Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ nói rằng thai nhi đã bị trôi ra ngoài, yêu cầu sản phụ làm sạch tử cung. Tuy nhiên, một tháng sau đó, gia đình sản phụ lại c.hết lặng khi đi kiểm tra lại.
Với hầu hết các cặp vợ chồng, một gia đình chỉ được coi là trọn vẹn khi có tiếng cười đùa của con trẻ. Tuy nhiên, trước sức ép ngày càng lớn của xã hội hiện đại, cộng với nhiều yếu tố khác mà tỷ lệ các cặp vợ chồng khó có con ngày càng tăng lên. Cách đây không lâu, một cặp vợ chồng Trung Quốc cũng phải chịu nỗi đau mất con khi thai nhi đã ở tuần thứ 7 thai kỳ.
Anh Lý sống ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, cho biết vợ anh năm nay 36 t.uổi, hai vợ chồng anh đã kết hôn nhiều năm nhưng mãi chưa có con. Sau một thời gian chăm sóc sức khỏe, cuối cùng vợ anh Lý cũng đậu thai vào tháng 4 năm nay.
Anh Lý và vợ sau nhiều năm kết hôn mới có con.
Vào đầu tháng 5, anh Lý đưa vợ tới bệnh viện thăm khám nhưng kết quả khám thai lại khiến vợ chồng anh đau đớn không nguôi. Vợ anh Lý được chỉ định siêu âm và xét nghiệm m.áu, kết quả trả về nói rằng không thấy túi thai nằm trong tử cung. Vì vợ anh Lý cảm thấy không khỏe nên bác sĩ chỉ định chị nằm theo dõi tại bệnh viện. Không ngờ rằng, hai ngày sau đó, vợ anh Lý xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, xuất huyết bất thường.
Bác sĩ nói với vợ chồng anh Lý rằng bào thai này không thể tiếp tục giữ lại, nó đã “rụng” trong quá trình xuất huyết. Vì vậy, bác sĩ đề nghị vợ anh Lý thực hiện phẫu thuật để làm sạch tử cung.
Vợ chồng anh Lý.
Dù đau đớn và dường như không thể tin nổi nhưng vợ chồng anh Lý vẫn chấp nhận lời khuyên của bác sĩ, tiến hành làm sạch tử cung. Ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, vợ anh Lý được xuất viện ngay chiều hôm đó.
Một tháng sau khi phẫu thuật, anh Lý đưa vợ tới bệnh viện để kiểm tra lại. Thế nhưng, kết quả siêu âm lại khiến vợ chồng anh c.hết lặng, bởi kết quả siêu âm cho thấy thai nhi vẫn còn nằm trong tử cung.
Vợ anh Lý nói: ” Tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy kết quả khám bệnh và có chút khó tin. Giờ tôi cảm thấy rất áp lực, ăn không ngon, ngủ không yên, không biết bây giờ có giữ được con ở lại hay không. Tâm trạng tôi thực sự rất phức tạp. Tôi không biết tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi, tôi hy vọng bệnh viện cho tôi một lời giải thích thỏa đáng “.
Trưởng khoa sản giải thích về trường hợp của vợ anh Lý.
Trưởng khoa sản cho biết, vào thời điểm đó vợ anh Lý bị xuất huyết. Kết quả siêu âm cho thấy có nhiều m.áu trong khoang tử cung, túi thai có thể bị ép sang một bên nên không thể nhìn thấy. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm m.áu lúc đó cho thấy HCG (hormone thai kỳ) có dấu hiệu giảm xuống. Tổng hợp các yếu tố này lại, bác sĩ chẩn đoán vợ anh Lý lúc đó có thể bị sảy thai nên tiến hành mổ hút thai. Về lý do tại sao thai nhi vẫn ở trong tử cung sau ca phẫu thuật làm sạch tử cung, trưởng khoa sản cũng thẳng thắn thừa nhận sai sót của bệnh viện.
Trong khi đó, vợ anh Lý vì đã dùng thuốc mê trong quá trình phẫu thuật trước đó nên đứa con trong bụng không thể tiếp tục giữ lại, sẽ phải tiến hành mổ hút thai lần 2. Điều này sẽ càng nguy hiểm hơn và vợ anh Lý có thể phải đối mặt với nguy cơ vô sinh.
Anh Lý nói rằng anh hy vọng đền bù thiệt hại về tài chính và tinh thần cho họ. Anh Lý nói: ” Không dễ để có được đứa con này, chúng tôi đã chuẩn bị trước rất nhiều. Tôi muốn bệnh viện bồi thường cho chúng tôi 500000 tệ (khoảng 1,76 tỷ đồng )”. Tuy nhiên, phía bệnh viện lại cho rằng khoản bồi thường này là không hợp lý nên không chịu chi trả. Vụ việc tới nay vẫn chưa được giải quyết.
Tưởng con nghịch ngợm làm “mặt xấu” khi siêu âm, bác sĩ tuyên bố 1 câu khiến mẹ sốc
Chị Đồng Đồng vừa cười vừa nói: “Bác sĩ xem này, thằng nhỏ này nghịch ngợm thật. Nó còn làm mặt xấu với tôi”.
Khi mang thai, mẹ bầu cần phải đi khám thai thường xuyên để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại rất “ngán” việc khám thai, cho rằng việc khám thai chỉ là hình thức, đằng nào con cũng sẽ bình an chào đời mà thôi.
Thế nhưng, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Việc khám thai quan trọng hơn rất nhiều so với những gì mẹ bầu nghĩ.
Chị Đồng Đồng vì chủ quan mà không đi khám thai thường xuyên để rồi phải hối hận sau này.
Chị Đồng Đồng sống tại Trung Quốc sau khoảng thời gian dài cố gắng thì cuối cùng chị đã mang thai đứa con đầu lòng. Cảm giác sắp được làm mẹ khiến chị vô cùng hạnh phúc, thế nhưng chị lại khá lười khi đi khám thai.
Sau vài lần siêu âm ở giai đoạn đầu thai kỳ với kết quả bình thường, chị Đồng Đồng trở nên lười biếng, cho rằng con sẽ khỏe mạnh, không gặp phải rắc rối gì nên chị không đi khám thai thường xuyên nữa. Vì vậy, chị Đồng Đồng đã bỏ lỡ thời gian phát hiện những bất thường của thai nhi.
Mãi cho tới thời gian gần đây, khi thấy thai nhi đạp nhiều hơn bình thường, chị Đồng Đồng mới đến bệnh viện thăm khám. Trong khi bác sĩ tiến hành siêu âm, Đồng Đồng mở lời trò chuyện: ” Hai ngày nay đ.ứa b.é nghịch ngợm quá. Tôi không thể ngủ được khi nó liên tục di chuyển xung quanh. Có lẽ khi lớn lớn đ.ứa t.rẻ này sẽ nghịch ngợm lắm đây“.
Ảnh siêu âm thai của chị Đồng Đồng.
Đồng Đồng vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt, trong khi đó bác sĩ chỉ im lặng, không nói gì. Khi đang nằm trên giường, thoáng nhìn thấy con trong hình siêu âm đang nhăn mặt, chị Đồng Đồng vừa cười vừa nói: ” Bác sĩ xem này, thằng nhỏ này nghịch ngợm thật. Nó còn làm mặt xấu với tôi”.
Trước khi chị Đồng Đồng tiếp tục nói, bác sĩ vội vàng cắt lời: “Tôi e rằng đ.ứa b.é này bị dị tật bẩm sinh“. Đang vui mừng thì bị bác sĩ tạt cho cả gáo nước lạnh, chị Đồng Đồng rất sốc khi nghe tin này.
Bác sĩ nói: ” Đ.ứa t.rẻ này không phải đang làm trò mà nó bị sứt môi, hở hàm ếch. Việc thai nhi thường xuyên cử động có thể là do trên cơ thể đ.ứa t.rẻ đó có những dị tật khác chẳng hạn như ở chân tay. Trẻ vặn mình vì cảm thấy khó chịu. Tôi rất tiếc khi phải nói rằng đ.ứa t.rẻ này có thể bị dị tật nghiêm trọng“.
Nghe xong, chị Đồng Đồng đau đớn gào khóc nức nở và vô cùng hối hận vì không đi khám thai sớm hơn. Cuối cùng, sau khi thảo luận với gia đình, chị Đồng Đồng đã thực hiện thủ thuật đình chỉ thai kỳ.
Chị Đồng Đồng đau đớn khi nghe tin dữ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi như yếu tố di truyền, cơ thể bà bầu bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong hay những yếu tố bên ngoài. Vậy làm thế nào để ngăn chặn dị tật thai nhỉ?
1. Khám t.iền hôn nhân
Khám t.iền hôn nhân có thể kiểm tra xem nếu một cặp đôi kết hôn và sinh con thì thai nhi có khả năng bị dị tật hay không, bị dị tật ở mức độ nào. Nhờ đó, cặp đôi sẽ có hướng điều trị phù hợp hoặc chia tay đường ai nấy đi để tránh ảnh hưởng tới đường con cái sau này.
2. Từ bỏ thói quen xấu
Những thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu bia cũng làm tăng khả năng dị tật ở thai nhi. Những thói quen sinh hoạt không tốt có ảnh hưởng không lường với thai nhi, vì vậy mẹ bầu và người nhà nên cẩn thận hơn.
3. Chú ý bổ sung chất dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu không nên kén ăn để bảo vệ sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ, làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những điều không may có thể xảy ra.