Covid-19: Người không triệu chứng “lây truyền thầm lặng” cho 10% ca bệnh

Một nghiên cứu mới ước tính rằng những người chưa biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào sẽ lây bệnh cho khoảng 10% số trường hợp nhiễm.

Nghiên cứu đã ước tính tần suất lây truyền virus corona của người nhiễm trước khi các triệu chứng phát sinh.

Virus corona ( SARS-CoV-2) là virus mới, nên các nhà khoa học đang cấp bách tìm để hiểu cách thức hoạt động của nó. Phát hiện từ các nghiên cứu để định hướng công tác ứng phó với dịch bệnh và giúp các cơ quan chức năng thiết kế các biện pháp can thiệp và ngăn chặn.

covid19 nguoi khong trieu chung lay truyen tham lang cho 10 ca benh 400 4772442

Các nhà khoa học từ Trường Đại học Texas ở Austin đang cố gắng tìm hiểu xem virus có thể lây lan nhanh chóng như thế nào. Những phát hiện gần đây của họ đang chờ công bố trên tạp chí Emerging Infectious Diseases.

Thời gian nối tiếp

Nghiên cứu có sự tham gia của các nhà khoa học từ Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Hồng Kông. Họ đặc biệt quan tâm tìm hiểu xem SARS-CoV-2 có thể lây lan nhanh đến mức nào.

Khi ước tính tốc độ lây lan của virus, các nhà nghiên cứu chú ý đến hai yếu tố chính:

1. Số bị lây – số người có thể bị lây từ một người nhiễm virus.

2. Thời gian nối tiếp – thời gian từ khi một người phát triển triệu chứng của bệnh đến khi người thứ hai bị nhiễm và phát triển triệu chứng.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy thời gian nối tiếp của SARS-CoV-2 là khoảng 4 ngày.

Họ giải thích rằng thời gian nối tiếp càng ngắn sẽ làm cho dịch bệnh càng khó kiềm chế và càng dễ lan nhanh.

“Ebola, với thời gian nối tiếp vài tuần, dễ kiềm chế hơn nhiều so với cúm, có thời gian nối tiếp chỉ vài ngày. Cơ quan y tế ứng phó với dịch Ebola có nhiều thời gian hơn để xác định và cách ly các trường hợp trước khi họ lây nhiễm sang người khác”, GS Lauren Ancel Meyers từ Đại học Texas ở Austin giải thích. “Các dữ liệu cho thấy virus corona có thể lây lan như cúm. Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải hành động nhanh chóng và tích cực để kiềm chế mối đe dọa mới này”.

“Lây truyền thầm lặng”

Lây truyền thầm lặng xảy ra khi một người nhiễm virus không biểu hiện triệu chứng nào nhưng lại làm lây virus sang người khác. Nghiên cứu mới là một trong những nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng này của SARS-CoV-2.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 450 báo cáo ca bệnh từ 93 thành phố của Trung Quốc.

Họ đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục nhất cho đến nay rằng người nhiễm có thể lây truyền virus trước khi các triệu chứng bắt đầu, một kịch bản được gọi là lây truyền t.iền triệu chứng.

Các tác giả ước tính rằng những người chưa phát triển triệu chứng lây truyền cho khoảng 10% số trường hợp bệnh trong nghiên cứu.

Không rõ lây truyền không triệu chứng hoặc t.iền triệu chứng đóng vai trò đến mức nào trong đại dịch virus corona. Nhưng những phát hiện này có thể giúp đưa ra dự đoán tốt hơn về cách thức hoạt động của virus.

Vẫn còn những câu hỏi

Một số người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng và có khả năng chỉ 1-3% số người được gọi là người mang mầm bệnh không triệu chứng.

Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp Covid-19, có một độ trễ giữa n.hiễm t.rùng và bắt đầu các triệu chứng, được gọi là thời gian ủ bệnh.

Thời gian từ khi bị nhiễm đến khi có triệu chứng có thể từ 2 – 14 ngày.

Một nghiên cứu gần đây tìm hiểu về thời gian ủ bệnh đã kết luận rằng khoảng thời gian trung bình để các triệu chứng phát triển là 5,1 ngày và 97,5% số người phát triển các triệu chứng trong vòng 11,5 ngày.

Hiểu về mức độ lây truyền virus từ những người t.iền triệu chứng là rất quan trọng.

