Thử nghiệm phương pháp điều trị năm… 1890 với Covid-19

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins vừa đưa ra đề xuất lấy m.áu các bệnh nhân nhiễm coronavirus đã khỏi để sử dụng trong phương pháp điều trị giúp bảo vệ loài người khỏi đại dịch Covid-19.

thu nghiem phuong phap dieu tri nam 1890 voi covid19 bc7 4764177

Trong một báo cáo mới, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã giải thích cách các kháng thể virus có trong huyết thanh của bệnh nhân đã hồi phục từ coronavirus mới có thể được tiêm vào người khác, mang lại cho họ sự bảo vệ ngắn hạn.

Phương thuốc y học lâu đời này được gọi là liệu pháp kháng thể thụ động có từ cuối thế kỷ XIX và được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ XX để giúp xử lý tình trạng bùng phát bệnh sởi, bại liệt, quai bị và cúm.

“Nó có thể là một công cụ thiết yếu và thiết thực trong cuộc chiến chống lại Covid-19 hiện tại. Triển khai tùy chọn này không cần nghiên cứu hay phát triển. Nó có thể được triển khai trong vòng một vài tuần phụ thuộc vào các hoạt động ngân hàng m.áu tiêu chuẩn”, nhà nghiên cứu miễn dịch Arturo Casadevall trong nhóm nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins lập luận trong nghiên cứu mới.

Để điều trị có hiệu quả, bệnh nhân coronavirus đã hồi phục sẽ cần phải hiến m.áu sau khi hồi phục trong khi vẫn điều trị khỏi bệnh. Trong giai đoạn này, huyết thanh sẽ chứa một lượng lớn kháng thể tự nhiên được sản xuất để chống lại virus corona chủng mới.

Một khi cơ thể tạo ra chúng để đáp ứng với mầm bệnh, các kháng thể như vậy có thể lưu hành trong m.áu trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm sau khi bị nhiễm bệnh.

Nếu chúng ta trích xuất và xử lý chúng, các kháng thể có thể được tiêm vào người khác để mang lại lợi ích ngắn hạn. Nó có thể được sử dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ nghiêm trọng, các thành viên gia đình không bị nhiễm bệnh của bệnh nhân bị nhiễm bệnh hoặc tăng cường khả năng miễn dịch của nhân viên y tế khi tiếp xúc nhiều hơn với mầm bệnh.

“Quản lý kháng thể thụ động là phương tiện duy nhất cung cấp khả năng miễn dịch ngay lập tức cho những người nhạy cảm. Tùy thuộc vào số lượng kháng thể và thành phần, sự bảo vệ được có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng”, các nhà nghiên cứu giải thích trong báo cáo.

Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh, sử dụng các kỹ thuật của ngân hàng m.áu hiện đại có thể sàng lọc các loại tác nhân truyền nhiễm khác có trong m.áu. Liệu pháp này có nguy cơ thấp đối với người khỏe mạnh, đặc biệt là so với các mối đe dọa vốn có trong đợt bùng phát Covid-19 hiện nay hiện chưa có vắc-xin hoặc thuốc điều trị.

Trong bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu đề xuất rằng việc sử dụng huyết thanh của người đã bị bệnh và được chữa khỏi nên được coi là một phản ứng khẩn cấp để giúp bảo vệ chống lại Covid-19, giống như nó đã được thử nghiệm chống lại các bệnh coronavirus khác trong thế kỷ này, bao gồm cả SARS1 và MERS.

Casadevall nói thêm: “Ngoài các quy trình ngăn chặn và giảm thiểu sức khỏe cộng đồng, đây có thể là lựa chọn ngắn hạn duy nhất của chúng ta để điều trị và ngăn ngừa Covid-19. Chúng tôi có thể bắt đầu áp dụng trong vài tuần và tháng tới”.

Trang Phạm

Theo dantri.com.vn/Science Alert

Vắc xin ngừa virus corona sẵn sàng để thử nghiệm trên người

Một trong những công ty đầu tiên của Mỹ sản xuất được vắc xin ứng viên đã sẵn sàng để đưa vắc xin này thử nghiệm trên người.

vac xin ngua virus corona san sang de thu nghiem tren nguoi 0b5 4755934

Công ty Moderna đã gửi mẫu vắc xin cho Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ để chuẩn bị những thử nghiệm cuối cùng nhằm xác định vắc xin này có phòng ngừa hiệu quả việc lây nhiễm virus corona mới cho người hay không. Thông tin này đã được báo cáo lên chính phủ Mỹ vào ngày 12/3.

Ban đầu, người ta tin rằng không thể thử nghiệm vắc xin trước mùa hè này, nhưng mốc thời gian đó đã được thay đổi nhanh chóng. Ưu tiên hàng đầu hiện nay là tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng ngay cả khi vắc xin ứng viên này có tác dụng đi nữa cũng không có nghĩa là sẽ sớm có được vắc xin để sử dụng đại trà.

Giám đốc Viện quốc gia các bệnh dị ứng và truyền nhiễm của Mỹ, ông Anthony Fauci, đã thông báo với chính quyền nước này rằng trước đó ngành y tế nhận định phải mất 2 đến 3 tháng mới có thể thử nghiệm lần đầu tiên trên người, nhưng thực tế ngành y đã làm được tốt hơn thế. Ông hi vọng trong vòng vài tuần tới thử nghiệm này sẽ được tiến hành.

Đây thực sự là một tin rất tích cực, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Với những người thử nghiệm đầu tiên, vẫn chưa ai biết được liệu vắc xin có tác dụng hay không, và nếu có thì ở mức độ nào. Bên cạnh đó, việc thử nghiệm trên nhiều người sẽ cần có thời gian và giúp tìm ra các tác dụng phụ có thể đi kèm, vì vậy chúng ta vẫn còn phải tiếp tục chờ đợi thêm một thời gian nữa.

Giám đốc Fauci nói thêm rằng “tôi muốn chắc chắn rằng mọi người đều hiểu và tôi cũng đã nói đi nói lại là việc này không có nghĩa là chúng ta đã có vắc xin để sử dụng. Chúng tôi mới chỉ nhấn mạnh về mặt thời gian là đã có thể đưa vào thử nghiệm, còn lại sẽ mất khoảng 1 năm đến 1 năm rưỡi nữa để biết được chắc chắn nó có thực sự hiệu quả hay không.”

Ngay cả trong trường hợp khả quan nhất là vắc xin thử nghiệm này an toàn và có hiệu quả chống lại virus thì việc sản xuất đại trà để đưa đến tay các bác sĩ và nhân viên y tế cũng chưa thể thành hiện thực trước 18 tháng nữa, thậm chí có khi còn lâu hơn.

Công ty Moderna của Mỹ (công ty chế ra vắc xin ứng viên nói trên) không phải là công ty duy nhất đang nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19, vì thế chúng ta vẫn có hi vọng ở những hãng công nghệ sinh học khác nữa. Tuy nhiên, mỗi một loại vắc xin như vậy lại có những vấn đề khó khăn riêng trước khi có thể đem ra sử dụng, và vấn đề cơ bản hiện nay vẫn là chúng ta vẫn chưa có thuốc để chống lại virus này.

Phạm Hường

Theo dantri.com.vn/BRG

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *