Gạo lứt có hàm lượng magiê và chất xơ cao, giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt và có nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng. Không giống như gạo trắng, cám được giữ lại trong gạo lứt là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho người sử dụng.
Gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt và có nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng. Ảnh: Internet
Gạo trắng không có tất cả chất dinh dưỡng do chúng trải qua quá trình xay xát. Gạo xay xát thường được đ.ánh bóng trước khi đưa ra thị trường. Ngoài việc loại bỏ vỏ trấu và cám, các chất dinh dưỡng thiết yếu trong gạo trắng cũng bị loại bỏ một phần nào đó trong quá trình này.
Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng cũng như so sánh tác dụng đối với sức khỏe của hai loại gạo này, theo Boldsky.
Chỉ số đường huyết:
Chỉ số Glycemia (GI) là chỉ số đường huyết của thực phẩm, chúng số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. GI càng cao, thức ăn sẽ được tiêu hóa càng nhanh và ngược lại. Tiêu thụ thực phẩm có GI thấp có thể giúp giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim…
Theo báo cáo, gạo trắng có GI cao hơn so với gạo lứt. Tuy nhiên, GI khác nhau tùy theo giống lúa mà một người ăn.
Hàm lượng chất xơ:
Gạo lứt có nhiều chất xơ và chất chống ôxy hóa, cũng như có nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng hơn gạo trắng. 100 g gạo lứt nấu chín cung cấp 1,8 g chất xơ, trong khi 100 g gạo trắng chỉ cung cấp 0,4 g chất xơ.
Hàm lượng calo:
Hàm lượng calo trong thực phẩm, là một trong những thành phần quan trọng giúp quyết định lợi ích của thực phẩm đối với cơ thể con người.
Gạo lứt thường chứa lượng calo cao hơn một chút so với gạo trắng. Tuy nhiên, chất xơ trong gạo lứt nhiều hơn nhiều so với gạo trắng. Chính vì thế, tiêu thụ gạo lứt sẽ không góp phần gây tăng cân đột ngột.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Gạo lứt có hàm lượng magiê và chất xơ cao, giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu trong cơ thể.
Các nghiên cứu gần đây cho rằng tiêu thụ gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Gạo lứt có GI là 50 và gạo trắng có GI là 89, điều này cho thấy gạo trắng làm tăng lượng đường trong m.áu nhanh hơn nhiều so với gạo lứt.
Nguy cơ mắc bệnh tim:
Gạo lứt có chứa các hợp chất gọi là lignans, giúp bảo vệ tim và chống lại bệnh tật. Lignans đã được chứng minh là làm giảm lượng chất béo trong m.áu, hạ huyết áp và giảm viêm trong động mạch. Ngoài ra, trong gạo lứt cũng chứa nhiều cholesterol tốt, theo Boldsky.
Cả gạo lứt và gạo trắng đều có những thành phần dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế, tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người mà có cách chọn gạo sao cho phù hợp.
Theo plo.vn
Cách giảm cân cho trẻ béo phì mà không làm trẻ yếu, mệt
Với những trẻ béo phì thì vẫn cần có 1 chế độ ăn hợp lý, cần ăn nhiều hơn vào bữa sáng và bữa trưa, giảm hơn vào bữa tối. Vì buổi tối cơ thể không cần năng lượng cho hoạt động cho nên nếu ăn nhiều sẽ tích trữ thành chất béo, tăng cân.
Ảnh minh họa: Internet
Nhà tôi có trẻ 13 t.uổi, bị béo phì. Cháu rất háu ăn và thèm ăn, luôn xin thêm đồ ăn. Nếu không cho thì rất tội cho cháu nó. Xin chương trình tư vấn cách giảm tình trạng béo phì mà không ảnh hưởng sức khoẻ của trẻ. Xin cảm ơn bác sỹ ạ.
vuvannhan1951@gmail.com
PSG.TS. Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề – Viện Dinh dưỡng Quốc gia trả lời:
Với những trẻ béo phì thì vẫn cần có 1 chế độ ăn hợp lý, cần ăn nhiều hơn vào bữa sáng và bữa trưa, giảm hơn vào bữa tối. Vì buổi tối cơ thể không cần năng lượng cho hoạt động cho nên nếu ăn nhiều sẽ tích trữ thành chất béo, tăng cân.
Trước khi ăn cơm nên cho trẻ ăn 1 bát rau hoặc 1 bát canh, sẽ làm trẻ no hơn và không ăn nhiều cơm và thức ăn. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn gạo lứt hoặc gạo lật nảy mầm (gạo lứt đã nảy mầm), các gạo này có chỉ số đường huyết thấp, phân giải đường chậm sẽ làm trẻ no lâu hơn và giảm thừa cân béo phì.
THÁI HÀ
Theo T.iền phong