Tiết lộ bệnh lý bẩm sinh mà cha mẹ hay nhầm lẫn

Bào thai khi trong bụng mẹ có sáu bộ phận khe mang và các bộ phận này sẽ mất đi khi trẻ chào đời. Tuy nhiên, có những trẻ vẫn còn dấu tích của khe mang dẫn tới các bệnh lý rò khe mang gây áp xe mà các bậc phụ huynh không ngờ tới.

tiet lo benh ly bam sinh ma cha me hay nham lan fb4 5386340

PGS, TS Phạm Tuấn Cảnh khám cho bệnh nhân rò khe mang ở tai.

2-3% trẻ mắc bệnh lý rò khe mang

PGS, TS Phạm Tuấn Cảnh, Giám đốc BV Tai Mũi Họng TƯ cho biết, trong số các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện các bệnh lý về tai mũi họng, tỷ lệ trẻ mắc bệnh lý rò khe mang chiếm khoảng 2-3%. Trong đó, có nhiều ca đến muộn sau khi bị chẩn đoán nhầm sang trẻ có mụn, nhọt, mọc hạch, viêm tai, hay quai bị.

Chị Nguyễn Thị H. (Thái Bình) vừa đến viện cho con tái khám sau khi được thông lỗ rò khe tai lần 1 cách đây 10 ngày. Chị H. kể, ban đầu thấy con sưng tai chỉ nghĩ cho viêm hạch hoặc bị khối bã đậu. Chị H. đã đi vài nơi nhưng không được phát hiện ra bệnh lý rò khe tai.

Chị H. kiên trì cho con uống kháng sinh thế nhưng khối sưng sau tai đã thành áp xe mà chị không biết. Khi đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, các bác sĩ phải tiến hành mổ ngay để mở đường thoát lỗ rò cho khối áp xe và chờ một thời gian nữa, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hết tổn thương phía sau tai.

BS Cảnh cho biết, trường hợp này khá phức tạp vì cháu bé có đường rò khe mang số 2 – là đường rò sau tai có liên quan đến dây thần kinh số 7. “Nếu các bác sĩ xử lý lỗ rò không cẩn thận, có thể làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7 của cháu bé”, BS Cảnh cho biết.

Cô con gái 3 t.uổi của chị Triệu Thị N. (Nam Định) cũng vừa được can thiệp thông lỗ rò ngân nhĩ và mổ rò khe tai trái cách đây một tuần. Chị N. kể, ban đầu thấy bé sưng mang tai và sốt, chị cho con đến bệnh viện tuyến dưới. Sau khi nằm tại đây tám ngày, tình trạng của bé không tiến triển, được cho chuyển tuyến lên Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Tại đây, các bác sĩ vừa tiến hành thông lỗ rò ngân nhĩ cả hai bên mang tai cho bé và can thiệp phẫu thuật lỗ rò khe tai số 1 cho bé. Rất may trường hợp này cha mẹ đã phát hiện sớm tình trạng của trẻ cho đến viện sớm nên được các bác sĩ can thiệp kịp thời.

tiet lo benh ly bam sinh ma cha me hay nham lan 705 5386340

Chị Triệu Thị N. (Nam Định) cho con tái khám sau mổ rò khe tai.

Những nhầm lẫn gây nguy hại cho trẻ

BS Cảnh cho biết, rò khe mang là bệnh bẩm sinh, hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Trẻ sinh ra thường mắc rò khe mang 1, 2, 3, 4. Trong đó, đường rò 1, 2 chủ yếu ở quanh tai và đường rò 3, 4 ở phần vùng cổ.

Đường rò biểu hiện bằng các triệu chứng n.hiễm t.rùng, thành các ổ áp xe, xuất tiết ra các dịch. Khi dịch tiết của đường tiêu hóa và thức ăn vào khe mang sẽ dẫn đến n.hiễm t.rùng thành ổ áp xe.

Biểu hiện của bệnh lý rò khe mang là xuất hiện một khối sưng ở sau tai, vùng cổ, có đường rò ở khe tai. Có cháu có một núm ở vùng cổ, thỉnh thoảng nặn ra có nhầy dịch.

Những bệnh lý này hay bị nhầm sang các tổn thương như tổ chức bã đậu, viêm hạch, nhọt. Nếu bác sĩ không để ý không phát hiện bệnh hoặc không có chuyên môn sâu sẽ không chẩn đoán được đúng bệnh.

“Nhiều nơi, thấy có nhọt hay tổ chức bã đậu cứ nghĩ trích ổ áp xe coi như là xong nhưng thực tế, chẩn đoán không đúng nên xử lý không dứt điểm, bệnh tái đi tái lại. Có bệnh nhân đến viện trong tình trạng tái phát 5-7 lần”, BS Cảnh nói.

Về những biến chứng có thể gặp phải khi áp xe tái đi tái lại nhiều lần, BS Cảnh cho biết, chỗ áp xe sẽ làm xơ hóa các vùng chung quanh khiến việc phẫu thuật sau này khó hơn.

BS Cảnh dẫn chứng, có bệnh nhân đến trong tình trạng rò vùng cổ chẩn đoán nhầm nhiều lần thành áp xe hạch hoặc áp xe tuyến giáp. Người bệnh bị tái phát đi tái phát lại, phải đi trích và dùng kháng sinh nhưng vẫn không triệt để. Nếu trường hợp này được chẩn đoán đúng thì phương pháp xử lý đơn giản hơn. Nguyên tắc phẫu thuật phải lấy trọn vẹn đường rò thì không tái phát lại.

BS Cảnh cho biết thêm, trong số các đường rò khe mang, rò vùng cổ bẩm sinh chiếm tỷ lệ nhiều hơn, tỷ lệ áp xe còn nhiều hơn vì nước bọt và thức ăn rơi vào đó nhiều hơn. Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 50-70 ca rò vùng cổ. Các ca này xử lý khó hơn vì có liên quan đến nhiều mạch m.áu ở vùng cổ.

Gần đây, bệnh viện có sử dụng biện pháp đốt đầu trong áp xe, đơn giản hơn nhiều và bệnh nhân không phải trải qua phẫu thuật, rút ngắn thời gian can thiệp từ khoảng hai giờ đồng hồ xuống còn 30 phút.

Bổ sung dầu gan cá tuyết cần thận trọng để tránh hại sức khỏe

Dầu gan cá tuyết là một sản phẩm được nhiều người tin dùng vì công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Tuy nhiên nên thận trọng khi dùng vì cũng dễ gây hại sức khỏe.

Dầu gan cá tuyết dồi dào vitamin A, D, E và acid béo omega-3 giúp tăng đề kháng cho trẻ nhỏ, giảm ốm vặt và ít dùng kháng sinh. Hệ miễn dịch khỏe mạnh là hàng phòng ngự tốt nhất để bảo vệ cơ thể trước sự gia tăng mạnh mẽ của siêu vi khuẩn.

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vốn non yếu lại không có nhiều cơ hội tôi luyện nếu thường xuyên dùng kháng sinh. Trẻ nhỏ càng lạm dụng kháng sinh, càng dễ mắc bệnh n.hiễm t.rùng như cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm tai – mũi – họng… Thuốc chỉ điều trị được các bệnh do vi khuẩn gây ra, song không t.iêu d.iệt được virus – nguyên nhân chính khiến trẻ ốm vặt.

bo sung dau gan ca tuyet can than trong de tranh hai suc khoe 7ef 5345101

Dầu gan cá tuyết rất tốt cho sức khỏe nhưng cần tránh xa sản phẩm Potter’s Herbals Malt Extract with Cod Liver Oil từ Anh quốc. Ảnh minh họa

Để con bớt ốm và hạn chế dùng kháng sinh, các mẹ bỉm sữa chọn cách thay đổi chế độ ăn uống và vận động để tăng cường miễn dịch. Omega-3 và các vitamin A, D, E là những dưỡng chất cần thiết giúp nâng cao đề kháng cho bé.

Ở Na Uy, Quỹ Weston A. Price (WAPF) cho biết, nhiều bà mẹ còn cho trẻ uống ít nhất một thìa cà phê dầu gan cá tuyết mỗi ngày. Loại dầu gan cá này dồi dào dưỡng chất giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, giảm tỷ lệ cảm cúm.

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi sử dụng dầu gan cá tuyết cần thận trọng vì rất dễ gặp rủi ro cho sức khỏe.

Dầu gan cá tuyết nhiễm nấm mốc gây hại sức khỏe

Mới đây Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Anh vừa thông báo về việc thu hồi sản phẩm dầu gan cá tuyết với chiết xuất mạch nha Potter’s Herbals Malt Extract with Cod Liver Oil bị nhiễm nấm mốc.

Cụ thể, Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) thông báo về việc Công ty Soho Florids của Anh tiến hành thu hồi sản phẩm Dầu gan cá tuyết với chiết xuất mạch nha nhãn hiệu Potter’s Herbals Malt Extract with Cod Liver Oil vì nhiễm nấm mốc nên sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Sản phẩm này đã được bán ở nhiều cửa hàng bán lẻ khác nhau trên khắp Vương quốc Anh. Cơ quan FSA đã ban hành thông tin thu hồi về sản phẩm này.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành rà soát nội bộ. Theo đó, từ tháng 9/2014 đến nay, sản phẩm trên chưa được cấp công bố tại Cục nhập khẩu vào Việt Nam.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm có tên nêu trên và báo với cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có bán sản phẩm này.

Dầu gan cá tuyết có thể chứa chất độn

Nhiều sản phẩm bổ sung dầu gan cá tuyết hiện nay không được lành mạnh, có thể chứa chất độn hoặc các thành phần tổng hợp, nó cũng có thể bị hỏng và không chứa tỷ lệ các acid béo lý tưởng. Vì vậy, hãy tìm một thương hiệu có uy tín và các sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa mạnh như astaxanthin để giữ cho dầu khỏi bị oxy hóa.

Dù không có tác dụng phụ nhưng không nên dùng quá nhiều

Khi nói đến dầu gan cá tuyết hay bất kỳ loại dầu cá hoặc sản phẩm bổ sung omega-3 nào đó, tất cả đều cần đến sự cân bằng. Trên thực tế, nhiều người hiện đại đang tiêu thụ lượng omega-6 gấp 8 – 10 lần lượng omega-3 một cách thường xuyên. Điều này không tốt cho sức khỏe.

Các acid béo omega-3 ngăn chặn viêm, trong khi đó, acid béo omega-6 thúc đẩy viêm, và chúng ta cần phải cân bằng hai loại acid béo này. Sự kết hợp của chúng giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động đúng cách và chống viêm hiệu quả.

Nói chung, cách tốt nhất để đạt được sự cân bằng là tiêu thụ omega-3 từ các nguồn thực phẩm như cá hồi đ.ánh bắt tự nhiên, thịt gia súc và giam cầm chăn nuôi hữu cơ. Các loại hạt cũng là lựa chọn tốt nhưng chúng cung cấp một loại omega-3 có nguồn gốc thực vật khác nhau được gọi là ALA, trong khi các nguồn từ động vật cung cấp EPA và DHA.

Chỉ có khoảng 1% ALA chuyển thành EPA mà cơ thể thực sự có thể sử dụng. Vì vậy, nếu đang thực hiện chế độ ăn thuần chay hoặc tương tự, điều quan trọng là bạn cần tiêu thụ càng nhiều ALA càng tốt. Nhưng nếu đang có chế độ ăn chứa nhiều cá và chất béo động vật cũng như các thực phẩm giàu omega-3, bổ sung dầu gan cá tuyết là điều không cần thiết.

Những người nào không nên dùng dầu gan cá tuyết

Dầu gan cá tuyết hầu như an toàn với mọi đối tượng. Tuy nhiên, một số người tiêu thụ dầu gan cá tuyết có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: Ợ hơi, hơi thở hôi, ợ nóng, buồn nôn, phân dính m.áu, hạ huyết áp, mức vitamin A và D cao, ra m.áu cam…Do đó đối với phụ nữ mang thai, bệnh nhân hen suyễn, người đang dùng thuốc tăng huyết áp hoặc chống đông m.áu không nên dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *