Người phụ nữ 34 t.uổi bị cảm cúm đã phải nhập viện cấp cứu sau 3 ngày tự mua và uống thuốc hạ sốt Paracetamol.
Mới đây, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã cứu thành công bệnh nhân ngộ độc Paracetamol nguy kịch.
Theo thông tin từ khoa Hồi sức tích cực cho biết, bệnh nhân Trần Mỹ Y. (34 t.uổi) trú tại phường Đại Yên, TP Hạ Long bị cảm cúm, tự mua và uống thuốc hạ sốt (Paracetamol) ở nhà, sau 3 ngày xuất hiện mệt mỏi, vàng da, vàng mắt.
Bệnh nhân vào viện cấp cứu trong tình trạng ý thức lơ mơ, tiếp xúc chậm, hành vi bất thường, mất định hướng, da, củng mạc mắt vàng đậm. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bệnh nhân bị suy gan cấp do ngộ độc Paracetamol.
Bệnh nhân suy gan cấp do ngộ độc Paracetamol được các bác sĩ điều trị.
Đ.ánh giá tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, có thể t.ử v.ong bất cứ lúc nào, các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật lọc gan nhân tạo bằng hệ thống tái tuần hoàn hấp phụ phân tử nhằm loại bỏ các chất độc có trong m.áu, đồng thời phối hợp các biện pháp điều trị hồi sức tích cực.
Sau 3 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân Y. tiến triển tích cực, hết vàng da, vàng mắt, sức khỏe ổn định hơn, tỉnh táo, tiếp xúc nói chuyện bình thường, ăn uống đã thấy ngon miệng và có thể tự đi lại được.
Bác sĩ CKI Nguyễn Tiến Thắng, Khoa Hồi sức tích cực – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo: Thuốc có chứa Paracetamol (dược chất Acetaminophen) là một loại thuốc hạ sốt, giảm đau được dùng khá phổ biến do dễ mua và dễ sử dụng. Vì vậy mà tình trạng ngộ độc Paracetamol ngày càng có xu hướng tăng lên.
Ngộ độc Paracetamol nhẹ thì tổn thương viêm gan, nhưng nặng có thể gây suy gan cấp, thậm chí là t.ử v.ong. Vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau, hạ sốt nào cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ điều trị, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc.
Những trường hợp phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người có bệnh về gan, thận, người cao t.uổi càng cần phải thận trọng hơn khi dùng Paracetamol. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Phong Linh (nguoiduatin.vn)
Quảng Ninh ghi nhận số trẻ mắc tay chân miệng gia tăng
Miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh tay chân miệng phát triển.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh ghi nhận 160 ca mắc bệnh tay chân miệng, đa phần là bệnh nhi từ 5-12 t.uổi.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của các em thấp, ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh cũng chưa tốt
Đáng lo ngại là trong khoảng 1 tháng qua, số t.rẻ e.m đến khám và nhập viện điều trị vì căn bệnh này có chiều hướng gia tăng.
Chị Ngô Thu Phương, sống tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long đưa con đi khám tại Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh cho biết: “Ở lớp mầm non, nhiều phụ huynh cũng nói rằng đang có dịch tay chân miệng. Nói thật, việc vệ sinh trước khi ăn tôi cũng lơ là. Tối qua, thấy cháu có các triệu chứng sốt lại nổi ban đỏ nên sáng nay tôi đưa cháu đi bệnh viện khám”.
Các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết nóng, ẩm, nền nhiệt thay đổi thất thường khi chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, lây lan. Bệnh nhân thường có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở tay, chân, miệng. Đặc biệt, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng thấp, ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh cũng chưa tốt.
Bác sĩ Bùi Thị Năm, Phó trưởng Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo: “Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh. Với trẻ nhỏ, khi thay quần áo, thay tã, thay bỉm, làm vệ sinh xong phải rửa tay với xà phòng. Các cháu bị bệnh đặc biệt ở độ t.uổi đang học mẫu giáo nên được cách ly, chăm sóc tại nhà. Những đồ chơi, vật dụng của trẻ cũng nên được đ.ánh rửa hàng ngày với xà phòng. Vệ sinh sàn, lau dọn sàn bằng những dung dịch khử khuẩn”./.
CTV Mai Linh/VOV-Đông Bắc