“Trái tim tan vỡ” là một bệnh lý cơ tim, nếu không kịp thời phát hiện, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng
Bác sĩ (BS) Nguyễn Đức Vũ, Giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn, cho biết “trái tim tan vỡ” (tên tiếng Anh là “broken heart”) còn có tên ban đầu là Takotsubo, được báo cáo lần đầu tại Nhật Bản từ năm 1990.
Khi nỗi đau trở thành mối nguy
“Trái tim tan vỡ” là một bệnh lý cơ tim, trong đó tâm thất trái giãn lớn như một quả bóng nhưng khi chụp động mạch vành lại không thấy bị hẹp. Nếu không kịp thời phát hiện, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng; ngược lại, phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân thường hồi phục tốt.
Đưa mẹ đi khám tim mạch tại một bệnh viện (BV) tư nhân ở TP HCM, anh Trần D., Việt kiều Mỹ, cho biết anh trai mình vừa mất vì ung thư, nên anh lo lắng cho sức khỏe của mẹ. Khi còn ở Mỹ, cách nay 3 năm khi cha anh mất, hôm đưa tang, mẹ anh đã ngã quỵ dù bà mới 60 t.uổi và là dân thể thao có sức khỏe rất tốt. “BS bảo mẹ tôi bị hội chứng “trái tim tan vỡ”, lần ấy qua khỏi nhưng dặn chúng tôi phải cẩn thận, vì cái này có thể tái phát. Hôm nay, tôi đưa mẹ đi chụp mạch vành để có gì còn can thiệp sớm” – anh D. nói.
Nếu có những triệu chứng bất thường về tim mạch, cần đi khám bệnh ngay. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
BS Nguyễn Đức Vũ phân tích nguyên nhân chính xác của tình trạng này chưa được biết rõ nhưng người ta cho rằng một số yếu tố gây stress, cảm xúc mạnh như mất đi người thân hoặc biến cố thể chất có thể dẫn đến “trái tim tan vỡ”. Những yếu tố và biến cố này làm tiết quá mức nội tiết tố như andrenalin làm ảnh hưởng đến tim. Tuy nhiên 30% các trường hợp lại không tìm được nguyên nhân rõ ràng.
BS Nguyễn Đức Vũ nói thêm trong một số trường hợp, “trái tim tan vỡ” hay bị chẩn đoán nhầm là cơn đau tim cấp nhưng khi dùng các biện pháp chuyên khoa kiểm tra thì nó lại thiếu đi các dấu hiệu quan trọng của một cơn đau tim.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), “trái tim tan vỡ” thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Ngoài các lý do quá buồn như mất người thân, một cuộc ly dị, chia tay một mối quan hệ, bị phản bội hay bị từ chối tình cảm thì lý do quá vui chẳng hạn như t.rúng s.ố cũng là nguyên nhân dẫn đến “trái tim tan vỡ”.
Trái tim khỏe mạnh cũng “tan vỡ”
Theo BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Thống Nhất, một điều cần lưu ý là “trái tim tan vỡ” cũng có thể xuất hiện ở cả những người chưa từng bị bệnh lý tim mạch nào trước đó. Với người không có chuyện buồn gia đình, là người trước giờ luôn khỏe mạnh, đột nhiên có các triệu chứng đặc trưng của tim mạch khẩn cấp như mệt, khó thở, đau ngực, ngất… thì cần đến BV kiểm tra ngay.
Minh chứng cho lưu ý vừa nói trên là năm 2017, 3 đám tang liên tiếp vì “trái tim tan vỡ” từng gây chấn động ở South Shields (Anh). Vụ việc khiến BS phải yêu cầu toàn bộ gia đình, bà con của các nạn nhân đến BV kiểm tra, thực hiện các biện pháp tầm soát chuyên sâu. Vài giờ sau cái c.hết tự nhiên vì t.uổi già của ông cố mà cậu bé Jak Fada (10 t.uổi) hết mực yêu thương, cậu bé cho biết bị đau ngực rồi đột ngột qua đời tại BV. Sau 2 cái c.hết cách nhau chưa đầy 22 giờ này, bà Ashley Tomlin (32 t.uổi), mẹ của Jak, cũng bắt đầu có biểu hiện lạ và c.hết theo con trai vài tuần sau đó. Trước đó, 2 mẹ con không hề có bệnh tim mạch.
BS Nguyễn Đức Vũ lưu ý đau ngực là dấu hiệu phổ biến nhất khi một người đối mặt với hội chứng “trái tim tan vỡ”. Thống kê ghi nhận có 70%-90% bệnh nhân mắc hội chứng “trái tim tan vỡ” bị đau ngực, khoảng 20% có biểu hiện khó thở. Một số người còn bị phù phổi cấp. Chụp mạch vành là biện pháp đang được y khoa sử dụng để phân biệt “trái tim tan vỡ” và các vấn đề tim mạch khác.
“Mặc dù bệnh thường hồi phục tốt nhưng những triệu chứng và bất thường của tim cần được điều trị chặt chẽ để tránh biến chứng và giúp tim hồi phục. Phổ biến nhất là dùng thuốc. Một số ít bệnh nhân sẽ gặp biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, sốc tim; đột quỵ; rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, có thể ngưng tim… Do đó, khi có biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần nên đi khám ngay. Bệnh nhân có thể tái phát bệnh trong tương lai, vì vậy sau khi điều trị thành công, người bệnh sẽ được BS tư vấn cách để kiểm soát stress và xúc cảm để dự phòng nguy cơ tái phát bệnh” – BS Nguyễn Đức Vũ tư vấn.
Theo AHA, nếu được điều trị tốt, người bị hội chứng “trái tim tan vỡ” có thể hồi phục chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần, nhanh hơn nhiều so với mốc vài tháng của một cơn đau tim.
Lưu ý khi nhà có chuyện buồn
BS Trương Quang Anh Vũ khuyến cáo sau khi chuyện buồn xảy ra, hãy giúp bản thân và những người thân khác (nhất là những người có tâm lý không ổn định, dễ bị tác động bởi sự căng thẳng, đau khổ…) tránh những sự việc có thể gây thêm xúc động mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ chất, chú ý kiểm soát bệnh mạn tính nếu đang bị. Có thể đến gặp BS tâm lý – tâm thần để được kê toa thuốc giảm lo âu.
Ý Linh – Anh Thư (nld.com.vn)
Đột nhiên cảm thấy vị chua trong miệng, hãy đi khám tim ngay!
Khi bị đau tim, các mạch m.áu chính cung cấp m.áu cho tim bị tắc nghẽn, khiến một phần cơ tim đột nhiên bị thiếu nguồn m.áu cung cấp.
Thật bất ngờ, một dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đau tim là cảm thấy vị chua trong miệng – Ảnh minh họa: Shutterstock
Với bệnh này, cần phải điều trị kịp thời, vì cơ tim khi bị tắc nghẽn nguồn cung cấp m.áu, sẽ có nguy cơ tổn thương vĩnh viễn, nếu tình trạng kéo dài. Dòng m.áu bị cắt đứt có thể làm hỏng hoặc phá hủy cơ tim.
Không phải tất cả các vấn đề về tim đều có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Có thể chỉ bắt đầu với cảm giác mơ hồ như không khỏe, đau bụng hoặc buồn nôn, theo Express.
Nhiều người thường bị nhầm lẫn các triệu chứng này với những chứng bệnh thông thường và không quan tâm.
Tuy nhiên, không nên bỏ qua những triệu chứng này vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim nguy hiểm.
Trong đa số trường hợp, lưu lượng m.áu bị tắc nghẽn là do sự tích tụ chất béo và cholesterol – tạo thành mảng bám.
Bác sĩ Mark Perlroth (chuyên khoa nội – tim mạch tại Portola Valley, CA, Mỹ), cho biết: Đôi khi các cơn đau tim giống y chang như khó tiêu, vì vậy cần phải nhận biết sự khác biệt giữa 2 bệnh này.
Thật bất ngờ, một dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đau tim là cảm thấy vị chua trong miệng, Pen Medicine, cơ quan Y tế của Đại học Pennsylvania (Mỹ), cho biết.
Một cơn đau tim thầm lặng có các triệu chứng: khó tiêu, ợ nóng và mệt mỏi rã rời không giải thích được.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu cảnh báo khác của cơn đau tim như sau, theo Express.
Đau, tức ngực kéo dài hơn vài phút hoặc hết rồi đau lại
Đau hoặc khó chịu lan ra ở các khu vực khác của cơ thể, như ở 1 hoặc cả 2 cánh tay, lưng, cổ, vai, hàm hoặc dạ dày
Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi
Đổ mồ hôi không rõ lý do, buồn nôn, nôn hoặc khó tiêu nghiêm trọng và yếu rã rời
Mệt mỏi khác thường hoặc mất ngủ
Tim đ.ập nhanh hoặc chóng mặt
Cảm giác hoảng loạn như sắp c.hết
Khó tiêu thường xuyên hoặc khó tiêu nặng nhưng không ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn
Nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường kể trên, hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức.
Phụ nữ có nguy cơ cao bị cơn đau tim thầm lặng hơn nam giới.
Phụ nữ thường hay bị khó thở, đau lưng hoặc đau quai hàm, buồn nôn và nôn. Đây có thể là lý do tại sao một số phụ nữ bị đau tim nhưng thường bỏ qua các triệu chứng vì cho là cảm cúm hoặc các bệnh thông thường khác.
Làm thế nào để ngăn ngừa cơn đau tim?
Cơ quan y tế Penn Medicine (Mỹ) khuyến cáo: Tốt nhất là thực hiện các bước để ngăn chặn cơn đau tim ngay từ đầu.
Ngoài một số yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát, như t.uổi và t.iền sử gia đình mắc bệnh tim. Còn có những yếu tố có thể kiểm soát để giảm nguy cơ đau tim, gồm huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường, theo Express.
Những thay đổi lối sống để ngăn ngừa cơn đau tim, như:
Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau và protein nạc
Vận động nhiều hơn: Tăng cường đi bộ hoặc đi cầu thang
Kiểm soát căng thẳng bằng cách hít thở sâu, hạn chế rượu và bỏ t.huốc l.á
Theo Thanh niên