“Điều này cung cấp bằng chứng cho thấy các biện pháp kiểm soát rộng rãi, bao gồm cách ly, kiểm dịch, đóng cửa trường học, hạn chế đi lại và hủy bỏ các sự kiện tập trung đông người là rất cần thiết. Lây truyền từ người không có triệu chứng chắc chắn làm cho việc ngăn chặn dịch bệnh trở nên khó khăn hơn”. GS Lauren Ancel Meyers giải thích

Các tác giả của nghiên cứu cũng nói rõ rằng, khi số người nhiễm virus tăng lên, ước tính mới nhất của họ có thể thay đổi.

Với độ ngũ các nhà khoa học đang làm việc suốt ngày đêm để tìm hiểu cách thức hoạt động của virus, chúng ta sẽ cần chờ thêm dữ liệu trước khi có thể đưa ra kết luận chắc chắn về tỷ lệ lây truyền thầm lặng.

Cẩm Tú

Theo MNT/dantri.vn

Các nhà khoa học tiết lộ cách cơ thể chống lại Covid-19

Các nhà khoa học tại Úc cho biết, đây là lần đầu tiên họ lập được bản đồ về cách mà hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với Covid-19, một bước đi quan trọng trong nỗ lực tạo ra vắc-xin cho con người.

cac nha khoa hoc tiet lo cach co the chong lai covid19 508 4771431

Các nhà nghiên cứu đã có dịp theo dõi quá trình phát triển của các tế bào bạch cầu chống lại Covid-19 – Ảnh chụp màn hình

Theo Sky News, các nhà nghiên cứu tại Viện n.hiễm t.rùng và miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne (Úc) đã có thể kiểm tra các mẫu m.áu ở bốn thời điểm khác nhau ở một phụ nữ khỏe mạnh ở độ t.uổi 40, từ giai đoạn xuất hiện Covid-19 với các triệu chứng nhẹ đến trung bình.

Báo cáo, được công bố trên tạp chí y học Nature Medicine, tập trung vào một phụ nữ 47 t.uổi đến từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, người tới Úc 11 ngày trước khi cô bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh.

Cô tìm đến trung tâm Melbourne A & E với các triệu chứng đau họng, ho khan, đau ngực, viêm màng phổi, khó thở và sốt. Trước đó, cô là một người có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, khi xuất hiện triệu chứng cô cũng không tự tiện dùng thuốc kê đơn. Sau khi tới khám, tình trạng của cô dần được kiểm soát thông qua chuyền điện giải (bù nước qua tĩnh mạch) mà không cần dùng đến ống thở ô-xy. Thậm chí, họ cũng không dùng đến thuốc kháng sinh, steroid (thuốc chống viêm) hoặc các loại thuốc khác.

Nhờ đó, nhóm nghiên cứu đã có cơ hội sử dụng các mẫu m.áu của cô để lập bản đồ phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với virus. Một trong những tác giả của công trình nghiên cứu này là tiến sĩ Nguyễn Oanh cho biết, đây là lần đầu tiên chúng ta có một báo cáo về phản ứng miễn dịch diện rộng đối với Covid-19.

Tiến sĩ Oanh cho biết thêm: “Chúng tôi đã xem xét toàn bộ chuỗi phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân này bằng những kiến thức mà chúng tôi đã tích lũy trong nhiều năm để xem xét các phản ứng của hệ miễn dịch ở một bệnh nhân nhập viện do cúm. Ba ngày sau khi bệnh nhân được nhập viện, chúng tôi đã thấy một số lượng lớn tế bào miễn dịch xuất hiện, đây thường là dấu hiệu cơ thể hồi phục sau khi nhiễm bệnh cúm theo mùa. Do vậy, chúng tôi dự đoán rằng bệnh nhân sẽ tự hồi phục sau ba ngày nữa, đó cũng là điều đã diễn ra”.

Cùng với Giáo sư Kinda Kedzierska, một nhà nghiên cứu miễn dịch bệnh cúm hàng đầu tại Đại học Melbourne của Úc, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Oanh đã có dịp mổ xẻ các phản ứng miễn dịch dẫn đến sự phục hồi thành công từ Covid-19, đây có thể được coi là vén màn bí mật nhằm tìm ra một loại vắc-xin đặc hiệu để chống lại dịch bệnh đang lan nhanh trên toàn cầu hiện nay.

Theo thanhnien.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *