Sữa là món đồ uống rất bổ dưỡng, nhưng nếu kết hợp với một số loại thực phẩm ‘đại kỵ’ lại có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hại khủng khiếp cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Có một số sản phẩm khi ăn cùng với nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến từ lành thành độc hoặc bị khử những thành phần vi lượng có trong các thực phẩm thành loại thực phẩm không còn giá trị dinh dưỡng để bổ sung cho cơ thể nữa như: Vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt…
Mặt khác, trong quá trình chế biến thực phẩm, sự kết hợp giữa một số thực phẩm có thành phần chất kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe, gây ngộ độc…
Sữa và chuối
Thực phẩm này không nên kết hợp với sữa vì có thể hình thành độc tố gây ra sự nặng nề cho cơ thể, khó tiêu và làm giảm tư duy. Nếu bạn thích sinh tố chuối, bạn nên chọn chuối chín, đồng thời thêm bạch đậu khấu hoặc nhục đậu khấu để kích thích tiêu hóa.
Ảnh minh họa: Internet
Sữa và dứa
Chất bromelain trong dứa khi kết hợp với sữa có thể gây đau đầu, đau bụng, buồn nôn, n.hiễm t.rùng, tiêu chảy, đặc biệt rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Sữa đậu nành và trứng
Trứng là một trong những nguồn cung cấp protein lớn nhất cho bạn. Tuy nhiên, khác với các loại sữa thông thường, sữa đậu nành có khả năng ức chế hoạt động của enzyme protease. Enzyme này có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bạn. Chính vì thế, nếu ăn trứng cùng lúc với sữa đậu nành bạn sẽ không thể hấp thụ được toàn bộ số protein của trứng.
Ảnh minh họa: Internet
Sữa chua và thịt giăm bông
Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có thể làm bạn mắc bệnh ung thư nếu dùng chung với thịt giăm bông. Những người bán hàng thường có xu hướng thêm nitrat vào trong thịt để tránh nhiễm botulinum, một dạng protein và độc tố thần kinh có trong thịt nhằm hạn chế việc nhiễm khuẩn thực phẩm.
Tuy nhiên, nitrat còn giúp làm chậm quá trình thịt bị thiu và bắt đầu p.hân h.ủy nên giúp bảo quản thịt lâu hơn. Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư.
Uống sữa ăn trứng
Các chuyên gia chỉ ra uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng chỉ cung cấp nhiều chất đạm chứ không đủ năng lượng. Thực tế qua một đêm ngủ dài năng lượng đã bị tiêu hao hết, vì vậy cơ thể cần một bữa sáng nhiều năng lượng. Khảo sát cho thấy hiện nay có hơn 9% t.rẻ e.m chỉ uống sữa và ăn trứng vào buổi sáng, như thế sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng.
Ảnh minh họa: Internet
Uống thuốc với sữa
Có người cho rằng uống thuốc bằng thức uống bổ dưỡng tốt hơn, quan niệm này cực kỳ sai lầm. Sữa có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc, khiến cho nồng độ thuốc trong m.áu thấp hơn rất nhiều so với người không uống sữa. Uống thuốc bằng sữa sẽ tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến cơ thể. Vì vậy, tốt nhất không nên uống sữa trước và sau khi uống thuốc một tiếng đồng hồ.
Trái cây và sữa
Những loại trái cây khác chẳng hạn như táo, thanh long, dâu, dừa và dưa hấu không nên dùng chung với sữa. Trái cây chứa rất nhiều hợp chất axit, khi dùng chung với sữa, những hợp chất axit này sẽ kết hợp với lượng protein có trong sữa và trở nên cực kì khó tiêu hóa trong dạ dày của bạn.
Ảnh minh họa: Internet
Sữa và rau củ
Những chuyên gia cho biết các hợp chất hóa học tìm thấy trong rau củ có khả năng kiềm hãm quá trình trao đổi, hấp thụ canxi từ sữa của cơ thể bạn. Chính vì lý do đó, để tốt cho sức khỏe của bản thân, bạn nên tránh ăn hai loại thực phẩm này cùng lúc nhé!
Sữa và chocolate
Mặc dù sự kết hợp này tạo ra một món ăn vô cùng ngon miệng, song các bác sĩ không khuyến khích việc kết hợp sữa và chocolate. Nguyên nhân là do sữa rất giàu canxi và protein, trong khi đó chocolate lại chứa nhiều axit oxalic. Nếu bạn kết hợp hai món ăn này tại cùng thời điểm, canxi trong sữa và axit oxalic từ chocolate có thể tạo ra canxi oxalat. Hợp chất này không những không thể hòa tan mà còn có thể dẫn đến chứng tiêu chảy.
Ảnh minh họa: Internet
Sữa và bưởi
Những hợp chất axit có trong bưởi và protein tìm được trong sữa sẽ khiến bạn bị đầy hơi. Thậm chí, việc kết hợp hai loại thức ăn này còn có thể khiến cho bạn bị rối loạn tiêu hóa và thậm chí tiêu chảy.
Sữa đậu nành và mật ong
Sự kết hợp này sẽ gây tổn thương cho tai và mắt của bạn. Cụ thể là bạn sẽ có khả năng bị rối loạn thính giác và bị giảm thị lực.
HÒA THUẬN (tienphong.vn)
Vua Minh Mạng phát bạch đậu khấu, dạy dân đổi mồi lửa khi có bệnh dịch
Mỗi khi bùng phát dịch bệnh, bên cạnh việc lập đàn tế lễ, các vua thời Nguyễn cũng phát thuốc chữa bệnh cho nhân dân và thực hiện nhiều biện pháp khác.
Trong các biện pháp đó, ngoài cấp t.iền tuất, vải để mai táng cho người t.hiệt m.ạng, vua Minh Mạng còn phát bạch đậu khấu cho nhân dân, dạy quân lính thao diễn để tăng cường sức khỏe, khen thưởng những y sinh có thành tích chữa bệnh dịch cho dân, hoặc gợi ý cho nhân dân bỏ lửa cũ lấy lửa mới để mong cho dịch bệnh lui đi.
Phát thuốc, cử y sinh đi chữa bệnh
Bộ chính sử triều Nguyễn Đại Nam thực lục, cho biết, năm Minh Mạng thứ nhất (1820), từ Bình Thuận trở ra đến Quảng Bình có tin báo bệnh dịch. Vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp. Nhà vua cũng sắc cho các địa phương mỗi nơi đặt một đàn tế lễ.
Vua Minh Mạng đã sai phát bạch đậu khấu cùng thuốc chữa dịch bệnh cho dân.
Theo đông y, bạch đậu khấu có tính ấm vị cay, có tác dụng làm ấm dạ dày, hành khí… thường dùng để điều trị các bệnh lý như cảm lạnh, đau họng, ợ hơi hoặc co thắt bụng, đau họng…
Trong dịch bệnh, người ốm thì triều đình cấp thuốc, người c.hết thì cấp t.iền vải. Vua Minh Mạng còn lấy thuốc viên chữa dịch mới chế chia cho bầy tôi xung quanh mình.
Thiêm sự bộ Lễ là Nguyễn Đăng Tuân dâng sớ nói: “Hiện nay quân dân đương có bệnh dịch, xin nghỉ công tác 1, 2 tháng để dưỡng sức cho người và sai các quân ở Kinh và ở ngoài thao diễn để cho khí hăng hái lên. Dương thịnh thì âm suy, người mạnh thì tật yếu, cũng là một thuật để ngăn tai vạ”. Vua khen là phải và cho thi hành.
Năm Minh Mạng thứ hai, ở Gia Định có bệnh dịch lớn, quân dân c.hết hơn 18.000 người, quan ở thành tâu lên. Từ Bình Thuận ra Bắc đến Quảng Bình cũng có báo nạn dịch, vua hạ lệnh cho các xứ ấy đều đặt đàn trừ tai. Ở kinh đô Phú Xuân cho đặt bàn ở ngoài thành, sai quan đến tế để cầu đảo cho trăm họ. Nhà vua cũng sai thái y các trại quân điều trị những lính bị ốm. Lính có trốn hay c.hết đều hoãn đòi bắt. Khi bệnh dịch rút lui, vua sai bộ Hộ xét những y sinh nào điều trị giỏi thì khen thưởng.
Dinh thần Quảng Nam lấy cớ rằng trong cõi nhiều người bị bệnh dịch c.hết, tâu xin từ 9 t.uổi trở xuống thì bớt lệ t.iền tuất. Vua quở trách rằng: “Hết thảy trên đất nước đều là dân ta, khắp trong bốn biển đều là của ta, trẫm thấy trăm họ bị bệnh dịch, lo thương không xiết, há lấy cớ phải cấp nhiều t.iền mà lại bàn giảm bớt đi?”.
Khuyên dân bỏ lửa cũ lấy lửa mới
Mùa xuân năm Minh Mạng thứ hai, khi Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt uỷ cho Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh về kinh yết kiến nhà vua. Khi Vĩnh về, vua dụ rằng: “Ở Gia Định bệnh dịch lại phát, ngươi về bảo Lê Văn Duyệt hạ lệnh cho nhà dân theo cách bỏ lửa cũ lấy lửa mới, thì bệnh dịch có thể bớt được. Đấy là phương pháp tìm lành tránh dữ ghi trong sách cổ, mà lại là dị ý của người xưa dùi cây đổi lửa vậy”.
Khi có bệnh dịch, triều đình nhà Nguyễn cũng bãi bỏ các công tác xây cất để cho dân và quân lính được nghỉ ngơi. Như tháng 7 năm Gia Long năm thứ 3 (1804), Bình Định có bệnh dịch, vua sai dinh thần bãi công tác không cần gấp.
Vì dịch bệnh, vua Minh Mạng cũng cho bãi công tác dựng kho ở Quảng Trị và hoãn bắt lính thiếu ở trong kinh và ở ngoài.
Vua dụ bầy tôi rằng: “Gần đây lệ khí lan tràn từ Gia Định trở ra đến Quảng Bình nhiều người ốm c.hết, trẫm nghe thấy rất lấy làm thương. Phàm lính là để giữ nước, vẫn không thể thiếu được, mà đạo nuôi dân cũng nên rộng rãi. Vậy thông dụ cho ở Kinh và các thành dinh trấn phàm việc sung điền binh đinh trốn và c.hết đều hoãn lại, đợi sau khi lệ khí yên rồi sẽ bắt cũng chưa muộn”.
Năm Minh Mạng thứ hai, ở Gia Định lại phát bệnh dịch, vua hạ lệnh hoãn các công dịch để cho dân nghỉ ngơi. Năm đó, vua cho miễn thuế thân cho dân bị dịch ở Gia Định.
Vào thời vua Minh Mạng, tất cả người dân c.hết vì dịch bệnh đều được cấp t.iền tuất, trong đó người nội tịch (có sổ hộ khẩu ở địa phương) được 3 quan t.iền, người không phải nội tịch được 2 quan, t.rẻ e.m 1 quan.
Khi tỉnh Phú Yên có bệnh dịch, nhân dân bị truyền nhiễm, c.hết hơn 5.000 người. Quan tỉnh tâu lên, vua Minh Mạng bảo bộ Hộ: “Hạt ấy sau khi thiếu ăn, việc sinh sống vừa mới yên, nay lại gặp tai dịch, thật rất đáng thương! Vậy dụ sai quan tỉnh lập tức lập đàn kỳ yên và chuẩn bị nhiều thuốc thang để điều trị”. Người nào c.hết thì cấp cho t.iền tuất theo mức ở trên.
Vua Thiệu Trị cũng từng thể hiện lòng thương dân khi xảy ra bệnh dịch ở các tỉnh miền Trung và Kinh kỳ trong lời dụ như sau: “Coi lời tâu, thật thấy đau lòng, rơi lệ, cảm thương biết bao! Đã xuống Chỉ dụ chi của kho, tìm nhiều cách phát thuốc đi khắp để cứu chữa. Lại sai các quan địa phương: bất luận trai, gái, già, trẻ, ai ốm c.hết đều cấp tuất cho, nào có tiếc gì của kho hàng nghìn hàng vạn, chỉ mong cho dân ta sớm được yên lành mà thôi”.
Chính vua Tự Đức cũng không tin tưởng vài biện pháp cầu đảo khi có dịch bệnh. Năm Tự Đức năm thứ 27 (1874), khi tỉnh Bình Thuận có bệnh dịch (nhiễm bệnh c.hết 700 người). Vua bảo rằng: “Phàm cầu đảo đều không có hiệu, nhưng cứ yên lặng ngồi nhìn thì không yên tâm, mà không có phép gì cho khỏi được. Chỉ đốc sức các phủ huyện, đi xuống làng ấp gia tâm thăm hỏi, người ốm thì cho thuốc, người đói thì cho cơm, xét khuyên những nhà giàu thương nhau chu cấp cho nhau, không đủ thì cấp gạo kho công, cho chóng được yên nghỉ, rồi tâu lên”.
Theo Zing