Tránh bị nhồi m.áu cơ tim, tuyệt đối không dùng những thực phẩm này

Ngoài vấn đề người mắc nhồi m.áu cơ tim nên ăn gì thì nhồi m.áu cơ tim nên kiêng gì cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người bị nhồi m.áu cơ tim không nên ăn.

Nhồi m.áu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm do tắc nghẽn đột ngột mạch m.áu nuôi tim. Khi các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành bị đứt, rách, vữa ra và kích thích tiểu cầu kết tập lại. Từ đó hình thành nên cục m.áu đông gây tắc nghẽn.

Và chế độ ăn giàu chất béo lại là nguyên nhân chính hình thành nên các mảng xơ vữa này. Do đó để điều trị hiệu quả nhồi m.áu cơ tim, nhìn chung bệnh nhân cần giảm hấp thu chất béo “xấu” và tăng cường các thực phẩm có lợi cho tim mạch. Dưới đây là những loại thực phẩm mọi người nên hạn chế để ngăn ngừa nhồi m.áu cơ tim:

tranh bi nhoi mau co tim tuyet doi khong dung nhung thuc pham nay f59 5383236

Dưa chua

Dưa chua là một trong những thực phẩm thường thấy trên bàn ăn của nhiều gia đình. Đặc biệt những người trung niên và cao t.uổi rất thích ăn dưa chua. Tuy nhiên, để phòng ngừa nhồi m.áu não, cần chú ý ăn ít dưa chua và những người cao huyết áp nên tránh xa.

Hàm lượng muối cao trong dưa chua cũng sẽ dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều natri. Natri có liên quan mật thiết đến việc tăng huyết áp, áp lực mạnh này ẩn chứa những nguy cơ gây nhồi m.áu não.

tranh bi nhoi mau co tim tuyet doi khong dung nhung thuc pham nay 63d 5383236

Thực phẩm giàu cholesterol

Ở bệnh nhân sau cơn đau tim không được dùng quá 300mg cholesterol mỗi ngày. Hàm lượng cholesterol cao trong trứng, bơ, sữa, pho-mát và thịt, đặc biệt là thịt nội tạng như gan.

tranh bi nhoi mau co tim tuyet doi khong dung nhung thuc pham nay 9bc 5383236

Thực phẩm giàu muối và đường

Cần duy trì huyết áp và lượng đường trong m.áu trong giới hạn bình thường, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường. Điều này rất quan trọng cho việc phục hồi cơ thể sau một cơn đau tim.

Lượng muối tăng có thể dẫn đến tăng huyết áp và gây hại cho sức khỏe tim mạch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không dùng quá 2.300mg natri (muối) hàng ngày và khi có các yếu tố nguy cơ khác kèm theo, bạn nên hạn chế thấp hơn với mức 1.500mg.

Ngoài ra, nên hạn chế ăn khoai tây chiên, bánh quy, các loại hạt có thêm muối và thực phẩm chế biến với mức natri cao. Sau khi bị cơn đau tim, bệnh nhân nên sử dụng ít đường tinh hơn chế để tránh tăng cân và rối loạn đường huyết. Tránh xa các món tráng miệng, đồ uống có ga, bánh ngọt và bánh kẹo.

tranh bi nhoi mau co tim tuyet doi khong dung nhung thuc pham nay bdc 5383236

Thực phẩm chứa chất béo trans và chất béo bão hòa

Với những bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim, cần hạn chế thực phẩm giàu chất béo trans và chất béo bão hòa đến mức tối đa. Chính lượng chất béo “xấu” này là nguyên nhân chính hình thành nên những mảng xơ vữa.

Do đó mà hạn chế chúng sẽ giảm thiểu rất nhiều nguy cơ bệnh tái phát. Các chất béo này rất dễ gặp trong các món ăn vặt như bắp rang bơ, bơ thực vật, đồ đóng hộp,… hay thịt đỏ, thịt gà có da, thực phẩm qua nhiều lần chiên rán.

Khi hệ tim mạch bị suy giảm chức năng…

Theo thời gian hệ tim mạch cũng dần bị suy giảm chức năng, làm xuất hiện nhiều bệnh liên quan, nguy hiểm… Điều này thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa của cơ thể. Vậy làm sao để có hệ tim mạch khỏe mạnh?

T.uổi tác ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch thế nào?

Khi độ t.uổi càng cao mọi bộ phận cơ thể đều lão hóa trong đó có hệ tim mạch. Ở người cao t.uổi thường thấy các động mạch nhỏ ngoại biên có đường kính hẹp lại, làm giảm lượng m.áu cung cấp cho các mô tế bào, làm tăng sức cản, hậu quả là tim phải tăng sức bóp nên bị tiêu hao nhiều năng lượng hơn, thường phải tăng đến khoảng 20% so với lúc còn trẻ.

Tình trạng xơ cứng động mạch chủ cũng rất phổ biến. Tĩnh mạch giảm trương lực và độ đàn hồi do đó dễ giãn ra. Sự tuần hoàn mao mạch giảm hiệu lực do mất một số mao mạch, đồng thời tính phản ứng bù trừ của số mao mạch còn lại cũng giảm đi.

Thực tế nếu người cao t.uổi không có bệnh lý gì kèm theo thì khối lượng nặng của cơ tim thường giảm đi theo t.uổi tác, hệ tuần hoàn nuôi tim cũng giảm hiệu lực làm ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cơ tim. Trên lâm sàng, sự biến đổi ở tim trái rõ hơn tim phải.

Nhịp tim thường chậm hơn lúc còn trẻ do giảm tính linh hoạt của xoang tim. Khi t.uổi càng tăng cao, sẽ có suy giảm tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim; lượng m.áu cung cấp cho các cơ quan, đặc biệt là cho tim và não bị giảm dần.

khi he tim mach bi suy giam chuc nang 5e1 5381141

Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở người cao t.uổi.

Khi t.uổi càng cao các bệnh lý tim mạch thường gặp là cơn đau thắt ngực, nhồi m.áu cơ tim, tai biến mạch m.áu não, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; ngoài ra còn gặp bệnh tâm phế mạn, rối loạn nhịp tim và dẫn truyền, suy tim, tắc nghẽn động mạch…

Cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu m.áu cơ tim và là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu oxy cần thiết, tình trạng này có thể phục hồi được một cách tự nhiên. Đối với nhồi m.áu cơ tim thì phần lớn các trường hợp là do cục m.áu đông hiện diện trong lòng mạch m.áu nuôi tim (động mạch vành) làm tắc mạch m.áu.

Tăng huyết áp cũng là vấn đề gặp ở người có t.uổi theo lão hóa và thời gian. Phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện được bệnh, thực tế đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp; các triệu chứng khác có thể gặp là choáng, hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt… không đặc hiệu; một số triệu chứng tăng huyết áp có thể tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra phải đo huyết áp đúng phương pháp để xác định tình trạng tăng huyết áp với các chỉ số cụ thể.

Có thể nói xơ vữa động mạch là hiện tượng xơ hóa thành động mạch trung bình và động mạch lớn, biểu hiện chủ yếu là sự lắng đọng mỡ và các màng tế bào tại lớp bao trong thành động mạch gọi là mảng vữa. Triệu chứng xơ vữa động mạch diễn biến qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn tiềm tàng chưa có biểu hiện bệnh lý, giai đoạn lâm sàng có triệu chứng thiếu m.áu của cơ quan điển hình, giai đoạn biến chứng các cơ quan do sự thiếu m.áu cục bộ gây ra; triệu chứng thường phụ thuộc vào các cơ quan bị tổn thương.

Cách nào giúp hệ tim mạch khỏe mạnh?

Việc lão hóa thì không chữa khỏi nhưng chúng ta có thể hạn chế và làm chậm quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

Cần tập thể dục: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày đều đặn. Hoạt động thể chất luôn đem lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe như: Kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim…

khi he tim mach bi suy giam chuc nang db7 5381141

Hệ tim mạch suy yếu sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh lý tim mạch. Để phòng tránh suy tim nên: Tránh ăn quá nhiều muối, đường; hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn như thịt đỏ, sản phẩm sữa nguyên chất béo, thức ăn nhanh, chiên giòn, đồ hộp…; ăn nhiều rau, củ, quả; ăn hai hoặc nhiều phần ăn một tuần các loại cá như cá hồi, cá ngừ…; tránh xa rượu bia, chất kích thích.

khi he tim mach bi suy giam chuc nang aec 5381141

Thực phẩm chứa chất béo tốt có lợi cho tim mạch.

Thay đổi lối sống: Những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ bị béo phì, tăng huyết áp, đau tim, tiểu đường và trầm cảm. Vì khi thiếu ngủ, các mạch m.áu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn. Nên ngủ đủ giấc 7-8 giờ/ngày để ngăn ngừa các bệnh lý về tim. Ngủ đúng giờ, không thức khuya, tránh ăn quá no hoặc không uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn.

Không hút thuốc: T.huốc l.á dù dưới hình thức nào thì nó cũng được sếp vào yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim. Khí carbon monoxide trong khói t.huốc l.á sẽ thay thế một lượng oxy trong m.áu. Hậu quả làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn bằng cách ép tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy.

Tránh căng thẳng: Vì căng thẳng làm tăng nguy cơ suy tim và các bệnh lý về tim khác. Khi căng thẳng sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm và tiết ra hormone adrenalin và cortisol. Hai hormone này làm tim đ.ập nhanh hơn, gây tăng huyết áp và m.áu c.hảy mạnh hơn. Bên cạnh đó, chính những hoạt động này có thể gây ra hiện tượng thiếu m.áu cục bộ. Ngoài ra hệ thần kinh giao cảm tác động lên thành mạch gây ảnh hưởng đến tế bào nội mạc. Hậu quả, gây lắng động cholesterol gây xơ vữa động mạch, đau tim, suy tim, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ….

Việc thực hiện một lối sống lành mạnh là việc nên thực hiện mỗi ngày. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường giúp điều trị kịp thời.

Sự lão hóa hay già hóa hệ tim mạch thường được ghi nhận từ những biến đổi ở tim, mạch m.áu, thành phần sinh hóa của m.áu và huyết áp…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *