Một số thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại lại có thể khiến bạn bị suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến mắc bệnh một cách dễ dàng.
Với thực trạng số người nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng và mùa cúm, cảm lạnh vẫn đang tiếp diễn, sở hữu một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Hóa ra, một số thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại lại có thể khiến bạn mắc bệnh một cách dễ dàng. Dưới đây là tổng hợp những sai lầm nhiều người mắc phải khién khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút mà bạn cần ghi nhớ để khắc phục ngay:
Không nghỉ ngơi đầy đủ
Tâm lý căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng miễn dịch. Trên thực tế, một nghiên cứu vào năm 2012 trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Science đã chỉ ra, những người bị stress mãn tính có nhiều khả năng mắc bệnh sau khi tiếp xúc với virus.
Kathleen Dass, chuyên gia y khoa, nhà nghiên cứu dịch tế học kiêm giáo sư tại Đại học Y William Beaumont, Oakland, California giải thích, khi gặp phải căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol và adrenaline, các hormone làm giảm số lượng tế bào bạch cầu lympho và phagocyte. Do đó, người bị căng thẳng mãn tính khó thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.
Hơn nữa, stress còn kéo theo một loạt thói quen không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc, thèm ăn và thiếu ngủ. Tất cả những điều này có thể góp phần làm suy yếu thêm hệ thống miễn dịch.
Stress còn kéo theo một loạt thói quen không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc, thèm ăn và thiếu ngủ.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn đừng nên ép buộc bản thân làm việc quá sức, hãy lắng nghe cơ thể, dành thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động ngoài trời và có thể cân nhắc tập thiền hay yoga để giải tỏa căng thẳng.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm đã qua chế biến
Một chế độ ăn nhiều carb tinh luyện, chất làm ngọt nhân tạo và đường sẽ tác động không nhỏ tới hệ thống miễn dịch của bạn. Thực phẩm đã qua chế biến làm giảm lợi khuẩn trong đường ruột, nhường chỗ cho vi khuẩn xấu xâm nhập và suy yếu hệ thống miễn dịch.
Theo chuyên gia Dass, chất xơ hòa tan thúc đẩy tăng nồng độ protein interleukin-4, kích thích cơ thể tạo ra các tế bào T có khả năng kiểm soát và t.iêu d.iệt mầm bệnh. Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ nữ cần hấp thụ 28 gram chất xơ hòa tan mỗi ngày, con số này là 36 gram đối với nam giới. Nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất là táo, lúa mạch, yến mạch, các loại hạt và đậu lăng.
Thức khuya
Nếu thường xuyên không chợp mắt 7-8 tiếng mỗi đêm như các chuyên gia khuyến nghị, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Khi chìm vào giấc ngủ, cơ thể sẽ giải phóng các cytokine, một loại protein chống viêm và n.hiễm t.rùng. Do đó, không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản sinh chất này, đồng nghĩa với việc bạn khó thể chống lại bệnh tật do virus và vi khuẩn gây ra.
Nếu thường xuyên không chợp mắt 7-8 tiếng mỗi đêm như các chuyên gia khuyến nghị, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Theo Tổ chức National Sleep, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ có thể phá vỡ đồng hồ sinh học, ức chế hormone điều hòa giấc ngủ melatonin và cản trở thời gian nghỉ ngơi của cơ thể.
Uống rượu
Thói quen này làm phá vỡ hệ vi sinh vật trong đường ruột vốn đóng vai trò chính trong chức năng miễn dịch. Rượu t.iêu d.iệt lợi khuẩn, khiến vi khuẩn có hại đi vào m.áu dẫn tới viêm gan. Khi gan không làm việc hiệu quả, khả năng loại bỏ chất độc, các mầm bệnh trong cơ thể cũng giảm theo.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã chỉ ra, phụ nữ chỉ nên uống tối đa một ly mỗi ngày và hai ly đối với nam giới.
Hút thuốc
Các hóa chất trong t.huốc l.á ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp, từ mũi đến phổi. Khi hút thuốc, cơ thể sẽ tiết dịch nhầy đến mức làm hẹp đường thở và khiến phổi giảm khả năng thải độc tố, từ đó tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng. Hơn nữa, thói quen này cũng tác động xấu tới nồng độ chất chống oxy hóa trong m.áu.
Khi hút thuốc, cơ thể sẽ tiết dịch nhầy đến mức làm hẹp đường thở và khiến phổi giảm khả năng thải độc tố, từ đó tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng.
Không tiêm vắc-xin cúm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tiêm vắc-xin sẽ giảm khoảng một nửa nguy cơ mắc bệnh cúm.
Tiêm phòng tạo ra các kháng thể và nếu vô tình tiếp xúc với virus, bạn sẽ không nhiễm bệnh hoặc chỉ gặp phải các triệu chứng cúm nhẹ. Việc làm này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người lớn trên 50 t.uổi và những người mắc vấn đề sức khỏe về đường hô hấp như hen suyễn.
Lười vận động
Theo một đ.ánh giá được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí Frontiers of Immunology, tập luyện thường xuyên, dù ở cường độ cao hay vừa phải, đều giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Quá trình này kích thích sản sinh các kháng thể và tế bào bạch cầu, tạo điều kiện cho cơ thể chống lại virus và vi khuẩn hiệu quả. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể tăng trong khi tập thể dục còn góp phần ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và t.iêu d.iệt mầm bệnh.
(Nguồn: Livestrong) (Trí Thức Trẻ)
PGS.TS Phan Trọng Lân: Những ca “siêu lây nhiễm” Covid-19 như bệnh nhân số 34 chỉ là cá biệt
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho rằng, những trường hợp 1 người nhiễm Covid-19 lây cho 5 người như ở Vĩnh Phúc, hay 1 người lây cho 9 người ở Bình Thuận, chỉ là cá biệt, rất ít.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 34 (ở Bình Thuận) là trường hợp lây nhiễm mạnh nhất tại Việt Nam đến thời điểm này
Trong tọa đàm 100 ngày chống dịch Covid-19 trên VTV, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM đã trả lời câu hỏi về việc “Trước đây có nhận định rằng một người nhiễm Covid1-9 có thể lây truyền cho 5 người, thậm chí nhiều hơn nữa, nhận định này liệu còn đúng trong thời gian tới hay không?”.
Ông Lân cho biết, trường hợp một người mắc Covid-19 có thể lây cho nhiều người, cụ thể như bệnh nhân N.T.D. lây cho 5 người ở xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), bệnh nhân số 17 ở Hà Nội lây cho 3 người, hay mới đây là trường hợp bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận lây cho 9 người tiếp xúc, đó là những vấn đề cá thể. Muốn đ.ánh giá chính xác thì cần nhìn vấn đề tổng thể trong cộng đồng.
PGS.TS Phan Trọng Lân phân tích: “Đối với cộng đồng, chúng ta phải nhìn vào chỉ số trung bình. Ví dụ, trong hơn 50 trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện đến lúc này thì có 6 trường hợp lây sang người khác. Có tới hơn 40 trường hợp là được cách ly, kiểm soát, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời không có lây lan”.
Vị chuyên gia dịch tễ này cho biết thêm, hiện nay, trên thế giới, chỉ số lây nhiễm cơ bản khoảng từ 2 – 3 (tức 1 người nhiễm Covid-19 lây cho 2-3 người). Còn ở Việt Nam, theo tính toán của chúng tôi là 0,7. Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn này với số ca mắc hiện nay, và với những trường hợp mắc mà chúng ta kiểm soát được các yếu tố dịch tễ chưa có sự lây lan không rõ nguồn gốc, chỉ số lây nhiễm là 0,7.
Ông Lân nhấn mạnh, nếu chỉ số lây nhiễm ở mức dưới 1, cũng như những người tiếp xúc trong khoảng 70 – 90% mà chúng ta xác định được để tiến hành cách ly, thì có thể gọi là chúng ta đang kiểm soát được tình hình bệnh dịch.
“Tôi cho rằng các trường hợp siêu lây nhiễm hoặc là cá biệt, hoặc là không có, hoặc là ít hơn” – PGS.TS Phan Trọng Lân nói.
Theo anninhthudo.vn