Phòng dịch COVID-19: Làm sao để bảo vệ con em của bạn?

Các chuyên gia y tế vẫn đang tìm hiểu liệu virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể lây sang t.rẻ e.m hay không.

phong dich covid19 lam sao de bao ve con em cua ban 1a5 4771252

Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn xà phòng, hãy dùng nước rửa tay – Ảnh minh họa: Shutterstock

Virus này được cho là gây ra các triệu chứng nhẹ ở t.rẻ e.m so với người lớn t.uổi và t.rẻ e.m có thể dễ dàng mắc bệnh từ một thành viên gia đình bị nhiễm bệnh, theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature Medicine.

Sau đây là một số cách bảo vệ con của bạn, theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).

Cách bảo vệ con em bạn

Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn xà phòng, hãy dùng nước rửa tay.

Đảm bảo con bạn không ở gần một người bệnh đang ho hoặc hắt hơi.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt hoặc đồ chơi hằng ngày trong nhà của bạn.

Cắt móng tay của con bạn vì chúng đang ẩn những đốm virus.

Dạy con bạn tránh sờ vào mặt chúng.

Tránh đi du lịch với con bạn đến các khu vực có tỷ lệ nhiễm cao.

Dạy trẻ ho và hắt hơi vào khăn giấy thay vì vào tay chúng, và nhớ phải bỏ khăn giấy đi sau khi sử dụng.

Đảm bảo con bạn đang ngủ nhiều.

Nói chuyện với con về những tin tức liên quan đến virus.

Hãy chắc chắn rằng con bạn đã thực hiện tiêm chủng.

Những lời khuyên khi nói chuyện với con về COVID-19

Trấn an con của bạn rằng các nhà nghiên cứu và bác sĩ đang thực hiện các bước tích cực để giữ an toàn cho mọi người.

Dạy trẻ về các thói quen vệ sinh cơ bản để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Nếu con bạn lo lắng, hãy trấn tĩnh chúng lại bằng cách khiến chúng mất tập trung vào việc đang lo lắng.

Tránh cho con xem những hình ảnh đáng sợ trên truyền hình hoặc mạng xã hội.

Hãy chắc chắn rằng bạn điều chỉnh bất kỳ thông tin sai lệch hoặc tin đồn gì về dịch COVID-19 mà con bạn nghe thấy, theo Nature Medicine.

Theo thanhnien.vn

Ngừa COVID-19: 5 lưu ý khi tiếp xúc người lạ

Theo BS Trương Hữu Khanh, bất cứ ai đi ra ngoài giao tiếp với người lạ về nhà cũng phải rửa tay, thay quần áo rồi mới tiếp xúc người thân trong gia đình.

Trong các ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam, có nhiều ca tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID (nguồn lây nhiễm F0) qua nói chuyện trực tiếp, cùng ngồi trên xe hay đi chung các chuyến bay…

Con số người nhiễm bệnh có nguy cơ gia tăng nếu chẳng may người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân không biết được tình trạng của người đó hoặc không chủ động khai báo tình trạng tiếp xúc của mình.

Ai cũng có thể từ F2, F3 trở thành F1, F2

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), để kiểm soát dịch bệnh lây lan ngày càng rộng ra cộng đồng đòi hỏi sự nhận thức, chung tay của cộng đồng. Mỗi người phải nhận thức được nguy cơ của bản thân (có thể trở thành nguồn lây nhiễm F0, F1, F2) để phòng ngừa, tránh lây nhiễm cho người khác.

Đơn cử, khi phát hiện nữ bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận có tiếp xúc gần với những ai (F1) thì những người tiếp xúc với người F1 này (F2) phải nghe ngóng thông tin về tình trạng bệnh của F1.

Trong thời gian này, người thuộc nhóm F2 phải mang khẩu trang và chủ động cách ly tại nhà, khai báo với cơ quan y tế để được hướng dẫn phòng ngừa bệnh. Nhóm F2 phải được đưa vào diện nguy cơ để được nâng cao biện pháp cách ly nếu F1 trở thành F0.

Cũng theo BS Khanh, một trong những điều rất nguy hiểm khiến dịch bệnh lây lan nhanh là việc phát hiện trễ người F0. Lúc này, người bệnh đã có triệu chứng sốt, ho nhưng vẫn tiếp tục giao tiếp với người khác thì khả năng phát tán mầm bệnh sẽ rất cao. Do đó, những người không nhớ đã tiếp xúc với những ai hoặc mắc bệnh, có triệu chứng sốt, ho không lý giải được thì phải cách ly với người khác, đặc biệt người lớn t.uổi.

ngua covid19 5 luu y khi tiep xuc nguoi la bf1 4767686
Người dân không nên đổ xô đi mua sắm, đến những nơi tụ tập đông người. Ảnh: HOÀNG LAN

Chạm khẩu trang, rửa tay liền

Mặc dù dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, mỗi người đều có công ăn việc làm, khi cần thiết cũng phải đi ra ngoài và mỗi ngày tiếp xúc biết bao người lạ. Vậy làm sao để phòng dịch?

Theo BS Khanh, trước tiên mỗi người cần hiểu đường lây truyền của virus SARS-CoV-2 là lây qua giọt b.ắn khi người ta ho, hắt hơi, nói chuyện. Do đó, khi đứng nói chuyện với người lạ bắt buộc phải mang khẩu trang. Khoảng cách tiếp xúc tối thiểu là 2 m. Nếu ở trong phòng nên mở cửa ra cho thông thoáng, làm sao cho luồng không khí từ trên đi xuống, từ trong ra ngoài (có thể dùng quạt máy thổi).

Biện pháp này có tác dụng làm cho virus từ người bệnh b.ắn ra không khí lơ lửng trước mắt mà rớt thẳng xuống đất hoặc nơi tiếp xúc như cạnh bàn và nồng độ virus loãng ra, không đủ khả năng gây bệnh. Nếu khách lạ nói chuyện và rời đi thì các bề mặt xung quanh người khách có thể dính virus, ta cần lau các vật dụng trước mặt khách như mặt bàn, bàn phím bằng các dung dịch sát khuẩn, nước javel pha loãng hoặc xà phòng. Nếu có điều kiện thì có thể để đèn cực tím trong phòng không có người trong vòng 60 phút cũng giúp diệt được virus.

Nơi làm việc hoặc nói chuyện nên bố trí ít đồ đạc để lỡ virus có dính thì lau chùi cũng dễ dàng hơn. Điều quan trọng nhất là đeo khẩu trang y tế phải đúng cách, nếu lỡ tay chạm phải thì phải rửa tay liền.

Nếu đeo khẩu trang cảm thấy ngộp thì nên hít chậm lại từng đợt sẽ thấy bớt ngộp, đừng thấy ngộp quá mà kéo xuống rồi đeo lên lại. Nên hạn chế đi đến những nơi đông người như siêu thị, khu vui chơi mà không biết rõ những đối tượng tiếp xúc. Nếu không có khẩu trang y tế thì có thể mang khẩu trang vải, bên trong lót một lớp khăn giấy để hạn chế giọt b.ắn xuyên qua lớp vải. Khi chạm tay vào khẩu trang phải rửa tay liền sau đó.

Nếu phải đi vào làm việc chỗ đông người, sử dụng nhà vệ sinh chung phải ý thức sau khi rửa tay, hạn chế chạm tay vào các tay cầm vào nhà vệ sinh, đồ vặn vòi nước. Nếu phải cầm, nắm đến thì dùng khăn giấy cầm và rửa tay nhiều lần sau đó.

Bất cứ ai đi ra ngoài giao tiếp với người lạ về nhà cũng phải rửa tay, thay quần áo rồi mới tiếp xúc người thân trong gia đình. Khi có những thắc mắc về triệu chứng bệnh hoặc đi về từ vùng cảm thấy nghi ngờ có dịch nên tham vấn thêm ngành y tế (đường dây nóng, số điện thoại các trung tâm y tế quận, huyện), tự cách ly mình và đừng tiếp xúc với người khác, đặc biệt là người lớn t.uổi.

Kiểm soát người ra vào văn phòng

Cũng theo BS Khanh, mỗi văn phòng, tòa nhà phải kiểm soát người ra vào. Một tòa nhà lớn có thể không cần kiểm soát người vào nhưng ở mỗi phòng bên trong tòa nhà phải kiểm soát người ra vào. Cách tốt nhất là nên cho người đó bản khai tên t.uổi, số điện thoại liên lạc và ngày giờ đến tòa nhà liên hệ. Nếu có ca nhiễm COVID được công bố thì nên rà lại để đối chiếu có trùng khớp với danh sách người lạ từng đến tòa nhà không.

Người thấy có triệu chứng bệnh thì không nên đến văn phòng làm việc.

Nếu ở chung cư, đi được thang bộ thì nên đi thang bộ. Trước khi bước vào thang máy, nếu không mang khẩu trang thì có thể dùng khăn giấy che mặt hoặc lấy bàn tay che vùng mũi, miệng rồi rửa tay sau đó.

HOÀNG LAN (plo.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *