Người đầu tiên nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh sau 30 năm

Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có 30 năm ứng phó với dịch HIV/AIDS. Việt Nam hiện là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thuỵ Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới.

Sáng 17-11, tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến năm 2020, Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS.

Sau 30 năm được phát hiện nhiễm HIV, người đầu tiên ở Việt Nam nhiễm HIV là một phụ nữ sống tại TP HCM hiện được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM. Hiện tại bà vẫn đang sống khỏe mạnh nhờ tuân thủ điều trị.

Người phụ nữ này từng cho biết bà bị lây HIV từ chồng sắp cưới (người này trước đó bị nhiễm HIV vì có quan hệ t.ình d.ục với một số phụ nữ khác nhưng bà không biết). Khi đó, bà vừa tròn 30 t.uổi. Từ khi phát hiện có HIV, bà được theo dõi định kỳ và đến năm 1997 bà bắt đầu uống thuốc kháng virus (ARV).

Bác sĩ Sơn cũng cho biết với người nhiễm HIV nếu được điều trị sớm (chỉ số CD 4 trên 350 tế bào/ uL) thì một người nhiễm HIV ở t.uổi 20 thì năm sống có thể lên tới 50-60 năm nữa. Người nhiễm được điều trị sớm, tuân thủ điều trị và t.uổi thọ của họ gần như người bình thường.

nguoi dau tien nhiem hiv van song khoe manh sau 30 nam 90f 5380436

Tuân thủ điều trị sẽ giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh hơn – Ảnh minh họa

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Việt Nam hiện có khoảng 230.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có 190.000 người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. Cả nước có 153.000 bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV. Đây là thuốc kháng virus có tác dụng ức chế sự phát triển của virus HIV. Nếu được uống thuốc sớm, liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị, người bệnh sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng cơ hội, giảm nguy cơ t.ử v.ong.

“Đáng lưu ý Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng”- ông Cảnh chia sẻ.

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số t.ử v.ong liên quan đến HIV/AIDS; kiểm soát tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và 200.000 người không bị t.ử v.ong do AIDS.

Theo ông Cảnh, mặc dù dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục giảm nhưng diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm nguy cơ cao (quan hệ t.ình d.ục đồng giới nam, nghiện chích ma tuý). Mỗi năm Việt Nam vẫn có 10.000 người mắc mới với khoảng 2.000 – 3.000 người t.ử v.ong, gấp 10 lần số t.ử v.ong của 28 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Việt Nam. Đáng nói là số trường hợp t.ử v.ong đều rơi vào nhóm t.uổi rất trẻ (dưới 30 t.uổi).

nguoi dau tien nhiem hiv van song khoe manh sau 30 nam 7cf 5380436

PrEP la vu khi dư phong trươc phơi nhiêm HIV- Ảnh minh hoạ

Các chuyên gia cũng khuyến cáo ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV, người bệnh cần được điều trị ARV ngay trong ngày. Nếu tải lượng virus dưới 200 bản sao /ml m.áu bệnh sẽ không lây qua đường t.ình d.ục. Trươc nguy cơ tiêm ân lây nhiêm HIV trong công đông thì thuôc điêu tri dư phong trươc phơi nhiêm HIV (PrEP) la vu khi dư phong trươc phơi nhiêm HIV cho những người chưa nhiễm HIV và có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP được sử dụng đối với: Người nam có quan hệ t.ình d.ục đồng giới; người chuyển giới nữ; người b.án d.âm; người tiêm chích m.a t.úy; bạn tình của người nhiễm HIV và người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml m.áu.

Nếu người sử dụng PrEP tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, PrEP sẽ hầu như loại bỏ nguy cơ bạn bị nhiễm HIV với hiệu quả dự phòng nhiễm HIV lên đến 96 – 99%.

Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi, bổ sung lập “kỷ lục

PGS-TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết chiều 16-11, với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Theo ông Long, thông thường các luật thường được Quốc hội xem xét, thảo luận trong một kỳ họp. Sau đó, Chính phủ và cơ quan soạn thảo hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, rồi Quốc hội xem xét để thông qua tại kỳ họp sau đó. “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) lần này được Quốc hội xem xét và thông qua ngay trong một kỳ họp. Đây là “kỷ lục”, lần đầu tiên Quốc hội thực hiện xem xét và thông qua trong một kỳ; và là 1 trong 3 luật được 100% đại biểu có mặt đồng ý thông qua”- ông Long chia sẻ. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2021.

Ông Long cho biết tới đây các cấp thẩm quyền sẽ ban hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, và tổ chức triển khai thực hiện, đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS góp phần giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1.000 trường hợp, giảm số t.ử v.ong do AIDS đạt mức dưới 1 trường hợp /100.000 dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Vì sao một số bệnh nhân HIV không có triệu chứng?

Theo các nhà khoa học Mỹ, ở những người này, HIV dường như bị cô lập, khóa chặt trong phần gene đặc biệt khiến chúng không thể phát triển, gây bệnh.

HIV/AIDS là hội chứng làm suy giảm miễn dịch. Đây là bệnh chưa có thuốc đặc hiệu và vaccine phòng ngừa. Người mắc HIV/AIDS sẽ bị virus, vi khuẩn tấn công, kèm theo triệu chứng như sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch… Tuy nhiên, y văn thế giới ghi nhận một số ca bệnh không xuất hiện triệu chứng.

Hiện tượng không triệu chứng

Năm 1986, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) mô tả ban đầu về HIV gồm hai loại chính. Một là loại có triệu chứng, hai là không. Trong 2 thập kỷ sau đó, thông tin trên được đưa vào hướng dẫn điều trị cho các bác sĩ lâm sàng tại Mỹ và các quốc gia khác.

Năm 2008, các chuyên gia về AIDS tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết họ ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm HIV trong thời gian dài (thậm chí hàng thập kỷ) nhưng không có triệu chứng dù không được điều trị. Ở những người này, tải lượng virus trong m.áu rất thấp, bệnh không chuyển biến thành AIDS.

Trường hợp điển hình là cặp vợ chồng ở Baltimore, Mỹ. Theo bài báo công bố trên tạp chí Virology năm 2008, người chồng nhiễm HIV khi tiêm m.a t.úy trực tiếp vào tĩnh mạch. Người vợ bị lây virus khi quan hệ t.ình d.ục với chồng.

vi sao mot so benh nhan hiv khong co trieu chung 79e 5234202

Ban đầu, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) mô tả HIV gồm hai loại chính là có triệu chứng và không. Ảnh: Quỳnh Trang .

Tuy nhiên, người chồng phát bệnh còn vợ không có triệu chứng nào của HIV. Người phụ nữ này duy trì tải lượng virus dưới 50 bản sao/1 ml m.áu trong 10 năm và không cần điều trị.

Trong khi đó, người chồng có tải lượng virus tới hàng trăm nghìn bản sao trên mỗi ml m.áu và phải dùng thuốc ức chế thường xuyên nhằm ngăn bệnh phát triển thành AIDS.

Một bệnh nhân HIV khác là Loreen Willenberg, 66 t.uổi, ở California, Mỹ. Người phụ nữ này nhiễm virus HIV vào năm 1992 và được cho là khỏi bệnh không cần dùng thuốc hay ghép tủy xương. Theo New York Times, bà Loreen được ghi nhận là người đầu tiên tự khỏi bệnh.

Nguyên nhân?

Theo Science Daily, các chuyên gia tại Đại học Johns Hopkins đặt giả thuyết trường hợp nhiễm HIV/AIDS không triệu chứng là do hệ miễn dịch đặc biệt, khỏe hơn người khác. Họ loại bỏ giả thuyết virus HIV mà những người này nhiễm bị khiếm khuyết hay là chủng mới.

Về trường hợp của cặp vợ chồng ở Baltimore, GS Joel Blankson, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Đại học Johns Hopkins, cho biết: “Đây là trường hợp đồng nhiễm hiếm gặp”.

Khi phân tích m.áu, các bác sĩ nhận thấy hai vợ chồng đều nhiễm cùng một chủng HIV. Xét nghiệm di truyền cũng xác nhận họ đều có một chuỗi vật chất di truyền hoạt động quá mức gắn với gene HLA B57. Đây là gene thường có ở những người bị ức chế miễn dịch khi nhiễm HIV.

Khi kiểm tra tế bào T lần đầu ở hai bệnh nhân này, các nhà khoa học phát hiện chúng được kích hoạt ở người vợ và ngăn chặn 90% quá trình virus nhân lên trong cơ thể. Ở người chồng, tỷ lệ này chỉ khoảng 30%. M.áu người vợ có ít nhất 2 đột biến làm suy yếu virus HIV còn người chồng mang ít đột biến hơn.

Theo ông Blankson, phát hiện trên mang lại hy vọng cho các nhà nghiên cứu vaccine ngừa HIV. Đó là tế bào T CD8 trong hệ miễn dịch có thể ngăn chặn sự phát triển của virus HIV. “Nếu có thể khai thác các tế bào bạch cầu này, chúng ta sẽ lập trình được cơ chế nhắm vào các virus HIV và t.iêu d.iệt nó”, ông Blankson nói.

Về trường hợp người tự khỏi bệnh, nhóm nghiên cứu tại Đại học California (San Francisco, Mỹ), cho hay 63 trường hợp khác tự kiểm soát lây nhiễm virus mà không cần dùng thuốc. Ở những người này, HIV dường như bị cô lập, khóa chặt trong phần gene đặc biệt và khiến chúng không thể sinh sản, gây bệnh. Phát hiện này cho thấy nhóm người trên có thể đã đạt được “phương pháp chữa trị chức năng”.

Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận chính xác và đầy đủ về những trường hợp trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *