Trẻ mọc răng rồi mà vẫn lười nhai

Bạn đọc Trần Hải Vân (26 t.uổi, Hà Nam) hỏi: Con trai tôi 15 tháng t.uổi, đang trong giai đoạn mọc răng nhưng cháu rất lười nhai. Tôi để ý thấy con hay nhai chỉ một bên, vậy tôi cần bổ sung dinh dưỡng thế nào trong giai đoạn con mọc răng?

tre moc rang roi ma van luoi nhai 281 4770959

Ảnh minh họa

Bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng t.rẻ e.m – Viện Dinh dưỡng quốc gia, trả lời: Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi được 6-7 tháng t.uổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé được 2-3 t.uổi. Trong giai đoạn này, vấn đề dinh dưỡng cho trẻ rất cần được chú trọng. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ.

Khi trẻ ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên, nếu bé biếng ăn chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa nếu mẹ thiếu sữa. Khi trẻ đã mọc răng hàm, mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn mà nên băm, thái nhỏ để bé tập nhai, nên thường xuyên thay đổi món ăn để răng của trẻ quen với thức ăn mới. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn hơn cho trẻ, như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt…

Tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng, khi biết nhai trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, ít mắc chứng biếng ăn do chỉ cho ăn một thức ăn xay nhuyễn. Hơn nữa, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn, nước bọt chính là men tiêu hóa chất bột đường, giúp trẻ ăn ngon miệng. Động tác nhai sẽ giúp phát triển xương hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp, khi thay răng trẻ không bị răng mọc lệch.

Cha mẹ lưu ý khi trẻ trên 1 t.uổi nên cho trẻ uống nước, uống sữa, ăn bột bằng ly (cốc), hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng. Không để trẻ nhai một bên, bởi răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai một bên và duy trì thói quen này, có thể sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

D.Thu ghi (nld.com.vn)

Ăn thế nào để phòng dịch Covid-19?

Theo chuyên gia, trong mùa dịch Covid-19 hiện nay, người dân cần tuân thủ ăn đầy đủ năng lượng cho từng độ t.uổi khác nhau.

Tạo thói quen rửa tay thường xuyên kết hợp với tăng cường thể lực thông qua các bữa ăn hàng ngày là những biện pháp đơn giản mà bất cứ ai cũng thực hiện được để góp phần chống dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia đã tư vấn các người dân việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, chú trọng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho bản thân và gia đình.

an the nao de phong dich covid19 071 4770816

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.

Theo BS Nguyễn Trọng Hưng, lời khuyên đầu tiên về dinh dưỡng là ăn đa dạng thực phẩm, ăn đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 hiện nay mọi người cần tuân thủ việc ăn đầy đủ năng lượng cho từng độ t.uổi khác nhau sẽ có mức năng lượng khác nhau. Bởi vì đủ năng lượng thì cơ thể mới có thể chống đỡ bệnh tật hoặc các yếu tố gây bệnh tấn công.

“Chúng ta phải ăn cân đối cả những chất đạm, chất béo, chất bột đường, với các tỉ lệ thích hợp cho từng độ t.uổi. Đặc biệt là phải quan tâm đến chất đạm, vì chất đạm là nguyên liệu tạo nên kháng thể, giúp tăng sức đề kháng. Chúng ta cần kết hợp các nguồn gốc chất đạm, dầu từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa, hay là chất đạm từ thực vật như đậu, đỗ…”, BS Hưng nhấn mạnh.

Nạp đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể từ 3 chất nguồn sinh nhiệt là đạm, chất béo, chất bột đường, trong thực đơn hàng ngày cũng không thể bỏ quên nguồn cung các vitamin và khoáng chất khác. Đặc biệt trong đó, các vitamin đã chứng minh được vai trò tăng cường miễn dịch, chống nguy cơ viêm nhiễm (vitamin A, vitamin C, vitamin E, Selen, kẽm, sắt).

BS Hưng cũng lưu ý vấn đề dinh dưỡng với người cao t.uổi để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, với người cao t.uổi, cơ quan tiêu hóa bị suy giảm theo t.uổi tác, rồi sự tiết nước bọt cũng kém hơn. Do vậy, người cao t.uổi cần chia nhỏ bữa ăn, nếu họ ăn không đủ trong các bữa lớn, đồng thời phải lưu ý uống đủ nước với người cao t.uổi.

“Ngoài ra, người cao t.uổi còn kèm các bệnh nền, vì vậy khuyến nghị là người cao t.uổi phải tuân thủ uống thuốc theo bác sĩ đã chỉ định và thực hiện chế độ ăn như đã hướng dẫn phía trên”, BS Hưng khuyến cáo.

Một khuyến cáo được Bộ Y tế nhắc lại nhiều lần trong phòng, chống dịch Covid-19 là ăn chín, uống sôi. Theo vậy, BS Hưng nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm để cơ thể hấp thụ được tất cả giá trị từ thức ăn.

“Từ khi mua thực phẩm, phải chọn hàng có nguồn gốc rõ ràng. Khi sơ chế, bảo quản cũng lưu ý sử dụng dao thớt dùng đồ sống chín riêng. Thức ăn nấu xong thì cố gắng ăn lúc ấm nhất để đỡ nguy cơ nhiễm khuẩn kèm theo. Thực phẩm không sử dụng hết hoặc chưa sử dụng thì cất vào tủ lạnh bằng các dụng cụ chứa đựng phù hợp, che đậy phù hợp”, BS Hưng nói./.

Theo vov.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *