Phụ gia trong thực phẩm: Chất tạo màu nhân tạo không phải thành phần gây hại duy nhất

Hầu hết mọi người đều cho rằng phụ gia trong thực phẩm thì chất tạo màu nhân tạo là thành phần gây hại. Tuy nhiên, đây không phải thành phần duy nhất gây hại cho sức khỏe, phụ gia trong thực phẩm còn chứa nhiều thành phần gây hại khác.

phu gia trong thuc pham chat tao mau nhan tao khong phai thanh phan gay hai duy nhat d44 5382089

Sự thật rất ít người biết được tất cả các thành phần phụ gia trong thực phẩm. Chất tạo màu, tăng hương vị cho thực phẩm, làm ngọt hoặc chất bảo quản. Một số thành phần được coi là an toàn cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe.

Việc bổ sung một số thành phần phụ gia vào thực phẩm có thể đem lại tác dụng khiến thực phẩm ngon hơn, hấp dẫn hơn hoặc giúp kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm. Một vài thực phẩm đã qua chế biến sau khi thêm chất phụ gia như chất tạo màu, tăng hương vị hoặc tăng thời gian sử dụng giúp bảo quản và duy trì giá trị dinh dưỡng trong thời gian dài hơn.

Nhưng nếu hấp thụ một số lượng lớn các loại chất phụ gia này có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan tới sức khỏe. Nghiên cứu trên Tạp chí BMJ cho biết rằng: Các loại thực phẩm chế biến sẵn chiếm tới 60% trong chế độ dinh dưỡng của người Mỹ.

Về bản chất, các chất phụ gia được đưa vào thực phẩm có đem lại lợi ích nhưng kèm theo đó cũng dẫn đến một số nguy cơ nhất định về sức khỏe. Đặc biệt khi sử dụng quá đà có thể gây bệnh cho người sử dụng.

Đối với chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến bệnh mãn tính như: béo phì, cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch và ung thư.

phu gia trong thuc pham chat tao mau nhan tao khong phai thanh phan gay hai duy nhat 2f0 5382089

Việc bổ sung một số thành phần phụ gia vào thực phẩm có thể đem lại tác dụng khiến thực phẩm ngon hơn, hấp dẫn hơn – Ảnh Internet

1. Chất tạo màu là phụ gia trong thực phẩm phổ biến nhất

Chất tạo màu nhân tạo còn được coi là một thành phần phụ gia nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Có đến 90% các loại chất tạo màu sử dụng hiện nay được sản xuất từ nhựa than đá hoặc dầu mỏ.

Trong thử nghiệm của các cơ quan như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, một số loại chất tạo màu mới cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề mới, thậm chí có nhiều loại chất tạo màu hiện đã bị cấm.

Tuy nhiên, không ít nhà sản xuất không từ bỏ sử dụng các chất tạo màu này vì chúng giúp thực phẩm hoặc món ăn, đồ uống bắt mắt hơn. Các loại hóa chất được sử dụng vào mục đích tạo màu nhân tạo có xu hướng chứa những phân tử năng lượng có thể phá hủy ADN.

Chưa kể những hóa chất này còn có thể làm tổn thương hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình lão hóa cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Bác sĩ, Andrew Weil, người sáng lập kiêm giám đốc Trung tâm Y học Tích hợp Andrew Weil Arizona trực thuộc Đại học Arizona đưa ra lời khuyên rằng để bảo vệ sức khỏe nên tránh tiêu thụ thực phẩm màu nhân tạo càng nhiều càng tốt.

phu gia trong thuc pham chat tao mau nhan tao khong phai thanh phan gay hai duy nhat 0e7 5382089

Chất tạo màu trong thực phẩm có thể làm tổn thương hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình lão hóa cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư – Ảnh Internet

2. Chất tạo ngọt trong thực phẩm

Nhiều người nhầm lẫn rằng chất làm ngọt trong thực phẩm, nước uống không chứa calo thậm chí còn vô hại đối với sức khỏe con người.

Nhưng trong phân tích tổng hợp gồm có 37 nghiên cứu trong suốt 10 năm vừa qua đã cho kết quả rằng chất tạo ngọt là phụ gia trong thực phẩm có thể gây tăng cân, béo phì, gây ra tình trạng huyết áp cao, bệnh tiểu đường và tim. Đối với hợp chất này còn góp phần làm phá hủy hệ vi sinh vật trong đường ruột.

Bác sĩ Andrew cũng cho biết thêm, khi sử dụng chất làm ngọt không chứa calo, bạn có thể tìm tới một số loại quả có thể tạo ngọt như quả la hán, rượu đường erythritol, siro lá phong,…

3. Chất bảo quản có gây hại cho sức khỏe không?

Mọi người đều biết rằng chất bảo quản có gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt khi sử dụng quá nhiều chất bảo quản có thể gây ung thư.

Chất bảo quản là phụ gia trong thực phẩm vô cùng cần thiết vì chất đem lại sự ổn định và có hiệu quả trong việc duy trì mùi vị, kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hình thức của thực phẩm. Không chỉ vậy, chất bảo quản đem lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa sản phẩm hư hỏng, giúp duy trì màu sắc và vẻ tươi mới.

Tuy nhiên, chất bảo quản cũng có một số mặt trái gây hại cho sức khỏe như nitrat và nitrit có trong thịt chế biến sẵn và bột ngọt có thể khiến con người mắc phải chứng đau nửa đầu.

phu gia trong thuc pham chat tao mau nhan tao khong phai thanh phan gay hai duy nhat e19 5382089

Chất bảo quản là phụ gia trong thực phẩm vô cùng cần thiết giúp duy trì mùi vị, kết cấu, thành phần dinh dưỡng,… – Ảnh Internet

Trong một nghiên cứu vào năm 2019 cho kết quả rằng chất bảo quản khác thường được sử dụng trong bánh nướng giúp làm chậm sự phát triển của nấm mốc, chúng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường.

Thay vì sử dụng hóa chất, bạn có thể tìm tới các loại thực phẩm chứa chất bảo quản tự nhiên như vitamin C và E.

Dù có rất nhiều chất phụ gia được chứng minh an toàn cho sức khỏe từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu vào năm 2014 có tới 1500 hợp chất mới gia nhập vào thị trường và trong những hợp chất được coi là an toàn chưa được kiểm tra kỹ về tác động lâu dài đối với con người.

4. Chất tăng cường hương vị cho thực phẩm

Các chất làm tăng hương vị như glutamat thường được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm. Trong đó, các loại mì gói, nước sốt với các món ăn vặt, ăn nhẹ.

Hầu hết, các loại hương vị nhân tạo thường vô hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều cũng gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, khi các nhãn sản phẩm có ghi hương vị nhân tạo, bạn nên tránh sử dụng để bảo vệ sức khỏe.

Muốn giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe, các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên tránh sử dụng các chất phụ gia trong thực phẩm nhân tạo nhiều nhất có thể. Nên ăn các loại thức ăn bằng nguyên liệu tươi mới, tích cực và giúp hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng gói sẵn.

Món lẩu có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

Lẩu sẽ chỉ là món ngon, bổ dưỡng nếu chúng ta sử dụng nguyên liệu an toàn.

mon lau co thuc su tot cho suc khoe hay khong 08b 5307726

Những ngày miền Bắc đổ lạnh, ngồi nhâm nhi chén rượu bên nồi lẩu thì còn gì tuyệt vời hơn. Món ăn có nguồn gốc từ Mông Cổ này lại lấy được lòng nhiều người đến vậy.

Nhưng hiện nay, chúng dần trở thành món ăn được sử dụng 4 mùa với đa dạng các loại đồ nhúng hơn.

mon lau co thuc su tot cho suc khoe hay khong 7bb 5307726

Tuy nhiên nói thì dễ, không phải ai cũng có thể là thực khách ăn lẩu thường xuyên.

Giống như một bát canh hỗn hợp được đun sôi, lẩu chỉ an toàn khi mọi nguyên liệu nấu thành lẩu an toàn.

Hiện nay, nhiều hàng quán thay vì sử dụng nước hầm xương đã thay thế bằng gói gia vị hay sử dụng chất tạo ngọt có chất bảo quản. Thậm chí nhiều gia đình cũng dựa vào gói lẩu có sẵn bởi sự tiện lợi, gia vị đầy đủ.

Hơn nữa, lẩu thường có vị cay nóng, sử dụng nhiều gia vị, nhiều loại thịt, đôi khi chỉ nhúng qua đồ ăn là đã vội gắp ra vì thế có một số đối tượng càng tránh ăn lẩu càng tốt.

Những đối tượng tránh ăn lẩu

Bà bầu

Bản chất món lẩu không hề gây hại cho bà bầu nhưng đối tượng này tốt nhất vẫn cần hạn chế ăn bởi thói quen nhúng qua loa thức ăn, ăn thịt tái khi ăn lẩu có thể khiến bà bầu đối diện với các bệnh về ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu, việc nhiễm sán hay ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé.

Người bị viêm dạ dày

Các loại lẩu cay dù đem lại cảm giác ngon miệng nhưng lại không phù hợp cho đối tượng đang mắc bệnh dạ dày vì có thể khiến dạ dày bị kích thích và tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Thay vì lẩu cay, chúng ta có thể lựa chọn lẩu nấm, lẩu ốc, lẩu gà mà không cho ớt và sa tế.

Khoang miệng, niêm mạc dạ dày và thực quản chỉ có thể chịu đựng được độ nóng cao nhất là 50 – 60 độ C vì thế trong quá trình ăn, nên gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ thưởng thức.

Người mắc bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp

Nguyên liệu để làm ra một món lẩu rất phong phú, đó là nấm, hải sản, thịt gà, nội tạng, thịt bò… Đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dồi dào purine, nhiều cholesterol, không phù hợp để những người bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp ăn nhiều vì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Cách ăn lẩu khoa học

Khi ăn lẩu, nhiều người thường thả thức ăn vào nồi nước dùng đang sôi rồi gắp ra ngay để ăn tái. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến thực phẩm vẫn còn vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe và đường tiêu hóa. Trên thực tế, việc rửa sạch và nhúng qua nước nóng không thể t.iêu d.iệt hết được những loài ký sinh trùng bám trên thực phẩm, đặc biệt là rau, thịt. Vì vậy, bạn hãy lưu ý nhúng đồ ăn chín hẳn khi ăn lẩu. Nhưng với rau xanh cũng không nên để quá lâu vì có thể làm mất chất.

Ngoài ra, người ăn nên chú ý không nên kết hợp quá nhiều loại thực phẩm trong nồi lẩu bởi rất có thể có nguy cơ bị ngộ độc.

Để bữa lẩu được lâu, bạn nên uống một chút nước lọc, sau đó là ăn rau, cuối cùng mới đến ăn thịt.

Nước lẩu rất giàu chất béo và cholesterol, có ngon miệng cũng không nên sử dụng quá nhiều nước lẩu có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút và tăng axit uric m.áu.

Chỉ nên ăn lẩu trong vòng 2 tiếng trở lại vì nếu ăn lâu sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục, các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa…ngoài ra chỉ nên ăn lẩu 1 tuần/lần.

Cuối cunfh, dù yêu thích đến mấy, chúng ta không nên dùng đi dùng lại nước lẩu cho những lần ăn kế tiếp bởi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến vitamin bị p.hân h.ủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *