Phòng dịch COVID-19: Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát, bạn cần bảo vệ chính mình bằng cách tăng sức đề kháng của cơ thể.

phong dich covid19 nhung thuc pham giup tang suc de khang 508 4764634

Gừng, tỏi, hoa cúc tím, quả mọng… là những thực phẩm giúp cơ thể tăng sức đề kháng – Ảnh minh họa: Shutterstock

Có nhiều loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng. Và bạn nên thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống, theo The Health Site.

Sau đây là những loại thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

1. Tỏi

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng tỏi có hiệu quả cao trong việc t.iêu d.iệt vô số vi sinh vật gây n.hiễm t.rùng. Tỏi chứa allicin kích thích các tế bào bạch cầu và các tế bào miễn dịch để t.iêu d.iệt virus cảm lạnh và cúm, nấm và vi khuẩn, theo The Health Site.

2. Rễ hoàng kỳ

Rễ hoàng kỳ, một vị thuốc đông y, có đặc tính tăng sức đề kháng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoàng kỳ có thể kích thích hệ miễn dịch, kháng khuẩn và kháng viêm, chữa cảm lạnh và cúm, theo The Health Site.

3. Rễ cam thảo

Tạp chí Virus học Trung Quốc đã công bố một đ.ánh giá xác nhận hoạt động tăng cường hệ miễn dịch của rễ cam thảo do hàm lượng triterpenoid của nó. Một nghiên cứu khác ghi nhận chất chống ô xy hóa trong cam thảo có tác dụng tẩy gốc tự do và kích thích miễn dịch.

4. Rau kinh giới

Rau kinh giới chứa hai hợp chất mạnh, carvacrol và thymol, có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ.

5. Quả mọng bảo vệ phổi

Đây là một nguồn giàu resveratrol, có thể giúp chống lại virus. Quả mọng cũng rất giàu chất chống ô xy hóa, mà Hiệp hội Ung thư Mỹ lưu ý là có thể bảo vệ phổi. Vì vậy, nên ăn nhiều nho, quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi rất tốt cho phổi.

6. Gừng

Gừng dày đặc chất dinh dưỡng có thể giúp làm sạch hệ bạch huyết và chống n.hiễm t.rùng, theo The Health Site.

7. Nấm

Nấm có chứa selen và vitamin B2 và B3, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhất là nấm hương và nấm Linh Chi.

8. Hàu

Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Kẽm đã được chứng minh là có khả năng chống viêm và chống ô xy hóa mạnh mẽ, theo The Health Site.

9. Ổi

Một trái ổi có lượng vitamin C nhiều hơn 350% so với một quả cam và nhiều loại trái cây được sử dụng trong y học.

10. Sữa chua

Vì sữa chua là một nguồn thực phẩm sinh học tuyệt vời, nó thường đứng đầu danh sách các thực phẩm tăng cường miễn dịch. Một số chủng như men vi sinh Bifidobacterium lactis đã được chứng minh là có hiệu quả tăng cường sức đề kháng, theo The Health Site.

11. Các loại đậu

Đậu chứa rất nhiều kẽm, đây là khoáng chất cần thiết để tạo ra các tế bào T, một loại tế bào bạch cầu giúp chống n.hiễm t.rùng, theo trang She Knows.

12. Hoa cúc tím Echinace

Sử dụng thường xuyên hoa cúc tím và trà thảo dược có lợi cho hỗ trợ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Hoa cúc tím chứa hợp chất echinacein có tác dụng ức chế vi khuẩn và virus xâm nhập các tế bào khỏe mạnh, theo The Health Site.

Theo thanhnien.vn

WHO tiếp tục “phá giải” 4 thắc mắc lớn về Covid-19

Một số vấn đề gây thắc mắc trong cộng đồng và những hướng dẫn trong giao tiếp nhằm phòng chống Covid-19 tiếp tục được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật.

1. Đeo găng tay cao su ở nơi công cộng sẽ an toàn?

Các loại găng tay cao su thông thường hay y tế không hoàn toàn bảo vệ bạn trước virus corona. Virus có thể không dính vào tay bạn nhưng dính vào đôi găng và sẽ khiến bạn bị lây bệnh nếu để chạm vào mắt, mũi, miệng trong lúc mang găng.

Vì vậy, phương án rửa tay thường xuyên vẫn có hiệu quả hơn cả.

who tiep tuc pha giai 4 thac mac lon ve covid19 2c2 4761969

Đừng nghĩ đeo găng tay cao su là an toàn 100%. Nguy cơ lây bệnh là có nếu như bạn chạm đôi tay đang mang găng vào mắt, mũi, miệng. Ảnh: WHO

Trước đó, WHO và các tổ chức, chuyên gia có khuyên một số người làm ở môi trường nguy cơ như bán thực phẩm, nhất là bán thịt tươi sống, sử dụng một số dụng cụ bảo hộ gồm găng tay cao su/nilon.

Tuy nhiên, bạn phải nhớ không được chạm vào mắt, mũi, miệng trong suốt quá trình mang. Với đôi găng tay y tế hoặc găng nilon làm bếp nhiều người chọn mang trong quá trình làm việc, ví dụ những người bán hàng, nên rửa tay thường xuyên trên cả đôi găng đang mang.

2. Ra đường nên “ngó lơ” nhau?

Theo WHO, bạn vẫn có thể chào người khác ở khoảng cách an toàn bằng một cái vẫy tay, một cái gật đầu, một cái cúi mình… tùy vào văn hóa nơi bạn đang sống. Khoảng cách an toàn được WHO khuyến cáo là tối thiểu 1 m.

Chỉ cần tránh những tiếp xúc vật lý là đủ, ví dụ những cái ôm hôn trong văn hóa chào nhiều nước nên được bỏ qua.

3. Bắt tay cũng làm lây truyền virus corona?

Vấn đề từng gây tranh cãi bởi cái bắt tay thường ngắn ngủi, Tuy nhiên, WHO khẳng định hành động này sẽ làm lây truyền virus, vì vậy những cái bắt tay, đ.ập tay nên được “cho qua” trong mùa Covid-19, thay vào đó là vẫy tay hay cúi chào.

4. Thiết bị đo nhiệt độ sẽ phát hiện được người bệnh?

who tiep tuc pha giai 4 thac mac lon ve covid19 2ff 4761969

Các thiết bị quét, đo nhiệt độ chỉ giúp phát hiện những người mắc Covid-19 đã bị sốt, không giúp phát hiện những người còn ủ bệnh, chưa có triệu chứng. Ảnh: WHO

Máy quét, đo nhiệt độ quả thật có hiệu quả trong việc phát hiện người bị sốt, bao gồm sốt vì virus corona mới. Tuy nhiên, nó không thể phát hiện ra những người nhiễm bệnh nhưng chưa bị sốt. Điều này là do bệnh thường mất từ 2-10 ngày (và tối đa có thể 14 ngày) trước khi người bị nhiễm có triệu chứng, bao gồm phát sốt.

Vì vậy, không nên ỷ lại vào các thiết bị kiểm tra thân nhiệt mà phải áp dụng đồng thời các biện pháp phòng Covid-19 khác.

A. Thư (WHO/nld.com.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *