Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số trẻ nhập viện do bị viêm phổi, viêm phế quản đang gia tăng mạnh, khiến nhiều khoa điều trị của bệnh viện này luôn trong tình trạng quá tải.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, từ cuối tháng 10-2020 đến nay, số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị tại bệnh viện mỗi ngày từ 800 – 1.000 bệnh nhi (tăng hơn 40% so với các tháng trước đó và tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2019).
Đáng chú ý, bệnh nhi mắc viêm phổi và viêm tiểu phế quản tăng đột biến trong khoảng hơn 2 tuần trở lại đây. Hiện, cả 3 khoa chủ lực điều trị các bệnh lý đường hô hấp của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa là: khoa Hô hấp, khoa Nội tổng hợp và khoa Nội dị ứng đều đang trong tình trạng quá tải bệnh nhân.
Mặc dù bệnh viện đã phải kê tăng thêm số giường bệnh gần gấp đôi so với số giường kế hoạch tại các khoa điều trị này nhưng hiện, đa phần bệnh nhân vẫn phải nằm ghép.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, tại khoa có hơn 140 bệnh nhi đang điều trị nội trú, trong đó có tới hơn 80% trẻ mắc bệnh viêm phổi và viểm tiểu phế quản. Đây là những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ vào mùa lạnh và khi thời tiết thay đổi.
Trẻ bị viêm phổi, viêm tiểu phế quản nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến những biến chứng như: suy hô hấp, viêm màng não, phù phổi cấp, còi xương, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trước sự thay đổi của thời tiết. Trẻ khi mắc bệnh thường dễ diễn biến nặng và khó lường.
Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, phụ huynh nên theo dõi trẻ sát sao sức khỏe của trẻ, khi có những dấu hiệu khác thường, đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị đúng và kịp thời.
Cứu sống b.é t.rai nguy kịch do bị bạn nhấn nước
Ngày 27-10, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết vừa cứu sống một trường hợp bị ngạt nước nguy kịch. Khi cứu hộ viên hồ bơi phát hiện thì bé đã tím tái, không còn thở.
Trước đó, vào lúc 14 giờ 17 phút ngày 22-10, Khoa Cấp cứu của BV tiếp nhận bé LNP (14 t.uổi, ngụ quận Bình Tân) được xe cứu thương của Trung Tâm Cấp Cứu 115 đưa đến với chẩn đoán ngạt nước do té hồ bơi.
Bé được cứu hộ viên phát hiện ở vùng nước sâu khoảng 2m trong tình trạng tím tái, không thở được nên tiến hành hô hấp nhân tạo cho bé, đồng thời ấn tim, thổi ngạt và gọi cấp cứu 115.
Khoảng 10-15 phút sau, đội cấp cứu 115 có mặt, đặt nội khí quản giúp thở, thiết lập đường truyền, hồi sức tim phổi, khi có tim đ.ập trở lại thì chuyển đến BV Nhi Đồng Thành phố.
B.é t.rai nguy kịch được các y bác sĩ tích cực điều trị. Ảnh: BVCC
Tại BV, bé hôn mê, tím tái, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp khó đo, co gồng từng cơn, phù phổi cấp, bọt hồng trào ra ống nội khí quản, nên được xử trí thở máy, chống co giật. Bé được đặt catheter đo huyết áp xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn xử dụng thuốc vận mạch, điều chỉnh nước điện giải và cho kháng sinh điều trị viêm phổi hít.
Tình trạng của bé tiếp tục diễn tiến nặng, được tiếp tục hồi sức hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn, chống co giật, chống phù não. Đến nay, sau năm ngày hồi sức tích cực, bé đã tỉnh táo, cai máy thở, chuyển khoa Hô Hấp tiếp tục hỗ trợ kháng sinh điều trị viêm phổi.
Khai thác bệnh sử, khi hồi tỉnh, bé cho biết vào ngày xảy ra tai nạn, bé đi với hai người bạn đến một hồ bơi ở Bình Chánh để tắm. Trong lúc nô đùa dưới nước, bé đã bị hai bạn đi bơi cùng nhấn nước liên tục và sau đó không hay biết gì.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ đi bơi một mình mà không có người lớn đi theo và cần cho trẻ học bơi để tự bảo vệ mình.