Học sinh cấp 2 đã nhiễm HIV, nguyên nhân do đâu?

Bản thân nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới (MSM) có nhu cầu QHTD lớn nhưng nhiều người thiếu kiến thức. Nhiều bạn học cấp 2, không ít bạn cấp 3 đã nhiễm HIV.

hoc sinh cap 2 da nhiem hiv nguyen nhan do dau 0ed 5384259

Nhiều nam đồng giới mới học cấp 2, cấp 3 đã nhiễm HIV

PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế cho biết, tình trạng gia tăng tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM rất nhanh. Trong khi các nhóm khác giảm nhiều thì nhóm này tăng nhanh trong vòng 5-7 năm gần đây. Trước đây 4% dương tính thì nay 12% có nơi 15% dương tính, trong đó dương tính mới trong vòng 1 năm chiếm tỉ lệ lớn. Hiện tỉ lệ nhiễm mới HIV trong nhóm MSM chiếm khoảng gần 50%.

ThS. BS Bùi Hoàng Đức, Phó trưởng Phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV/AIDS-Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết thêm, khi giám sát trọng điểm theo tỉ lệ nhiễm mới cho thấy nhóm MSM nhiễm mới cao hơn nhiều so với nhóm m.a t.úy và nhóm b.án d.âm (khoảng 1,7/100 nghìn người).

“Cảnh báo MSM là 1 trong những nhóm quần thể nhiễm HIV cao nhất trong số người nhiễm HIV trong giai đoạn sắp tới”, bác sỹ Đức nhấn mạnh.

Lo ngại tỷ lệ gia tăng nhiễm HIV trong nhóm MSM, TS. BS Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, trước đây HIV chỉ xảy ra trong cộng đồng người tiêm chích m.a t.úy, những năm 2001 tỉ lệ nhiễm HIV ở người tiêm chích là 30%. Thời gian gần đây tình hình nhiễm HIV thay đổi nhanh trong cộng đồng MSM là chủ yếu, chiếm tới 12%. Năm 2020 cứ 100 người MSM thì 12 người nhiễm HIV.

“Mỗi năm sẽ có 7% người trong cộng đồng MSM nhiễm HIV mới. Chúng ta thử làm một phép tính, hiện giờ đang là 12% nhiễm, sau 1 năm tăng thêm thành 19%. Nếu cứ tăng mỗi năm 7% liên tục mà không có biện pháp gì thì trong 10 năm tới toàn bộ quần thể MSM sẽ nhiễm HIV”, TS. Minh Tâm bày tỏ.

Thống kê cho thấy quần thể MSM hiện có 170.000 người nhưng chưa đầy đủ vì cộng đồng MSM có app hẹn hò, có nhu cầu quan hệ t.ình d.ục rất cao. Họ sử dụng app hẹn hò tìm bạn tình, thời điểm cao nhất kích hoạt cao nhất có đến 300 nghìn người tham gia. “Đó là con số ít nhất. Còn theo ước tính của quốc tế thì có ít nhất 2%-5% nam giới từ 15-49 t.uổi là cộng đồng MSM. Xã hội ngày càng cởi mở nên cộng đồng này bộc lộ ngày càng nhiều”, TS. Tâm nói.

Bác sỹ Bùi Hoàng Đức phân tích, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM thể hiện trong quan hệ t.ình d.ục (QHTD), họ không chỉ QHTD với nam mà cả với nữ. Kèm đó là hành vi sử dụng rượu, bia, m.a t.úy, chất kích thích làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm này. Ngoài ra, việc quan hệ với cả nam lẫn nữ là tăng nguy cơ lây nhiễm cả trong cộng đồng.

Bác sỹ Đức dẫn chứng, nghiên cứu của Chương trình Phòng chống AIDS thực hiện năm 2014 trên 500 MSM ở Hà Nội cho thấy: 42,4% người QHTD với 2-5 bạn tình trong vòng 1 tháng qua. Trong các yếu tố nguy cơ thì QHTD không an toàn là nguy cơ chủ yếu dẫn đến nhiễm HIV, tỉ lệ MSM sử dụng b.ao c.ao s.u thường xuyên khi QHTD chỉ dao động trong khoảng từ 40%-60%.

Còn theo bác sỹ Minh Tâm, bản thân người MSM có nhu cầu QHTD lớn nhưng nhiều người thiếu kiến thức. Trong lứa t.uổi dưới 18, dưới 24 nhiễm rất nhiều. “Khi chúng tôi đi làm ở cộng đồng chứng kiến nhiều bạn học cấp 2 đã nhiễm HIV, không ít bạn cấp 3 đã nhiễm HIV. Đây là tình trạng rất đáng báo động”.

Ngày càng nhiều nam giới quan hệ t.ình d.ục đồng tính nhiễm HIV

Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát tình hình bệnh nhân mới nhiễm HIV nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn.

Tại Hội thảo Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) 2018-2020 và kế hoạch 2021, diễn ra sáng 3/11, ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, bày tỏ sự quan ngại khi tỷ lệ nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới (MSM) nhiễm HIV đang gia tăng nhanh.

Trong những năm 2010-2012, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM chỉ khoảng 3%. Theo số liệu khảo sát mới nhất, tỷ lệ này đã vượt 10%, một số địa phương lên đến 12-15%. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ nhiễm mới ở nhóm MSM cũng đang tăng rất cao.

ngay cang nhieu nam gioi quan he tinh duc dong tinh nhiem hiv 0b9 5348201

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Ảnh: USAID/PATH Healthy Markets.

“Chúng ta có nhiều biện pháp để kiểm soát tình hình bệnh nhân nhiễm HIV mới nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn. Do đó, giải pháp hiệu quả nhất trong điều trị dự phòng HIV là PrEP”, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhấn mạnh.

Nghiên cứu từ Đại học Y Hà Nội cho thấy trong hơn 10.000 trường hợp đang sử dụng PrEP tại Việt Nam, nếu họ không dùng thuốc sẽ có 700 người nhiễm HIV mỗi năm. Khi tuân thủ biện pháp điều trị dự phòng, số lượng bệnh nhân mới được ghi nhận đến nay là 8. Đây là những trường hợp dương tính bất khả kháng do kháng thuốc, không tuân thủ điều trị.

Bên cạnh đó, Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Phó cục trưởng, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ quan đã áp dụng linh hoạt các giải pháp để đảm bảo nhiều người có thể sử dụng PrEP.

Từ khi triển khai đến nay, Việt Nam có 13.265 người sử dụng PrEP ít nhất một lần và 10.000 trường hợp đang dùng thuốc. Các địa phương có số người sử dụng cao nhất là TP.HCM (7.087), Hà Nội (3.010), Cần Thơ (1.730), An Giang (1.180).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *