Sữa gián là một trong những chất dinh dưỡng nhất trên hành tinh.
Chúng ta luôn cho rằng sữa chỉ có ở các loài động vật có vú. Nhưng một số động vật không xương sống đã “âm thầm” thành thạo các kĩ năng “nuôi con bằng sữa mẹ”. Đầu năm 2016, các nhà khoa học đã công bố thông tin loài gián có sữa, hơn nữa còn gọi sữa gián là một trong những chất dinh dưỡng nhất trên hành tinh.
Tất nhiên, những con gián xuất hiện trước mặt chúng ta hằng ngày không có khả năng này nhưng gián cánh cứng Thái Bình Dương (Diploptera punctata) là một ngoại lệ. Chúng sống chủ yếu ở vùng Thái Bình Dương và châu Úc, không những có khả năng tạo sữa mà còn là loài gián duy nhất sinh con.
Khi một con gián cánh cứng Thái Bình Dương mang thai, nang túi phần đuôi của chúng sẽ tiết ra một chất lỏng dinh dưỡng giàu protein để nuôi bào thai nhỏ trong cơ thể. Sau khi phôi đã hấp thụ “sữa” từ mẹ, chúng sẽ chuyển hóa những chất lỏng này thành tinh thể.
Việc phát hiện ra sữa gián là một sự trùng hợp ngẫu nhiên của Nathan Coussens, đến từ Đại học Lowa (Mỹ). Ban đầu ông phát hiện một số tinh thể ở loài gián cánh cứng Thái Bình Dương. Mặc dù người thầy của ông cho rằng đó chỉ là tinh thể bình thường, Nathan Coussens vẫn không từ bỏ mong muốn nghiên cứu sâu hơn về chúng. Từ đó, ông đã phát hiện ra sữa gián.
Năm 2016, sau hơn 1 thập kỷ nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học từ Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Ấn Độ đã đưa ra kết luận, các tinh thể này chứa protein, chất béo. đường và protein này có tất cả axit amin cần thiết. Có thể nói sữa gián là nguồn thực phẩm tuyệt vời, cung cấp năng lượng gấp 3 lần sữa bò.
Gián cánh cứng Thái Bình Dương sinh con sau quá trình nuôi con bằng sữa trong cơ thể.
Tương tự như gián cánh cứng Thái Bình Dương còn có loài côn trùng gọi là Ruồi Xê Xê (Tsetse Flie). Ruồi Xê Xê cũng là một loài côn trùng có chiến lược “sinh con và cho con bú”. Tuy nhiên, điều khác biệt là ruồi Xê Xê có tuyến sữa. Sự phát triển của phôi vẫn dựa vào trứng nhưng ấu trùng sẽ không được sinh ra khi vỏ trứng vỡ ra. Ấu trùng sẽ “định cư” trong cơ thể con mẹ và được cung cấp dinh dưỡng qua các tuyến vú. Kiểu sinh sản này được gọi là Sinh sản có tuyến nuôi dưỡng (Adenotrophic viviparity).
Động vật có vú truyền chất dinh dưỡng cho bào thai thông qua dây rốn nhưng gián cánh cứng Thái Bình Dương và ruồi Xê Xê không có nhau thai và dây rốn, cả quá trình đều phụ thuộc vào “sự tự lực” của ấu trùng. Con cái đẩy “sữa” giàu dinh dưỡng cho ấu trùng, sau đó ấu trùng sẽ “ăn” qua miệng và tiêu hóa trong dạ dày.
Chính vì thế, khi ấu trùng được sinh ra, chúng có kích thước gần giống với con mẹ. Geoffrey Attardo, một nhà côn trùng học nghiên cứu ruồi Xê Xê tại Đại học California (Davis, Mỹ) đã gọi chúng là “sinh một đ.ứa b.é 18 t.uổi”.
Ruồi Xê Xê và ấu trùng vừa được sinh ra.
Những con ruồi Xê Xê “sơ sinh” trông “mũm mĩm” và di chuyển như một lò xo. Trên thực tế, những ấu trùng trắng này giống một túi sữa lớn, nếu bạn chọc vỡ chúng, sữa sẽ tràn ra ngoài.
Khi ngày càng nhiều hành vi “cho con bú” được phát hiện, các nhà khoa học đang suy nghĩ lại về định nghĩa “cho con bú” và “sữa”. Một số nhà động vật học nghĩ rằng, sữa nên gắn liền với chất lỏng do tuyến vú tiết ra. Nhưng một số người khác lại cho rằng, bất kỳ chất dinh dưỡng nào được con bố, con mẹ tổng hợp hoặc xử lý và cần thiết cho con con đều có thể được gọi là sữa.
Cho dù sữa được định nghĩa như thế nào thì chúng ta không thể phủ nhận sữa có lịch sử lâu hơn nhiều do với các động vật có vú. Các nhà sinh học tiến hóa đã phát hiện ra rằng, nguồn gốc của việc cho con bú có thể xuất phát từ hơn 300 triệu năm trước, sớm hơn 100 triệu năm trước khi động vật có vú xuất hiện.
Các nhà động vật học của Đại học Idaho (Mỹ) tin rằng, chức năng ban đầu của sữa có thể là cung cấp độ ẩm cho vỏ trứng mỏng khi đặt trên mặt đất khô ráo. Những động vật có vú đầu tiên không có núm vú và chúng chỉ có thể nhỏ giọt chất lỏng qua lỗ chân lông ở ngực. Ngoài việc giữ ẩm, sữa còn có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật.
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học cũng đã thực hiện phân tích hóa học và di truyền của chúng. Họ rất ngạc nhiên khi thấy loại sữa này giống các loại protein ở tuyến sữa của các loài động vật có vú. Cũng nhờ vào chất dinh dưỡng phong phú này mà ruồi Xê Xê có thể tăng tưởng và phát triển một cách an toàn trước khi được sinh ra.
Nguồn: Zhihu
HY LI (nhipsongviet)
Bé 4 tháng t.uổi bị thiếu m.áu sau khi ngừng uống sữa mẹ vì bà nói… sữa mẹ nóng
Vẫn còn không ít người cho rằng sữa mẹ nóng, ít chất là nguyên nhân khiến cho bé còi cọc, chậm tăng cân.
Người mẹ nào cũng mong muốn khi sinh ra con sẽ được hưởng trọn những dòng sữa mẹ ngọt ngào. Nhưng thực tế khi nuôi con người mẹ đối mặt với không ít áp lực: tắc sữa, ít sữa, mất sữa hay phổ biến hơn là con chậm tăng cân nên mọi người xung quanh cho rằng do sữa mẹ nóng, ít chất.
Mới đây, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh) đã chia sẻ câu chuyện một bé sơ sinh bú sữa ngoài từ 1 tháng t.uổi và bị thiếu sắt khi mới 4 tháng t.uổi. Câu chuyện đã khiến không ít mẹ bỉm sữa hiểu thêm về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ nhỏ, nhất là những năm tháng đầu đời.
Tuần trước, b.é g.ái 4 tháng t.uổi được khoa Tiêu hoá liên hệ khám vì thiếu m.áu. Bé đã được làm đủ xét nghiệm và kết luận thiếu m.áu do thiếu sắt. Mình vẫn thắc mắc tại sao mới 4 tháng t.uổi đã thiếu sắt vì giai đoạn này thường do nguyên nhân thiếu m.áu di truyền nhiều hơn.
Nhiều người cho rằng sữa mẹ nóng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân (Ảnh minh họa).
Mình hỏi ra thì bé bú sữa ngoài từ 1 tháng t.uổi và lý do cực kỳ vô lý: Bà ngoại nói sữa mẹ nóng!!!
– Bé mới 1 tháng sao đã cho uống sữa công thức rồi?
– Dạ vì em mất sữa ạ.
– Tại sao mới 1 tháng mà mẹ mất sữa?
Lúc này, khuôn mặt người mẹ chùng lại, chị nhìn đứa con 4 tháng t.uổi với vẻ mặt đầy tội lỗi và tôi nhìn thấy giọt nước mắt chị rơi dù chị cố cúi xuống giấu đi. “Dạ! Khi con em 1 tháng t.uổi, lúc đó em về sữa nhiều lắm bác. Mà sau đó em ngưng cho con bú 1 tuần sau là em mất sữa?”.
– Tại sao lại ngưng? – Tôi rất ngỡ ngàng vì chẳng lí do gì một người mẹ đang nuôi con 1 tháng t.uổi lại ngừng cho con bú.
– Em cho con bú mà bé 5-10 ngày mới đi cầu. Rồi khi đi thì bé rặn đỏ cả mình. Bà ngoại nói sữa em nóng nên không cho bú nữa.
– Rồi sao nữa?
– Dạ tầm 1 tuần sau em sữa em giảm dần rồi mất hẳn… Lúc này chị nghẹn thực sự và không nói được nữa.
“Chị có biết tại sao đến những công ty sữa hàng đầu quảng cáo cũng phải chèn câu ‘Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ’ không? Bởi vì chưa có một công ty nào có thể tạo ra sữa mẹ. Tất cả những gì họ có thể làm là tạo ra thức uống giống sữa mẹ hoặc năng lượng và vi chất cao hơn mà thôi. Cái mà họ không làm được đó chính là kháng thể mà mẹ truyền cho con qua sữa mẹ để bảo vệ con trong những năm tháng đầu đời”.
