Các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin, khoáng chất, flavonoid, curcumin, catechin, tannin, carotenoid, terpene, alkaloid,… Một số chất chống oxy hóa được tiêu thụ phổ biến là vitamin C và E, beta-carotene, lycopene, lutein và zeaxanthin.
Chất chống oxy hóa có mặt trong nhiều loại thực phẩm thực vật – Ảnh minh họa từ internet
Chất chống oxy hóa và các gốc tự do gây hại
Gốc tự do là những phân tử không bền vững được sản xuất ra khi cơ thể giải phóng năng lượng từ thực phẩm và trong quá trình thể dục, vận động. Tiếp xúc với ô nhiễm môi trường, khói t.huốc l.á và tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng sự sản sinh các gốc tự do.
Ở cấp độ tế bào, các gốc tự do lấy đi electron từ nguyên tử, làm thay đổi chức năng của tế bào. Quá trình này dẫn đến sự phá hủy tế bào gọi là tình trạng stress oxy hóa.
Các chất chống oxy hóa đ.ánh bại stress oxy hóa. Stress oxy hóa có thể dẫn tới nhiều loại bệnh tật như bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer và Parkinson. Rau củ quả chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phá hủy tế bào. Cơ thể chúng ta cũng có khả năng sản xuất các chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh lợi ích của chế độ ăn phong phú các chất chống oxy hóa cùng với các yếu tố về lối sống, lựa chọn ăn uống đối với sức khỏe và khả năng phòng chống bệnh tật của cơ thể. Các nhà nghiên cứu không thể chứng minh rằng riêng lẻ chất chống oxy hóa có thể giúp giảm và ngăn chặn bệnh tật.
Các chất chống oxy hóa bổ sung thực sự có tác dụng?
Bổ sung các chất chống oxy hóa liều cao dưới dạng các chế phẩm không giống với việc hấp thu các chất chống oxy hóa liều thấp thông qua thực phẩm. Tác dụng tăng thêm của nhiều dưỡng chất khác bên cạnh chất chống oxy hóa cũng có thể góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tật. Không ít nghiên cứu kết luận rằng, chế phẩm bổ sung chất chống oxy hóa không hề có tác dụng cải thiện sức khỏe.
Trong số đó, công trình Nghiên cứu về tác dụng của chất chống oxy hóa với bệnh tim mạch ở người nữ – WACS tiến hành trên 8.000 phụ nữ có lịch sử dùng thuốc, từ 40 t.uổi trở lên. Các đối tượng này có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao, được cho sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin C, E và beta carotene. Kết quả quan sát không cho thấy sự cải thiện sức khỏe. Còn với người nữ từ 65 t.uổi trở lên, các chế phẩm bổ sung cũng không giúp cải thiện chức năng tư duy.
Thử nghiệm về tác dụng ngăn ngừa ung thư của vitamin E và selenium – SELECT với sự tham gia của 35.000 nam giới trên 50 t.uổi, cho thấy các chế phẩm bổ sung này không giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt ở người nam. Trên thực tế, chỉ thuần túy hấp thu các chế phẩm bổ sung vitamin E lại làm tăng 17% nguy cơ mắc ung thư này.
Một trong những lý do khiến vitamin E tốt cho sức khỏe chính là vì vitamin E có 8 dạng thức hóa học, trong khi đó alpha-tocopherol chỉ là dạng bổ sung duy nhất của vitamin E trong các chế phẩm bổ sung.
Bổ sung chất chống oxy hóa phải đúng cách
Chất chống oxy hóa là những chất có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm các tổn thương cho các tế bào bị gây ra bởi các gốc tự do.
Ảnh minh họa
Mà các yếu tố làm tăng sản xuất các gốc tự do có thể xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm bên trong cơ thể hoặc khi chúng ta tiếp xúc với tia cực tím, khói t.huốc l.á, hóa chất công nghiệp, ô nhiễm không khí…
Nếu số lượng các gốc tự do này vượt quá khả năng điều chỉnh của cơ thể sẽ gây ra tình trạng stress oxy hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ góp phần gây lão hóa và phát triển nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư. Chính vì vậy, với mong muốn ngăn ngừa bệnh tật và lão hóa, nhiều người đã tự ý uống bổ sung chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, việc uống bổ sung chất chống oxy hóa không đúng cách lại gây hại cho cơ thể, như: Làm giảm hiệu suất tập thể thao; việc bổ sung chất chống oxy hóa không làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư cũng không giúp giảm nguy cơ t.ử v.ong do ung thư như nhiều người vẫn nghĩ; sử dụng sản phẩm bổ sung chất chống oxy hóa với liều lượng cao còn có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi…
Chính vì lẽ đó, các bác sĩ luôn đưa ra khuyến cáo bổ sung chất chống oxy từ thực phẩm để bảo đảm an toàn, lành mạnh. Bởi, tất cả các loại thực phẩm đều chứa các chất chống oxy hóa khác nhau với số lượng khác nhau, đặc biệt các loại rau và hoa quả giàu chất này, bao gồm: Bông cải xanh, cải bó xôi, ớt chuông, cam, táo, các loại quả mọng, yến mạch, gạo lứt…
Ngoài những loại này, một số thực phẩm khác cũng được các nhà nghiên cứu đ.ánh giá cao về khả năng cung cấp chất chống oxy hóa, như: Trà xanh và trà đen, chocolate đen, kỳ tử, các loại đậu, hạt óc chó, hồ đào, hạnh nhân.