường, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim. Do vậy, để tránh mắc bệnh tim mạch, đường phải được sử dụng ở mức độ vừa phải dưới mọi hình thức.

Nước giải khát và nước trái cây có đường

Đối với nhiều người Mỹ, nguồn lớn nhất của đường được thêm vào trong chế độ ăn không phải từ thực phẩm mà là từ đồ uống. Các báo cáo của chính phủ từ năm 2001 và 2014 cho thấy hơn 60% t.rẻ e.m, 54% nam giới trưởng thành và 45% phụ nữ trưởng thành uống ít nhất một chai soda hoặc một đồ uống có đường mỗi ngày.

Bánh quy và bánh ngọt

Đây là hai loại bánh vừa chứa nhiều đường vừa chứa nhiều chất béo bão hòa ((như bơ hoặc dầu cọ) hoặc chất béo trans (dầu thực vật) rất có hại cho sức khỏe tim mạch mà bạn cần phải hạn chế hay tránh càng xa càng tốt.

Uống nước đúng 4 thời điểm này, trẻ sẽ nhận vô vàn lợi ích cho sức khỏe, nhưng khuyến cáo 4 loại nước nhất định cần tránh

Nếu muốn bảo vệ sức khoẻ cho con cái một cách toàn diện, cha mẹ cần chú ý một số khung thời gian cho trẻ uống nước.

Tờ daily Mail từng đưa tin rằng, hàng trăm sinh viên đại học trước kỳ thi nếu uống nước sẽ có điểm số cao hơn 10%. Trong khi đó, Đại học London cũng từng thực hiện một cuộc khảo sát có liên quan. Họ chia những đ.ứa t.rẻ 9 t.uổi thành 2 nhóm, 1 nhóm uống 250ml nước, nhóm còn lại không uống trước kỳ thi. Kết quả cho thấy, những đ.ứa t.rẻ uống nước có điểm số cao hơn 34%.

Để giải thích cho điều này, sau hàng loạt nghiên cứu, người ta tin rằng, các tế bào não sẽ hoạt động trơn tru hơn sau khi được bổ sung nước. Nước có tác dụng thúc đẩy khả năng nhận thức.

Nếu con người không được cung cấp đủ nước, sẽ dễ bị rối loạn chuyển hóa nước và điện giải. Trong trường hợp mất nước nhẹ, có thể dẫn tới đau đầu, cáu gắt, mệt mỏi, suy giảm nhận thức. Thế nhưng trường hợp ngược lại, nếu uống quá nhiều nước cũng làm nặng gánh cho tim và thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Uống nước rất quan trọng nhưng cách uống càng quan trọng hơn. Vì sức khỏe của con cái, cha mẹ cần tìm hiểu cách uống nước phù hợp nhất.

Tiêu chuẩn lượng nước cần thiết ở t.rẻ e.m

Trẻ từ 12 đến 36 tháng: 100ml – 110ml/NGÀY

Trẻ từ 3 đến 13 t.uổi: Nhu cầu nước hàng ngày của b.é t.rai là 1500 – 1800ml, b.é g.ái là 1200 – 1600ml.

Trẻ từ 13 t.uổi trở lên: Nhu cầu nước hàng ngày cho b.é t.rai là 2000 – 2500ml và b.é g.ái là 1500 – 1700ml.

Thời gian uống nước như thế nào cho đúng?

Trẻ rất ít khi tự giác uống nước, trừ phi đến mức khát không thể chịu đựng được, lúc này cơ thể đã trong tình trạng mất nước nhẹ. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng thích hợp để trẻ uống nước. Vì vậy, cha mẹ cần lựa thời điểm cho trẻ uống một cách chính xác.

1. Giữa các bữa ăn

Uống nước trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, về lâu dài sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cơ thể.

uong nuoc dung 4 thoi diem nay tre se nhan vo van loi ich cho suc khoe nhung khuyen cao 4 loai nuoc nhat dinh can tranh 5fe 5365937

Uống nước trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ (Ảnh minh họa).

Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường, dễ gây khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, uống nước giữa các bữa ăn là lựa chọn tốt hơn.

2. Sau khi thức dậy

Không cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ, bởi nó có thể khiến trẻ buồn tiểu giữa đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng gánh nặng cho thận.

Sau một giấc ngủ dài, trẻ rất dễ bị khô miệng, lúc thức dậy sẽ thường sẽ rất khát. Vì vậy, việc bổ sung nước lúc này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chức năng thận.

3. Sau khi tắm

Khi tắm, không gian kín gió và nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh quá trình bốc hơi ẩm trên da, trẻ sẽ cảm thấy khát và da bị khô.Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên uống nước cho trẻ sau khi tắm khoảng 15 phút, việc sổ sung nước sẽ làm đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc trong cơ thể và giảm khô da.

4. Sau khi khóc

Trẻ thường hay quấy khóc, nhiều lúc khóc không ngừng nghỉ cả tiếng đồng hồ. Khi trẻ ổn định về mặt cảm xúc, đó là lúc cha mẹ nên cho trẻ uống nước bù. Khóc sẽ làm tiêu hao nước trong cơ thể, khiến cổ họng bị khô, đau rát. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ uống nước cũng thể hiện sự quan tâm, giúp việc giao tiếp của 2 bên trở nên dễ dàng hơn lúc này.

4 loại nước không nên cho trẻ uống

1. Nước quá lạnh hoặc quá nóng

Nước nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày, về lâu dài sẽ kích thích răng miệng ê buốt và tiềm ẩn nguy cơ ung thư. T.rẻ e.m và người lớn có khả năng tiếp xúc với nhiệt khác nhau. Nhiệt độ nước người lớn uống có thể quá nóng đối với t.rẻ e.m. Nước quá lạnh cũng không nên cho trẻ uống. Nhiệt độ nước tốt nhất nên 35 – 38 độ C.

uong nuoc dung 4 thoi diem nay tre se nhan vo van loi ich cho suc khoe nhung khuyen cao 4 loai nuoc nhat dinh can tranh 561 5365937

2. Nước có hàm lượng khoáng chất quá cao

Nước có hàm lượng khoáng chất cao sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Quá nhiều khoáng chất trong nước sẽ phá vỡ sự cân bằng thành phần nước trong cơ thể. Nó không bổ sung nước mà ngược lại còn làm thất thoát nước ra ngoài.

3. Nước có đường và nước trái cây

Mặc dù nước ngọt hay nước trái cây rất ngon nhưng nó chứa quá nhiều đường, dễ làm tăng gánh nặng cho tim, thận, gây ra béo phì và nhiều bệnh khác. Nạp quá nhiều đường còn cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ dưới 1 t.uổi không được ăn đồ ngọt, trên 1 t.uổi nên ăn càng ít càng tốt.

4. Nước đun sôi để qua đêm

Nước đun sôi để quá lâu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trong không khí có cơ hội xâm nhập vào, làm suy giảm chất lượng nước, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, không nên uống nước đã để quá 24 giờ.Và những loại nước đóng chai đã mở nắp, không được uống sau vài ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *