Lấy lại cuộc đời từ cơ hội sống mong manh

Bị một bệnh viện trả về với nhận định ‘chỉ còn sống vài tháng nữa’, ông Cường (60 t.uổi, TP.HCM) và gia đình vô cùng tuyệt vọng. Thế nhưng với quyết tâm không bỏ cuộc, bệnh nhân đã được cứu sống.

lay lai cuoc doi tu co hoi song mong manh 769 5380087

Ông Cường và bác sĩ Thái sau phẫu thuật

Ông Cường bị ung thư tuyến giáp xâm lấn rộng. Ông kể: “Khi ấy bác sĩ nói tôi mổ cũng c.hết mà không mổ cũng c.hết, nếu phẫu thuật sẽ không lấy được hết u, đồng thời có nhiều biến chứng nguy hiểm gây tàn phế nặng hoặc t.ử v.ong”. Trong lúc tuyệt vọng, ông Cường được một người quen giới thiệu đến bệnh viện khác điều trị.

Dù biết cơ hội sống không phải là 100%, nhưng bệnh nhân Cường và gia đình đã quyết định tin tưởng để chúng tôi thực hiện ca mổ.

BS Phan Văn Thái

Ca phẫu thuật nhiều rủi ro

Bác sĩ Phan Văn Thái, trưởng khoa ngoại tổng quát Bệnh viện FV, nhận định bệnh nhân Cường bị ung thư tuyến giáp với khối u rất lớn, thòng sâu xuống lồng ngực, di căn nhiều hạch cổ 2 bên. U và hạch tạo thành khối u to, cứng, nhiều thùy, xâm lấn nhiều cơ quan quan trọng vùng cổ – ngực như cột sống, thực quản làm méo lệch và chèn ép đường thở, gây khó thở, đồng thời làm xẹp gần như toàn bộ tĩnh mạch cảnh trái.

Theo bác sĩ Thái, thông thường với những trường hợp khối u đã xâm lấn rộng vào nhiều cơ quan trọng yếu trong cơ thể như ông Cường thì việc phẫu thuật sẽ phức tạp, tiềm ẩn rủi ro cao nên nhiều bệnh viện không triển khai mổ cũng là điều dễ hiểu.

“Điểm khác ở bệnh viện của chúng tôi là chúng tôi có đủ thời gian để xem xét thông qua chẩn đoán hình ảnh, tính toán kỹ lưỡng từng chi tiết, thậm chí từng mạch m.áu và đã tìm thấy cơ hội để cứu sống bệnh nhân bằng phẫu trị dù mong manh. Nếu không mổ thì trong vài tháng sau đó, bệnh nhân sẽ có nguy cơ t.ử v.ong do khối u phát triển quá nhanh, gây tắc khí quản”, bác sĩ Thái chia sẻ.

Mang lại nụ cười hạnh phúc

Để phẫu thuật cho ca bệnh rất phức tạp này, bác sĩ Thái cùng êkip của mình gồm các bác sĩ ngoại tổng quát đã phối hợp với nhiều chuyên gia của 2 chuyên khoa phẫu thuật mạch m.áu và tai mũi họng.

Do khối u lớn, đã xâm lấn vào nhiều cơ quan trọng yếu lân cận nên êkip phẫu thuật đã tỉ mẩn bóc tách hàng chục khối u lớn, nhỏ ra khỏi những cơ quan bị xâm lấn, như khí quản, thực quản, để lấy được hết khối u mà không làm thủng các cơ quan này. Đồng thời các bác sĩ cần tách u ra khỏi cột sống cổ để không chèn ép các dây thần kinh, tránh gây liệt tay.

Thử thách lớn nhất trong quá trình bóc tách khối u là những khối u tạo thành chuỗi chằng chịt, phải cắt bỏ khối hạch di căn lớn ra khỏi tĩnh mạch cảnh bên trái, chỉ cần sơ suất nhỏ sẽ cắt trúng tĩnh mạch, làm mất dẫn lưu m.áu giữa não và tim, gây phù não, yếu liệt, thậm chí t.ử v.ong.

“Vì rủi ro lớn nên êkip mổ cũng đã tiên lượng luôn cả phương án ghép thay thế tĩnh mạch cảnh. Nhờ đó, chúng tôi đã vét sạch khối u sau ca mổ kéo dài 11 tiếng đồng hồ mà không gây tai biến”, bác sĩ Thái nói.

Điều kỳ diệu là chỉ một ngày sau mổ, bệnh nhân đã nói chuyện được, sang ngày thứ ba, bệnh nhân đã ăn được cháo mà không bị sặc. “Đây là niềm vui lớn và bất ngờ của gia đình tôi”, vợ ông Cường nói. Còn ông Cường cảm thấy như được hồi sinh và cảm giác khó thở đã biến mất.

“Sau phẫu thuật, cổ của tôi trống trải quá, không quen”, ông Cường nói nửa đùa nửa thật sau ca mổ sinh tử. Theo liệu trình chung áp dụng cho bệnh nhân bị u tuyến giáp, ông Cường sẽ được xem xét điều trị tiếp tục bằng iode phóng xạ.

Bác sĩ Thái cho biết ông đã từng phẫu thuật trên 500 bệnh nhân ung thư tuyến giáp, bao gồm rất nhiều ca khó, chẳng hạn như không chỉ mổ khối u ở cổ mà phải chẻ cả xương ức ở ngực để lấy khối u vì đã xâm lấn xuống ngực. Nhưng trường hợp của ông Cường được bác sĩ Thái nhận xét là một trong những ca bệnh khó nhất mà bác sĩ từng gặp.

Bác sĩ Thái khuyến cáo những trường hợp như bệnh nhân Cường cần tìm đến bệnh viện kiểm tra sớm lúc khối u bắt đầu khởi phát, khi đó các bác sĩ sẽ dễ dàng điều trị và hiệu quả điều trị chắc chắn sẽ tốt hơn.

Theo BS Phan Văn Thái, những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đến khám sớm khi kích thước u còn nhỏ, được mổ cắt trọn tuyến giáp, cơ hội sống như người bình thường trên 95%. Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân đến muộn, u đã di căn hoặc xâm lấn rộng, mổ cắt bỏ được toàn bộ u xâm lấn và hạch di căn vẫn là phương pháp điều trị tốt nhất, sẽ có 50% cơ hội sống trên 5 năm.

Người bệnh ung thư không c.hết nhanh hơn nếu ‘động dao kéo’

Bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc khẳng định quan niệm phẫu thuật khiến bệnh nhân ung thư nặng, di căn nhanh hay t.ử v.ong sớm hơn là hoàn toàn sai lầm.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc, làm việc tại Phòng khám Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết khi tiếp nhận người nghi ngờ ung thư, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang, CT, MRI… để phát hiện khối u.

Trước tiên, người bệnh buộc phải phẫu thuật lấy một phần khối u đi làm sinh thiết để xác định u lành hay ác tính. Thông thường ở các trường hợp nghi ngờ, hơn 70% kết quả là ung thư giai đoạn muộn. Tế bào ung thư không còn nằm nguyên một chỗ mà đã lưu thông trong dòng m.áu, xâm lấn và di căn tới các cơ quan khác. Lúc này, dù có phẫu thuật tiếp hay bất kỳ phác đồ hóa trị, xạ trị, miễn dịch… nào khác thì tiên lượng đều xấu.

nguoi benh ung thu khong chet nhanh hon neu dong dao keo 222 5368932

Bác sĩ Phúc khám cho một bệnh nhân ung thư. Ảnh: Minh Trí.

Bác sĩ lý giải, trước đây, khi y học chưa phát triển thì ung thư được xem là bệnh tử. Nay, y học hiện đại hơn giúp chữa khỏi hoàn toàn, hoặc kéo dài thời gian sống tối đa cho người bệnh. Dù vậy, do hiểu biết về ung thư chưa đúng đắn, đa số bệnh nhân được phát hiện giai đoạn muộn, dẫn đến điều trị chậm trễ. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân và người nhà hiểu lầm, mang định kiến mổ xẻ rút ngắn quãng thời gian sống còn lại của người bệnh. Thậm chí, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn, song kiên quyết từ chối phẫu thuật, từ chối nghe tư vấn của bác sĩ.

Tâm lý chung của người bệnh là không chấp nhận sự thật. Họ đi tìm một chẩn đoán khác ung thư để xoa dịu, ổn định tâm lý, không biết được mình đang nằm ở giai đoạn bệnh nào. Nắm được yếu điểm này, một số người lan truyền quan niệm “động dao kéo làm vỡ u, khiến u di căn, c.hết nhanh hơn”. Không ít người uống t.huốc l.á cây, thuốc gia truyền, niềm tin tâm linh… mà không cần thuốc tây, nhất là phẫu thuật. Đến khi bệnh trầm trọng, bệnh nhân quay lại bệnh viện thì đã qua mất thời gian vàng, vượt quá chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.

“Lúc này mới thực sự là cái c.hết đến nhanh hơn”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Tùy từng loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh và thể trạng người bệnh mà bác sĩ lựa chọn mô thức – phác đồ điều trị đặc hiệu. Ví dụ, ung thư vòm hầu rất nhạy với tia xạ, do đó xạ trị là biện pháp hàng đầu. Hóa trị thường áp dụng đối với các loại ung thư m.áu như bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết, đa u tủy xương. Riêng phẫu thuật là mô thức chủ lực cho ung thư bướu đặc như ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi.

Tất cả mô thức đều có thể điều trị đơn hoặc kết hợp, nhất là ở giai đoạn bệnh nặng. Hiện có thêm phương án thuốc miễn dịch, thuốc sinh học, ghép tủy… nhằm tăng khả năng chữa khỏi cho bệnh nhân.

Vai trò của phẫu thuật, theo bác sĩ Phúc, là không thể thay thế . Đa số ung thư giai đoạn sớm, phẫu thuật cho phép loại bỏ các khối u nhanh chóng, triệt để mà không bị “nhờn” như các phương pháp khác. Có 5 loại phẫu thuật cơ bản, tùy theo mục đích của bác sĩ. Mỗi bệnh nhân có thể tiến hành nhiều loại phẫu thuật.

nguoi benh ung thu khong chet nhanh hon neu dong dao keo ca9 5368932

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM vừa mổ cắt lá gan ung thư giai đoạn sớm, vừa ghép lá gan mới khỏe mạnh cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Trí.

Thông thường nhất là phẫu thuật chẩn đoán. Các bác sĩ trong cuộc mổ có thể lấy đi một mẫu bệnh phẩm hoặc lấy trọn khu vực nghi ngờ đi giải phẫu.

Thứ hai, là phẫu thuật xếp giai đoạn. Bác sĩ sẽ mổ ra tìm hiểu kích thước, vị trí, độ xâm lấn của khối u. Từ đó, đưa ra hướng điều trị, tiên lượng.

Thứ ba, quan trọng nhất là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u tại chỗ, u di căn và các vùng mô bao quanh có nguy cơ đã biến chất. Đôi khi, khối u cấu tạo phức tạp, hoặc quá lớn nên các bác sĩ chỉ có thể loại bỏ khối u nhiều nhất có thể.

Thứ tư là phẫu thuật phòng ngừa. Cách này thường áp dụng với phụ nữ mang gene đột biến, nguy cơ tương lai mắc ung thư vú, cần cắt bỏ toàn bộ tuyến vú để phòng bệnh.

Thứ năm là phẫu thuật tái tạo. Sau khi cắt tuyến vú, phụ nữ có thể tạo lại hình dáng ngực như nguyên bản. Loại phẫu thuật này giúp người bệnh hòa nhập lại cuộc sống bình thường, tái tạo, phục hồi chức năng, thẩm mỹ phần cơ thể đã bị ảnh hưởng trong quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra, phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng, thực hiện với bệnh nhân có tế bào ung thư đã di căn, giúp những ngày cuối đời ít đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ví dụ, phẫu thuật hủy hạch giao cảm ngực D4, D5 để cắt cơn đau do ung thư tụy; mở thông dạ dày, thực quản ở bệnh nhân ung thư đầu cổ, thực quản.

Hàng năm Phòng khám Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM tiếp nhận khoảng 20.000 lượt bệnh nhân, 10% trong số này có chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ Phúc nói hiệu quả phẫu thuật tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nhìn chung, ở giai đoạn bệnh sớm, khả năng chữa lành lên đến 70-80%. Trường hợp ung thư vú, ung thư phổi, nếu phẫu thuật ở giai đoạn một, 90-95% khỏi bệnh.

“Lời thề và trách nhiệm của bác sĩ là cứu người. Chắc chắn không bác sĩ nào chỉ định mổ để làm ngắn đi thời gian sống của bệnh nhân”, bác sĩ Phúc khẳng định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *