Liệu có thể mua bộ Kit thử SARS-CoV-2 về tự dùng ở nhà hay không?

Nhiều người thắc mắc liệu có thể mua bộ Kit thử SARS-CoV-2 về tự dùng ở nhà tương tự như que thử phát hiện nhanh bệnh thông thường hay không?

Việc tự sản xuất được bộ test Kit phát hiện Covid-19 giúp Việt Nam nắm trong tay một công cụ đắc lực và hữu hiệu trong việc chủ động chẩn đoán sớm và sàng lọc người nghi nhiễm khi các Kit thương mại không sẵn có trên thị trường Việt Nam. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát và trở thành đại dịch trên toàn cầu.

lieu co the mua bo kit thu sarscov2 ve tu dung o nha hay khong 0e8 4767660

Việt Nam đủ nguồn lực và chủ động trong việc xét nghiệm Covid-19.

Trước thông tin này, nhiều người dân cũng thắc mắc liệu bộ Kit có thể mua về tự dùng ở nhà để kiểm tra tương tự như thiết bị kiểm tra tiểu đường hay que thử phát hiện nhanh bệnh thông thường hay không?

Theo nhóm nghiên cứu Học viện Quân y (đơn vị nghiên cứu thành công Kit test nhanh virus SARS-CoV-2 đã được đưa ra sản xuất đại trà), đặc điểm của virus SARS-CoV-2 có bộ gene rất lớn, khoảng 29.000 Kilobase. Trong khi, virus viêm gan B chỉ có khoảng 3.000 Kilobase, virus viêm gan C khoảng 9.000 Kilobase, virus sốt xuất huyết khoảng 10.000 Kilobase và ngay virus Ebola cũng chỉ 19.000 Kilobase.

Covid-19 được xếp vào dạng bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm các loại bệnh đặc biệt nguy hiểm), có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ t.ử v.ong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, các thành viên thực hiện xét nghiệm phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như quần áo bảo hộ, kính, giày, găng tay, khẩu trang và tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng tránh lây nhiễm, bảo đảm an toàn sinh học và an ninh sinh học.

Việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 thực hiện qua thiết bị xét nghiệm y tế chuyên dụng real-time RT-PCR, với 3 bước chính là xử lý mẫu (15 phút), tách chiết RNA virus (45 phút) và Real-time RT-PCR (một kĩ thuật về sinh học phân tử – 60 phút).

Các đơn vị thực hiện xét nghiệm phải pha Kit theo quy trình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ).

Tại Việt Nam hiện chỉ có các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur cùng với các Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) các tỉnh thành chịu trách nhiệm thực hiện các xét nghiệm với Covid-19.

Theo giới chuyên gia, trong kịch bản dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam, các bệnh viện Đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện và các Trung tâm xét nghiệm tư nhân như Medic TPHCM, Melatec Hà Nội… cũng có năng lực thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể lập các phòng xét nghiệm dã chiến nhưng đảm bảo an toàn sinh học, tương tự như Hàn Quốc đang áp dụng, tại các khu cách ly để đáp ứng việc xét nghiệm kịp thời./.

Theo vov.vn

Bệnh nhân mắc Covid-19 phải xét nghiệm thêm bao nhiêu lần thì mới được xuất viện?

Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh, các bệnh nhân mắc Covid-19 khi có kết quả điều trị tốt sẽ tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm lần 1, lần 2. Nếu 2 xét nghiệm đó cho kết quả âm tính thì bệnh nhân đó được ra viện.

Nhận hàng trăm mẫu bệnh phẩm mỗi ngày

Theo thống kê từ Bộ Y tế, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam ghi nhận 57 ca bệnh mắc Covid-19 với hàng ngàn người được xác định là F1, F2.

benh nhan mac covid19 phai xet nghiem them bao nhieu lan thi moi duoc xuat vien 1cd 4763643

GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các ca bệnh ngày càng tăng nhanh đã đặt ra thách thức cho các cơ quan chức năng về cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân.

Theo tìm hiểu, mỗi ngày, tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận hàng trăm mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh thành. GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, cán bộ Viện vào thời điểm này gần như không có ngày nghỉ. Nhiều cán bộ trong những ngày này phải đia các địa phương để lấy mẫu, một số cán bộ khác ở lại để thực hiện việc xét nghiệm.

Về vấn đề Kit test vi rút SARS-Cov-2, GS.TS Đặng Đức Anh cho biết, Viện đã đ.ánh giá bộ sinh phẩm của Học viện Quân Y. Đến nay, bộ sinh phẩm đó được giấy phép lưu hành tại Việt Nam. Theo như Học viện Quân Y cho biết, họ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu để chúng ta có thể làm xét nghiệm.

Cũng theo Viện trưởng Đặng Đức Anh, hiện nay, tại Hà Nội, có Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có khả năng xét nghiệm vi rút SARS.

Tuy nhiên, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là tuyến cuối trong việc khẳng định một bệnh nhân dương tính Covid-19. “Khi có bệnh nhân dương tính chúng tôi là đơn vị khẳng định cuối cùng” – GS.TS Đặng Đức Anh cho biết.

Ngoài ra, đối với một số tỉnh thành chưa đủ điều kiện, cơ sở vật chất để xét nghiệm Covid-19 thì các mẫu bệnh phẩm đều được gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.

Vào thời điểm hiện nay, mỗi ngày, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận được hàng trăm mẫu bệnh phẩm và bắt buộc phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Thông thường, mỗi mẫu bệnh phẩm, Viện sẽ tiến hành xét nghiệm từ 5 – 9 tiếng. Trong đó gồm nhiều công đoạn như: Nhận bệnh phẩm, xử lý bệnh phẩm, tách chiết, cho vào máy chạy…

Chỉ cần xét nghiệm 1 lần là xác định được có mắc bệnh hay không

Đối với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chỉ cần làm xét nghiệm 1 lần để xác định được người đó có mắc bệnh hay không. “Một lần là có thể khẳng định được rồi” – GS.TS Đặng Đức Anh khẳng định.

Nói về khả năng các mẫu xét nghiệm cho kết quả khác nhau, ông Đặng Đức Anh cho rằng, việc đó còn tùy vào thời điểm chúng ta lấy mẫu. Ví dụ như sau 14 ngày, sau 21 ngày…

Thường thì các bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-COv-2 sẽ được đưa vào bệnh viện để điều trị. Khi có kết quả điều trị tốt sẽ tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm lần 1, lần 2. Nếu 2 xét nghiệm đó cho kết quả âm tính thì bệnh nhân đó được ra viện.

Đối với các trường hợp bệnh nhân chưa có biểu hiện nhưng đã nhiễm vi rút, ông Đặng Đức Anh cho rằng chủ yếu là thời gian chúng ta lấy mẫu xét nghiệm. Thường khi nhiễm bệnh sau 3 ngày thì tải lượng vi rút mới lớn, lúc đó chúng ta thực hiện xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Thế Công (toquoc.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *