Người cao t.uổi, người có các bệnh lý nền, hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng, tiếp xúc với người khác.
Khuyến cáo được Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đưa ra ngày 19/3. Những người này khi có vấn đề về sức khỏe phải liên hệ ngay với y tế xã, phường, bác sĩ gia đình. Trong trường hợp thực sự cần thiết, diện cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (như hết thuốc, cần chỉnh liều…). Luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài.
Các địa phương thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ đầy đủ, ưu tiên khai cho người từ 60 t.uổi trở lên và người có bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm hoặc các bệnh lý khác. Các cơ sở y tế cấp phát thuốc điều trị cho bệnh mạn tính cho nhóm người này với thời gian dài hơn so người khác, tối thiểu 2 tháng.
Theo các chuyên gia y tế, Covid-19 chủ yếu nghiêm trọng khi xảy ra với người già. 15% bệnh nhân trên 80 t.uổi t.ử v.ong, 8% ở độ t.uổi 70. Thực tế, trong 60 người đang điều trị tại Việt Nam, có 2 bệnh nhân chuyển nặng đều cao t.uổi, một người 64 t.uổi và một người 69 t.uổi. Hai người này còn mắc các bệnh nền như rối loạn t.iền đình, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện K được các y bác sĩ đo thân nhiệt, rửa tay, đeo khẩu trang phòng dịch, ngày 17/3. Ảnh: Ngọc Thành.
Theo các chuyên gia, điểm bất lợi của người cao t.uổi đối với bệnh truyền nhiễm là khả năng chống đỡ với bệnh tật và thích nghi với môi trường suy giảm. Phổi giảm dung tích, lồng ngực thu hẹp, màng nhầy giảm, lực ho yếu, do vậy người cao t.uổi rất dễ bị viêm đường hô hấp. Tim phì đại, khả năng điều hòa và thích nghi của họ cũng kém…
Ngoài ra, người cao t.uổi dễ mắc nhiều bệnh cùng lúc. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy trung bình người cao t.uổi mắc 2,6 bệnh, người trên 80 t.uổi mang 6,8 bệnh.
Để đề phòng lây các bệnh đường hô hấp, người cao t.uổi nên ở nhà trong thời gian này. Tăng cường nếp sống lành mạnh, sử dụng khẩu trang, vệ sinh cá nhân, ăn, ngủ, nghỉ điều độ. Nếu bị các bệnh mạn tính nên uống thuốc đủ liều, đúng cách để bệnh ổn định.
Đặc biệt khi có những biểu hiện sức khỏe như ho, sốt, khó thở, cần báo cho cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế đến tận nơi thăm khám và chăm sóc.
Đến chiều 19/3, Việt Nam ghi nhận 76 bệnh nhân Covid-19, trong đó 16 người đã khỏi bệnh từ tháng trước, 60 bệnh nhân đang điều trị. Hiện 15 tỉnh thành xuất hiện bệnh nhân Covid-19.
Theo VNE
WHO trả lời 14 thắc mắc giúp bạn phòng lây nhiễm virus corona
Dưới đây là các infographic mới nhất được Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam phối hợp cùng Bộ Y tế, giải đáp những thắc mắc liên quan đến phòng lây nhiễm nCoV.
Virus corona mới chỉ lây bệnh ở người già, hay người trẻ cũng bị bệnh?
Máy quét thân nhiệt có hiệu quả như thế nào trong việc phát hiện người bị nhiễm virus corona mới (2019-nCoV) ?
Virus corona mới có thể tồn tại ở vùng khí hậu nóng ẩm không?
Ăn tỏi có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus corona mới không?
Nếu uống nhiều nước giúp giảm đau họng, vậy uống nhiều nước có giúp khỏi bị nhiễm 2019-nCoV không?
Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus corona mới không?
Nước súc miệng có thể bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm virus corona mới?
Vắc xin phòng bệnh viêm phổi có thể bảo vệ bạn khỏi virus nCoV không?
Nhận thư hoặc bưu kiện từ Trung Quốc có an toàn không?
Có thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị virus corona mới không?
Kháng sinh có thể phòng và điều trị virus corona mới không?
Khói và khí từ pháo hoa và pháo có thể phòng virus corona mới?
Uống rượu, bia có bảo vệ khỏi bị nhiễm virus corona mới không?
Động vật nuôi có thể lây truyền virus corona mới 2019-nCoV không?
Nguyễn Liên
Theo WHO/vietnamnet