Cách vệ sinh nhà cửa tránh lây lan virus corona

Trước tình hình đại dịch Covid-19 trên khắp thế giới, chúng ta cần biết cách vệ sinh đúng cách để tránh lây lan bệnh tật và giảm nguy cơ lây nhiễm trong căn nhà của mình.

cach ve sinh nha cua tranh lay lan virus corona 227 4770445

Virus corona chủ yếu lây từ người sang người qua nước bọt hoặc các dịch cơ thể khác dưới dạng các giọt li ti lơ lửng trong không khí do người bệnh ho hoặc hắt hơi ra.

Đồ vật và bề mặt nhiễm virus cũng là vật trung gian truyền bệnh. Hiện nay vẫn chưa ai rõ mức độ nguy hiểm của những vật trung gian này trong việc làm lây truyền virus corona mới, nhưng vai trò của chúng trong việc làm phát tán và lây lan virus SARS và MERS thì đã được khẳng định rõ ràng. Nếu một người chạm tay vào đồ vật hay bề mặt nhiễm virus rồi sờ lên mũi, miệng và mặt thì sẽ dễ làm virus xâm nhập vào cơ thể.

Vì thế việc vệ sinh nhà cửa là một cách giảm nguy cơ lây nhiễm virus corona và các mầm bệnh khác.

Sự khác biệt giữa làm sạch và khử trùng

Làm sạch là cách làm bằng tay hoặc bằng dụng cụ để lấy đi các vật chất hữu cơ như là vi trùng và bụi đất trên các bề mặt. Khử trùng là dùng hóa chất để g.iết vi trùng trên các bề mặt. Làm sạch rất quan trọng vì các vật chất hữu cơ bám trên bề mặt có thể ngăn chặn hoặc giảm tác dụng của các chất khử trùng trong việc diệt vi trùng.

cach ve sinh nha cua tranh lay lan virus corona 8bb 4770445

Nhấn để phóng to ảnh

Động tác làm sạch bề mặt theo hình chữ S liên tục để tránh tái nhiễm bẩn bề mặt đó.

Virus corona có thể sống bao lâu trong nhà?

Cho đến nay không ai biết chắc virus corona mới sống được bao lâu trên các bề mặt. Nếu virus này cũng giống như các virus corona khác thì nó chỉ sống được trong vài giờ, nhưng cũng có khả năng là nó sống được đến vài ngày. Nó sống được bao lâu còn tùy vào nhiệt độ, độ ẩm và bề mặt mà nó bám vào là gì.

Những thứ gì trong nhà có thể nhiễm virus?

Thật khó có thể trả lời chính xác được. Khi một người ho hoặc hắt hơi, nhất là nếu họ không che miệng thì các bề mặt ở gần đều bị nhiễm. Tay thường là thủ phạm đưa các mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác, vì thế các đồ dùng, bề mặt mà mọi người thường sờ vào là có nguy cơ bị nhiễm cao nhất.

Những đồ vật chúng ta thường chạm vào nhiều nhất trong nhà là điều khiển TV, cánh tủ lạnh, tủ bếp, mặt bếp, vòi nước và tay nắm cửa. Và tất nhiên, có những thiết bị như điện thoại và iPads nữa, nhưng hai thứ này ít khi được dùng chung hay có người khác ngoài chủ nhân chạm vào.

Nên dùng gì để làm sạch?

Virus corona là một cấu trúc yếu và dễ bị tổn thương trong môi trường. Cả nhiệt và chất tẩy, ví dụ như xà phòng, có thể vô hiệu hóa virus.

Bề mặt bị nhiễm bẩn

Nếu một bề mặt bị nhiễm bẩn hoặc bạn cho rằng nó có thể bị nhiễm bẩn thì làm sạch nó bằng một chất khử trùng thường dùng trong gia đình cũng có thể diệt được virus. Bạn nhớ rửa tay sau khi làm sạch bề mặt đó (hoặc dùng dung dịch rửa tay có chứa cồn) và tránh chạm tay lên mắt, miệng hoặc mũi.

Có nhiều cách khác để làm sạch, ví dụ như dùng khăn giấy, khăn vải hoặc khăn lau sử dụng 1 lần.

Cách bạn làm sạch cũng rất quan trọng để tránh cho các bề mặt bị “tái nhiễm” bẩn ngay trong quá trình làm sạch. Hãy làm sạch từ đầu này sang đầu kia của bề mặt với thao tác hình chữ S nối tiếp nhau. Nếu bạn dùng khăn vải giặt lại được, hãy nhớ giặt kĩ và phơi khô sau khi dùng. Giặt bằng máy giặt và dùng bột giặt hay nước giặt thông thường cũng có thể diệt được virus, đặc biệt là với nước nóng thì càng tốt.

Bát đũa thìa

Rửa bát bằng nước nóng và nước rửa bát là đủ.

Quần áo chăn màn

Dùng mức nước nóng nhất có thể để giặt đồ bẩn và phơi hoặc sấy khô hoàn toàn, bạn nhớ để ý đến hướng dẫn của nhà sản xuất cho các loại vải để tránh làm hỏng.

Giặt đồ của người ốm riêng. Nếu bạn cần giặt khăn hay ga trải giường, nhớ không giũ bụi những thứ này trước khi giặt để giảm nguy cơ nhiễm bẩn các bề mặt khác.

Rửa tay ngay sau khi chạm vào đồ bẩn.

Phòng ngừa là tốt nhất

Hãy nhớ rằng các bề mặt có vai trò quan trọng trong việc truyền mầm bệnh, vì thế bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm bẩn ngay từ đầu cũng quan trọng không kém gì làm sạch chúng. Bạn có thể làm một số điều sau đây để các bề mặt trong nhà đỡ bị nhiễm bẩn: che miệng khi ho và hắt hơi, tốt nhất là bằng khăn giấy, nếu không thì đưa cẳng tay lên che, và rửa tay ngay sau đó; rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Cần làm gì nếu trong nhà có người ốm?

Bố trí một phòng riêng cho người ốm, nếu được thì chọn phòng tách biệt với các khu vực khác trong nhà và có nhà vệ sinh riêng trong phòng đó. Làm sạch căn phòng này thường xuyên. Nếu không thể bố trí phòng riêng cho người ốm, hãy chọn một góc sao cho ít người qua lại nhất và hạn chế số người trong nhà tiếp xúc gần với người ốm.

Phạm Hường

Theo dantri.com.vn/The Conversation

Không phải dùng tay che, dạy trẻ ho hay hắt hơi đúng như cách này mới hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus corona

Virus corona có thể lây lan trực tiếp từ người qua người nếu tiếp xúc gần. Để phòng tránh rủi ro, cha mẹ nên lưu ý con cái một số điều quan trọng dưới đây mỗi khi ho hoặc hắt hơi.

Dịch corona ngày càng diễn biến phức tạp. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 20.438 trường hợp nhiễm bệnh và 426 ca t.ử v.ong. Virus nguy hiểm này bắt nguồn từ Vũ Hán và đã lây lan sang nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng đã xác nhận có bệnh nhân dương tính với virus corona. Ngày 30/1 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu với sự lây lan của loại virus này. Triệu chứng chung của những người nhiễm virus corona là ho, tức ngực, khó thở, đau họng và sốt. Thời gian ủ bệnh từ 0-14 ngày.

khong phai dung tay che day tre ho hay hat hoi dung nhu cach nay moi han che nguy co lay nhiem virus corona 409 4763273

Chỉ trong thời gian ngắn đã có hơn 20 nghìn người bị lây nhiễm virus corona. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu với sự lây lan của loại virus này (Ảnh minh họa).

Trước sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang khi ra đường và tránh tụ tập đông người. Virus corona lây qua tiếp xúc trực tiếp, qua đường hô hấp như ho hoặc hắt hơi và chạm vào những bề mặt đã bị nhiễm virus. Trong cẩm nang của UNICEF có một số lưu ý quan trọng cần nhớ để hạn chế sự lây lan các loại vi khuẩn, virus đó là: Dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi để giảm nguy cơ lây nhiễm.

khong phai dung tay che day tre ho hay hat hoi dung nhu cach nay moi han che nguy co lay nhiem virus corona 24d 4763273

Dùng khuỷu tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Video hướng dẫn dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi của UNICEF.

Cha mẹ hãy nhắc nhở con cái không nên dùng bàn tay để che mũi, miệng khi ho hay hắt hơi bởi sẽ khiến vi khuẩn lưu trú trên đó. Các bé sẽ cầm nắm nhiều thứ khác nhau rồi lại chạm tay vào mắt, đây là con đường khiến trẻ nhiễm bệnh khá nhanh và dễ dàng. Ngoài ra khi trẻ ho, hắt hơi, rất nhiều vi khuẩn được giải phóng vào không khí và lây lan sang nhiều người khác.

Tốt nhất cha mẹ nên dạy trẻ dùng khuỷu tay hoặc giấy ăn để che miệng khi ho, hắt hơi rồi vứt bỏ ngay lập tức. Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi ho, hắt hơi, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn, sau khi chơi với vật nuôi.. để loại bỏ vi khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và những người xung quanh.

Theo Trí Thức Trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *