Viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng của toàn thân. Bệnh có biểu hiện tại chỗ, thường là những cơn hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.
Nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng như: phấn hoa, bụi nhà nấm mốc, vải sợi, lông gia xúc, gia cầm, một số thứ ăn, thuốc hoặc vi khuẩn, virus…
Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các triệu chứng “tỵ cừu”, “tỵ trất” phát sinh do 2 nguyên nhân: công năng tạng phủ (chủ yếu là tỳ, phế, thận) rối loạn, bị phong hàn, tà khí xâm nhập.
Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhược, sức đề kháng giảm sút, dễ sinh bệnh.Y học cổ truyền. gọi là “tỵ lậu” hoặc “não lậu”.
Cơ chế gây bệnh
– Theo y học hiện đại: Phản ứng dị ứng xảy ra theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn nhanh, chất gây dị ứng (dị nguyên) tác dụng vào IgE gắn trên tế bào mastocyte, khiến tế bào tiết ra histamine, leukotrienes, bradikinin và các chất trung gian hoá học khác.
Giai đoạn chậm xảy ra vài giờ sau giai đoạn trên, giảm sự xâm nhập của các tế bào eosinopils, basophils, monocytes và lymphocytes. Hậu quả của giai đoạn chậm là sự đáp ứng quá nhạy cảm của đường hô hấp và sự tăng cường điều chỉnh làm cho đường hô hấp phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc lại với dị nguyên.
Giai đoạn chậm cũng bao gồm cả phản ứng tế bào và các chất trung gian hóa học gồm histamine, leukotrienes và các chất khác. Cytokines do lymphocytes T và mastocytes tiết ra, duy trì sự thâm nhiễm tế bào. Biểu mô trở thành một nhóm tế bào hoạt động, cung cấp cytokines và chemokines liên hệ đến sự tuyển mộ tế bào với sự tích tụ của tế bào mastoctes, basophil, lymphocytes T.
Tiến trình này tồn tại trong nhiều tuần sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Ở người viêm mũi mạn tính, sự tiếp xúc liên tục với dị nguyên lượng nhỏ duy trì tình trạng viêm ở mũi.
– Theo y học cổ truyền: Công năng của các tạng phế, tỳ, thận suy yếu. Phế chủ về khí, phế lại không tuyên được khí. Tỳ hư sinh đàm thấp, thận nạp khí, thận dương hư không giáng hóa được thuỷ cốc dẫn đến đàm. Đồng thời kết hợp với phong tà khí xâm nhập, ăn uống không thích hợp, sức đề kháng của cơ thể suy nhược mà gây nên bệnh.
Dấu hiệu viêm mũi dị ứng
3 triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng: Hắt hơi/ ngứa mũi; nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như:
Niêm mạc mũi sưng đỏ.
Mắt: viêm kết mạc dị ứng, ngứa mắt, chảy nước mắt, xung huyết kết mạc, mắt đỏ, mi mắt sưng nề, nhạy cảm khói thuốc, ánh sáng.
Xoang: viêm xoang mũi, hay hỉ mũi chảy nước mũi trong hay có mủ, nhức đầu, không phân biệt được mùi, mất mùi vị.
Họng: ngứa họng, cảm giác vướng họng
Toàn thân: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ, thức giấc về đêm.
Cách tự xoa bóp bấm huyệt cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng
Dùng 2 ngón trỏ và giữa xoa thân mũi từ dưới lên và từ trên xuống.
Để ngón tay trỏ ấn vào chỗ giáp giới giữa xương và sụn ở thân mũi: day.
Day huyệt Nghinh hương 10 lần.
Dùng ngón tay trỏ và giữa xoa chân cánh mũi bên kia.
Bẻ rồi vuốt đầu mũi qua lại 5-10 lần.
Tay phải ngón cái miết ngược từ Ấn đường về phía chân tóc 9 – 12 cái cho tới khi da vùng đó đỏ lên.
Tiếp sau day bấm huyệt Phong trì, Khúc trì, Hợp cốc.
Ngạt mũi buổi sáng, dùng thuốc gì?
Tôi năm nay 20 t.uổi, hay bị các bệnh tai mũi họng. Mấy hôm nay thời tiết thay đổi khiến tôi hay bị ngạt mũi vào buổi sáng. Vậy tôi có thể dung thuốc nào để ứng phó với tình trạng này? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Thu Lê (Yên Bái)
Ngạt mũi buổi sáng là dấu hiệu của bệnh viêm mũi, trong đó theo rất nhiều nghiên cứu thống kê, 74% trong số này là viêm mũi dị ứng và liên quan nhiều tới các yếu tố dị nguyên ngay trên giường ngủ và phòng ngủ của bạn.
Ngoài ra, 26% còn lại là viêm mũi vận mạch, tức là do sự thay đổi của nhiệt độ, áp suất khí quyển, từ trường vào thời điểm buổi sáng làm cho các thần kinh giao cảm tác động lên cuốn dưới làm các mạch m.áu của cuốn dưới giãn ra, cuốn dưới nở to và che lấp khe thở gây ngạt. Vậy yếu tố tiên quyết là tìm ra một trong hai nguyên nhân này.
Nếu ngạt mũi do viêm mũi dị ứng thì có thể thực hiện theo nguyên tắc sau:
Làm sạch dị nguyên tại phòng ngủ, giường ngủ bằng cách hút bụi của phòng, giường, thay ga (chiếu), vỏ chăn, gối… hằng ngày.
Sử dụng các thuốc chống dị ứng: Các kháng histamine H1. Thuốc kháng histamine là những thuốc ngăn chặn histamin được giải phóng từ các phản ứng dị ứng trong cơ thể qua đó ngăn phản ứng dị ứng và làm hết triệu chứng.
Các thuốc có thể dùng như: promethazin, loratadin, fexofenadin… tùy theo tình trạng và đáp ứng với thuốc kháng histamine để lựa chọn. Nếu đáp ứng tốt, bạn có thể duy trì thuốc từ 2 – 4 tuần. Tuy nhiên vì thuốc kháng histamine có những tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ gà, khô miệng, táo bón…
Nặng nề hơn có thể gây phản ứng trên hệ tim mạch như rối loạn nhịp, nhịp nhanh… trên hô hấp gây ức chế hô hấp, khó ho khạc đờm nên dễ n.hiễm t.rùng tiến triển nặng. Vì thế tốt nhất bạn nên dùng thuốc theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Tăng cường miễn dịch: Nhiều nghiên cứu cho rằng, dị ứng biểu hiện thành bệnh khi cơ thể suy giảm sức đề kháng. Vì thế bạn nên tăng cường sức đề kháng bằng những loại hình thể thao phù hợp với lứa t.uổi và tình trạng sức khỏe.
Liệu pháp giải mẫn cảm đặc hiệu: Phương pháp này chỉ sử dụng khi bạn không đáp ứng với các thuốc kháng histamine hoặc xuất hiện tình trạng quen thuốc. Người ta sẽ test các dị nguyên và cố gắng xác định loại dị nguyên mà bạn mắc phải để sử dụng thuốc với nồng độ loãng dần dạng tiêm trong vòng 2-5 năm.
Thay đổi môi trường sống là biện pháp lý tưởng tuy nhiên ít khi thực hiện được.
Nếu bạn bị viêm mũi vận mạch thì có thể dùng thuốc điều trị tình trạng vận mạch như zyrtec uống và làm ấm niêm mạc mũi.
Với tình trạng của bạn, nên đi khám để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và dùng thuốc hợp lý.