Nói đến đây, chị khóc…
Tôi biết vì sao chị khóc. Khóc vì tức. Khóc vì dồn nén. Khóc vì hối hận.
“Nghe bác nè. Bác không muốn trách mẹ hay nói mẹ sai. Bản thân bác biết mẹ hoàn toàn không muốn vậy. Lỗi không phải của mẹ! Hoàn toàn không. Giờ bác hẹn con thêm vài hôm nữa để bổ sung sắt cho con, hiện con đang tiêu chảy n.hiễm t.rùng chưa nên bổ sung sắt. Mà bác hỏi thật là mất sữa hoàn toàn hay vẫn còn ít”.
– Dạ. Còn ít!
Chẳng có chuyện sữa mẹ nóng, sữa mẹ không tốt… nên con bị táo bón, con vặn mình (Ảnh minh họa).
“Vậy thì hay rồi. Giờ mẹ nghe bác: trước khi cho con bú bình thì cứ cho con ngậm ti mẹ, con sẽ tạo động tác mút và chính động tác mút ấy sẽ giúp “cơ thể mẹ” hiểu rằng con đang cần sữa và hy vọng não bộ của mẹ giống như được “kích hoạt” lại chế độ nuôi con và sữa mẹ sẽ về. Nhớ thêm những yếu tố sau:
– Thứ nhất là THƯ GIÃN, không stress chuyện nuôi con bởi bất kỳ ai. Cần gì, hỏi gì cứ hỏi bác sĩ. Ở đây chẳng ai la mẹ khi mẹ hỏi cả.
– Thứ hai là UỐNG THẬT NHIỀU NƯỚC vì nhiều mẹ hay uống ít nước mà 80% sữa mẹ là nước nên thiếu nước thì cơ thể mẹ cũng chẳng tạo sữa được.
– Thứ ba là ĂN MỌI THỨ, KHÔNG KIÊNG KHEM BẤT KỲ GÌ NẾU KHÔNG CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ. Mẹ nên nhớ mẹ ăn uống đủ chất thì con bú mẹ mới đủ chất được.
Ví dụ xịt vitamin D cho con 1 nhát mẹ 2 nhát; mẹ bổ sung sắt mỗi ngày 1 viên.
– Cuối cùng, BÌNH TĨNH. Hãy nhỡ khi ai đó nói gì mẹ về việc chăm con, hãy vững vàng. Con là con của mẹ và mẹ là cả thế giới của con. Hãy nghĩ điều tốt nhất cho con và làm theo. Sữa mẹ là điều thiêng liêng nhất mẹ dành cho con. Và không ai có quyền tước đi điều đó cả. Chẳng có chuyện sữa mẹ nóng, sữa mẹ không tốt… nên con bị táo bón, con vặn mình. Tất cả là sai mẹ nhé. Bé sơ sinh nào cũng có giai đoạn táo bón xen kẽ đi cầu rất nhiều, việc kết luận con bị táo bón phải được bác sĩ tiêu hoá kết luận mới đúng. Bé sơ sinh nào cũng vặn mình hết”.
Nói đến đây vẻ mặt chị như giãn ra. Chị lau vội giọt nước mắt và tiếp tục ru đ.ứa b.é đang ngủ ngon trên tay chị
“Thôi giờ về tiếp tục điều trị tiêu chảy của con. Khi nào ổn thì quay lại đây bác bổ sung sắt cho về mà uống. Nếu tiện thì dẫn theo bà ngoại lên đây bác giải thích luôn cho. Khỏi mất công mất lòng”.
Chị chào tôi rồi bế bé đi. Trong lòng tôi mong vài ngày nữa khi chị quay lại, chị sẽ nói với tôi “Bác ơi, em về sữa lại rồi”.
Từng có người nói với tôi rằng “Bạn chỉ nuôi đứa con của bạn 1 lần trong đời. Có thể bạn không dành cho con điều kiện giàu sang nhưng bạn phải dành cho con những điều thiêng liêng nhất mà bạn có. Và sữa mẹ là một trong những điều đó”.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Bác sĩ Nội trú Huyết học – Đại học Y dược TP.HCM là bác sĩ khá nổi tiếng trong ngành Nhi khoa, được nhiều người gọi với biệt danh “bác sĩ yêu trẻ con”. Bác sĩ Sang thường chia sẻ nhiều phương pháp điều trị bệnh cho trẻ khoa học, đơn giản và dễ hiểu. Ngoài ra, trên trang cá nhân, bác sĩ cũng hay đăng tải các bài viết, thông tin về sai lầm khi chăm con nhiều bố mẹ mắc phải.
Theo Trí Thức Trẻ