Những người trưởng thành nếu duy trì thói quen ngủ lành mạnh (ngủ 7-8 giờ mỗi ngày và không bị mất ngủ thường xuyên, ngủ ngáy hoặc buồn ngủ quá mức vào ban ngày) sẽ giảm được 42% nguy cơ suy tim.
Những điều bất thường trong giấc ngủ hé lộ nguy cơ mắc bệnh tim
Theo nghiên cứu mới được công bố hôm nay trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những người trưởng thành có thói quen ngủ lành mạnh nhất có nguy cơ suy tim thấp hơn 42% so với những người có chế độ ngủ không lành mạnh.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích chất lượng giấc ngủ cũng như mô hình giấc ngủ tổng thể của 408.802 người t.uổi từ 37-73 tại Anh trong giai đoạn từ 2006-2010, tỷ lệ mắc suy tim được thu thập cho đến tháng 4 năm 2019. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận 5.221 trường hợp suy tim trong thời gian theo dõi trung bình 10 năm.
Các thước đo về chất lượng giấc ngủ bao gồm thời lượng ngủ, chứng mất ngủ và ngáy ngủ và các đặc điểm khác liên quan đến giấc ngủ, chẳng hạn như liệu người tham gia là người dậy sớm hay thức khuya và liệu họ có buồn ngủ vào ban ngày không.
Tác giả nghiên cứu, giáo sư Lu Qi tại Đại học Tulane ở New Orleans (Mỹ), cho biết: “Điểm số giấc ngủ lành mạnh mà chúng tôi tạo ra dựa trên điểm số của 5 hành vi ngủ này. Phát hiện của chúng tôi làm nổi bật tầm quan trọng của việc cải thiện mô hình giấc ngủ tổng thể để giúp ngăn ngừa suy tim”.
Các hành vi khi ngủ được thu thập thông qua bảng câu hỏi trên màn hình cảm ứng. Thời lượng ngủ được xác định thành ba nhóm: ngắn (ít hơn 7 giờ một ngày); khuyến nghị (7-8 giờ một ngày) và kéo dài (9 giờ hoặc hơn một ngày).
Sau khi điều chỉnh bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, sử dụng thuốc, các biến thể di truyền và các biến số khác, kết quả cho thấy những người tham gia có chế độ ngủ lành mạnh nhất đã giảm 42% nguy cơ suy tim so với những người có chế độ ngủ không lành mạnh.
4 tư thế ngủ có thể âm thầm gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn ngủ theo cách đó mỗi ngày
Có nhiều yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ như tâm trạng, môi trường, chế độ ăn uống… nhưng ít ai chú ý đến tư thế ngủ.
Thực tế, 4 tư thế ngủ sai này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà thậm chí còn có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nhưng nhiều người vẫn mắc phải.
Một phần ba cuộc đời của chúng ta dành cho việc ngủ, điều này đủ cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe của con người. Có nhiều yếu tố quyết định chất lượng của giấc ngủ như tâm trạng, môi trường, chế độ ăn uống… nhưng ít ai chú ý nhiều đến tư thế ngủ.
Tư thế ngủ cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thể chất, nếu tư thế ngủ đúng có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng giấc ngủ, tuy nhiên, tư thế ngủ sai không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà thậm chí có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Dưới đây là 4 tư thế ngủ có thể gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên, nhiều người vẫn ngủ theo cách này hàng ngày mà không hề hay biết.
1. Nằm sấp khi ngủ
Trong cuộc sống hàng ngày, nằm sấp khi ngủ là tư thế ngủ ưa thích của nhiều người bởi đơn giản nó tạo ra cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, nó lại không mấy tốt cho sức khỏe, dễ gây áp lực lớn lên lưng và cổ của cơ thể, nếu thường xuyên nằm sấp khi ngủ có thể gây ra tình trạng đau mỏi lưng và cổ.
Ngoài ra, việc nằm ngủ ở tư thế nằm sấp cũng khiến cột sống không ở trạng thái sinh lý bình thường, nên dễ gây ra tình trạng cột sống bị lệch, cong. Nó cũng dễ dẫn đến chèn ép lồng ngực, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu trong cơ thể, và làm bạn bị khó thở và đau tức ngực.
2. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ
Tim của chúng ta nằm ở bên trái của lồng ngực, do đó, nếu bạn nằm ngủ nghiêng về bên trái trong thời gian dài rất dễ gây chèn ép tim, m.áu về tim không được cung cấp kịp thời dễ gây ra thiếu m.áu cục bộ ở tim. Ở trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, đồng thời làm trì trệ quá trình tiêu hóa ở dạ dày.
3. Nằm ngửa với người bị ngủ ngáy
Nằm ngửa là tư thế ngủ gần như hoàn hảo nhất, ít gây căng thẳng nhất, giúp cổ và đầu thoải mái, không gây quá nhiều áp lực lên toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của tư thế nằm ngửa là dễ gây ra chứng ngưng thở và ngáy, đặc biệt là với những người bị ngủ ngáy.
Do đó, người bị ngủ ngáy không nên chọn tư thế ngủ này bởi nếu nằm ngửa khi ngừa lâu dần sẽ gây hại cho cơ thể, dễ sinh ra các bệnh về tim mạch và gây ra phiền phức nhất định cho người khác,
4. Ngủ nằm gối lên tay
Một số người thường có thói quen ngủ nằm gối lên tay cả khi ngủ ngồi và ngủ nằm bởi nó tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, đây không phải là tư thế ngủ tốt cho sức khỏe, bởi quá trình tuần hoàn m.áu và trao đổi chất sẽ bị trì trệ.
Cụ thể, khi gối đầu lên tay trong thời gian dài, cánh tay và vai sẽ dễ bị đè nén, tuần hoàn m.áu trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, lúc này có thể khiến cánh tay bị tê, mất nhiều thời gian để hồi phục, ban ngày dễ bị yếu cánh tay, về lâu dài dễ sinh bệnh.
Trường hợp của chàng trai này là một ví dụ điển hình, suýt bị liệt cả cánh tay phải do gối đầu lên tay khi ngủ.
Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng sang phải!
Tư thế nằm ngủ nghiêng về bên phải được coi là tốt nhất, vì gan nằm ở phần bụng trên bên phải của cơ thể chúng ta, khi ngủ nghiêng về bên phải tương đối thấp có thể giúp gan nhận được nhiều m.áu hơn và thúc đẩy quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Ngoài ra, do ruột già co thắt dẫn đến tá tràng và bụng dưới thường lệch về bên phải nên tư thế ngủ nghiêng về bên phải sẽ rất có lợi cho hoạt động bình thường của dạ dày và ruột mà không gây áp lực cho tim.