Sau hơn 30 phút được các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu tích cực, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn (62 t.uổi) đã có nhịp tim trở lại.
Trước đó, khoảng 8h40 ngày 14/3, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn (62 t.uổi, trú tại tổ 25, phường Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên) được đưa tới Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng ngừng tuần hoàn và được chẩn đoán ban đầu là loạn nhịp tim rung thất.
Ngay sau đó, bệnh nhân đã được các bác sĩ của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chỉ định sốc điện 4 lần kết hợp với tích cực ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, dùng thuốc chống loạn nhịp. Sau hơn 30 phút cấp cứu tích cực, bệnh nhân đã có nhịp tim trở lại.
Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh: Tùng Lâm)
Theo bác sĩ Lâm Văn Tài, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, thông thường những trường hợp cấp cứu khoảng 30 phút mà không có nhịp tim trở lại sẽ t.ử v.ong. Tuy nhiên, các y, bác sĩ tại bệnh viện vẫn cố gắng không bỏ cuộc để giành lại sự sống cho người bệnh.
Qua tìm hiểu, được biết, đây là kỳ tích của y học nói chung và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nói riêng, khi bệnh nhân đã ngừng thở hơn 30 phút mà vẫn có thể được cứu sống. Hiện nay, bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị. Trước đó, bệnh nhân có t.iền sử bệnh tăng huyết áp nhưng không theo dõi, điều trị tại các cơ sở y tế.
Đến nay, sau 2 ngày được các y, bác sĩ khoa cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tích cực điều trị, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn đã qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Tài khuyến cáo, khi bệnh nhân đột ngột bất tỉnh, ngừng thở ngoài bệnh viện thì cần tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức, sau đó nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế. Đặc biệt, những người có t.iền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp cần khám định kỳ để phát hiện sớm và loại trừ nguyên nhân loạn nhịp tim.
Theo danviet.vn
Bật báo động đỏ, cứu sống bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp
Mới đây, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân Lê H. 70 t.uổi nhờ vận hành tốt quy trình báo động đỏ toàn bệnh viện.
Các bác sĩ cấp cứu người bệnh. Ảnh BSCC
Trước đó, vào lúc 23 giờ 45 phút ngày 1 tháng 1 năm 2020, bệnh nhân H. được người nhà đưa vào nhập viện tại khoa cấp cứu với biểu hiện tức ngực trái, đau thượng vị kèm theo khó thở vã mồ hôi, sau 5 phút nhập viện bệnh nhân đột ngột xuất hiện ngừng tuần hoàn: mất ý thức, ngừng thở, mạch bẹn khó bắt, điện tâm đồ trên Monitoring: nhịp nhanh thất.
Ngay lập tức, kíp trực của khoa cấp cứu tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, sốc điện chuyển nhịp, kiểm soát hô hấp bằng đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch. Sau sốc điện 3 lần, bệnh nhân có nhịp trở lại, trên điện tâm đồ là hình ảnh nhồi m.áu cơ tim cấp vùng sau dưới. Đồng thời, kíp bác sỹ cấp cứu xin ý kiến trực lãnh đạo, phát động quy trình báo động đỏ: thông báo khoa Điều trị tích cực chống độc, kíp can thiệp tim mạch – khoa Nội Tim Mạch phối hợp cấp cứu, tiến hành can thiệp cấp cứu khi huyết động bệnh nhân tạm ổn định.
Sau 20 phút, Huyết áp bệnh nhân 90/60 mmHg dưới tác dụng của thuốc vận mạch, bệnh nhân thở theo máy, khí m.áu ổn định, điện tâm đồ: rung nhĩ, tần số thất chậm: 38 ck/phút, siêu âm tim: giảm vận động vùng. Lập tức, các bác sỹ thuộc 3 khoa thảo luận nhanh và đưa đến chẩn đoán cuối cùng, bệnh nhân bị: Ngừng tuần hoàn do nhồi m.áu cơ tim cấp sau dưới cần can thiệp cấp cứu.
Ths.Bs.Nguyễn Mạnh Thắng xin chỉ thị trực tiếp của giám đốc bệnh viện và phó Giám đốc phụ trách khối, tiến hành can thiệp cấp cứu. Được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện, bệnh nhân được tiến hành can thiệp cấp cứu sau 35 phút kể từ lúc nhập viện.
Sau 45 phút, ca can thiệp thành công, huyết áp bệnh nhân được kiểm soát tốt dưới tác dụng của vận mạch ( Huyết áp 130/80 mmHg), bệnh nhân thở đều theo máy, nhịp tim hồi phục: tần số thất 80 ck/phút, máy tạo nhịp để chế độ chờ.
Bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực – chống độc tiếp tục theo dõi tiếp. Tại khoa, Hồi sức tích cực, bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, sau 24 giờ: hoàn toàn tỉnh táo, không đau ngực, HA: 130/80 mmHg, nhịp tim: 70 ck/phút (rút máy tạo nhịp sau 10 giờ), rút ống nội khí quản. Sau 30 giờ bệnh nhân chuyển về khoa Nội Tim Mạch theo dõi và điều trị tiếp.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng – Trưởng khoa Tim mạch cho biết: “Bệnh nhân có t.iền sử đau ngực trái, tăng huyết áp, gout, điều trị không đều ở nhà đã có nhiều con đau ngực trái nhưng ko đi khám. Những bệnh nhân có biểu hiện trên nên đi khám định kì để phát hiện những biến chứng do tăng huyết áp trong đó có biến chứng nguy hiểm là nhồi m.áu cơ tim.”
Tại khoa Nội Tim Mạch bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị nội khoa sau can thiệp, điều chỉnh thuốc chống đông nhằm tránh thuyên tắc stent động mạch vành. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng và xuất viện tại khoa nội tim mạch sau 6 ngày điều trị.
Bệnh nhân ra viện hoàn toàn không để lại di chứng, đây không chỉ là niềm vui của bệnh nhân và người nhà mà còn là minh chứng về trình độ chuyên môn, sự phối hợp nhịp nhàng của các bác sỹ, kỹ thuật viên của các khoa trong quy trình báo động đỏ toàn bệnh viện đa khoa Đức Giang.
Theo infonet