[Infographic] Lịch sử của xà phòng và cách chúng t.iêu d.iệt virus corona

Đối với con người, xà phòng thường gợi ra cảm giác nhẹ nhàng và êm dịu. Thế nhưng trong thế giới của những vi sinh vật, những phân tử xà phòng thực sự hiếu sát và cuồng nộ.

Truyền thuyết kể lại rằng, một cơn mưa đổ xuống Trái Đất vài ngàn năm trước đã cuốn theo mỡ và tro của những sinh vật bị hiến tế. Khi hỗn hợp này trôi xuống một con sông gần đó, chúng trộn lẫn vào với nhau và tạo thành những bọt nước lấp lánh có thể gột sạch da dẻ và quần áo.

Xà phòng xuất hiện từ đó, trở thành một phát kiến thay đổi lịch sử loài người.

Nhưng có lẽ, chính tổ tiên của chúng ta khi ấy cũng khó có thể tưởng tượng được rằng, những bong bóng mong manh, lấp lánh đủ màu sắc này lại trở thành một thứ vũ khí lợi hại giúp con người chiến đấu với những mầm bệnh vô hình trong tương lai.

infographic lich su cua xa phong va cach chung tieu diet virus corona 0a5 4769593

infographic lich su cua xa phong va cach chung tieu diet virus corona 652 4769593

Đối với con người, xà phòng thường gợi ra cảm giác nhẹ nhàng và êm dịu. Thế nhưng trong thế giới của những vi sinh vật, những phân tử xà phòng thực sự là một kẻ hiếu sát và cuồng nộ. Một giọt xà phòng thường pha loãng trong nước cũng đủ để phá hủy nhiều loại vi khuẩn và virus, bao gồm cả chúng corona mới đang gây ra dịch Covid-19 hiện nay.

Bí mật của xà phòng, lại đang nằm trong chính cách mà nó ra đời từ tro và mỡ.

Khi nhìn vào bản chất hóa học của xà phòng, bạn sẽ thấy nó có hai phần. Một là các phân tử ở đầu ưa nước, chứa bazơ. Phần còn lại là đuôi của chuỗi axit béo dài kỵ nước. Bazơ (có trong tro) đã kết hợp với axit béo (có trong mỡ) trong một phản ứng gọi là xà phòng hóa.

Đúng như tên gọi, đầu ưa nước của xà phòng thích bám vào các phân tử nước. Trong khi, đuôi kỵ nước sẽ tránh nước và thích bám vào dầu hoặc chất béo. Các phân tử xà phòng, khi lơ lửng trong nước sẽ tụ lại với nhau, quay đầu ưa nước của chúng ta ngoài và chạm các đuôi kỵ nước lại thành một quả bóng nhỏ gọi là micelles.

infographic lich su cua xa phong va cach chung tieu diet virus corona aa0 4769593

Một số vi khuẩn và virus có màng lipid giống như các micelles hai lớp. Chúng có hai dải đuôi kỵ nước kẹp giữa hai đầu ưa nước. Những màng này làm bệ đỡ cho các protein quan trọng gắn vào bề mặt của chúng, cho phép virus xâm nhập tế bào và gây bệnh.

Các mầm bệnh được bọc trong màng lipid bao gồm virus corona, HIV, các chủng virus gây bệnh viêm gan B và C, herpes, Ebola, Zika, sốt xuất huyết và nhiều vi khuẩn tấn công ruột và đường hô hấp.

Khi rửa tay bằng xà phòng và nước là bạn đang tấn công virus và vi khuẩn bằng những phân tử xà phòng. Các đuôi kỵ nước của xà phòng sẽ cố gắng trốn tránh phân tử nước. Và trong quá trình đó, chúng sẽ đ.âm vào các màng lipid của vi khuẩn hoặc virus, rồi tách chúng ra.

Giáo sư Pall Thordarson, Trưởng Khoa Hóa tại Đại học New South Wales cho biết: “ Phân tử xà phòng hành động giống như những cái xà beng, làm mất ổn định toàn bộ hệ thống [màng ngoài của mầm bệnh]“. Các màng lipid bị các đòn bẩy từ phân tử xà phòng làm bật tung ra, giải phóng những protein thiết yếu của chúng và vi khuẩn sẽ c.hết.

infographic lich su cua xa phong va cach chung tieu diet virus corona 6ea 4769593

Trong khi đó với virus như corona, các phân tử xà phòng làm bật lớp màng lipid, nơi chúng gắn những chiếc gai lây nhiễm lên mình. Khi những chiếc gai của corona bị rụng sạch, chúng sẽ không thể lây nhiễm tế bào con người được nữa. Virus khi đó được gọi là bị bất hoạt.

Đồng thời với quá trình phá hủy này, một số phân tử xà phòng sẽ phá vỡ các liên kết hóa học cho phép vi khuẩn, virus và bụi bẩn bám trên bề mặt da, cậy chúng khỏi bàn tay bạn.

Các micelles cũng có thể hình thành xung quanh các hạt bụi bẩn và các mảnh xác virus, vi khuẩn, bọc chúng trong các lồng nổi. Để khi bạn xả nước, tất cả các vi sinh vật đã bị phá hủy, bị mắc kẹt hay bất hoạt sẽ đều trôi xuống cống.

Nhìn chung, nước rửa tay khô không đáng tin cậy như xà phòng. Mặc dù cồn trên 60% có thể hoạt động tương tự xà phòng để phá hủy và gây mất ổn định màng lipid của vi khuẩn hoặc virus, nhưng chúng không thể hình thành các bọc micelles giúp cuốn trôi vi sinh vật ra khỏi da.

Ngoài ra, còn có nhiều chủng virus không chứa màng lipid, cũng như những vi khuẩn có lá chắn protein bên ngoài. Những mầm bệnh này bao gồm vi khuẩn gây viêm màng não, viêm phổi, tiêu chảy và n.hiễm t.rùng da, cũng như virus viêm gan A, bại liệt, rhinoviruses và adenovirus (gây cảm cúm thông thường) không thể b.ị g.iết c.hết hoặc bất hoạt bằng nước rửa tay khô chứa cồn.

Các mầm bệnh có khả năng đề kháng cao với xà phòng, dù không b.ị g.iết c.hết thì cũng sẽ bị rửa trôi khi bạn chà tay kỹ. Đó là lý do tại sao rửa tay với xà phòng và nước thường được khuyến cáo là một biện pháp vệ sinh tốt hơn sử dụng nước rửa tay khô.

infographic lich su cua xa phong va cach chung tieu diet virus corona 286 4769593

Từ tro và mỡ của những sinh vật hiến tế trôi xuống một con sông gần đó, cho đến thời đại của liệu pháp gen và robot phẫu thuật, công thức của xà phòng về cơ bản không có gì thay đổi. Xà phòng vẫn giữ được hiệu lực sau hàng ngàn năm, không giống như kháng sinh sẽ bị vi khuẩn kháng lại chỉ sau mỗi vài năm.

Xuyên suốt một lịch sử, xà phòng vẫn đang là một trong những can thiệp y tế quý giá nhất mà chúng ta có được. Rửa tay bằng xà phòng và nước cũng là một trong những biện pháp y tế công cộng giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ đại dịch và hạn chế số ca n.hiễm t.rùng, ngăn chặn tình trạng quá tải tại bệnh viện và phòng khám.

Nhưng biện pháp này chỉ có hiệu quả nếu mọi người rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng: Hãy thoa đều xà phòng lên toàn bộ lòng bàn tay, chà trong ít nhất 20 giây, tới mọi ngón tay, kẽ tay, mu bàn tay, lòng bàn tay và kẽ hở móng tay…

Trong đại dịch Covid-19 đang hoành hành, xà phòng không chỉ là một thứ vũ khí bảo vệ cá nhân bạn khỏi mầm bệnh, mà còn là một biện pháp y tế cộng đồng quan trọng, nhằm tạo nên một mạng lưới an toàn chung cho cả xã hội.

Nếu mọi người đều rửa tay thường xuyên, sẽ có ít bệnh nhân nhiễm Covid-19 hơn. Căn bệnh vì vậy sẽ lây lan chậm hơn, sẽ có nhiều người được bảo vệ hơn.

Có thể thấy, ở cấp độ phân tử, xà phòng hoạt động bằng cách phá vỡ mọi thứ, nhưng ở cấp độ xã hội, nó sẽ giúp giữ mọi thứ lại với nhau.

Hãy nhớ điều này vào lần tới khi bạn rửa tay: bởi mạng sống của một ai khác có thể đang nằm trong chính bàn tay bạn.

Tham khảo Nytimes (Trí Thức Trẻ)

Xà phòng t.iêu d.iệt virus gây bệnh COVID-19 bằng cách nào?

Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus, giống như việc rút một lá bài của một tòa nhà xếp bằng những lá bài. Điều này sẽ làm cả tòa nhà bị đổ sập.

xa phong tieu diet virus gay benh covid19 bang cach nao b34 4762699

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay với xà phòng để ngừa COVID-19 – Ảnh: REUTERS

Cơ chế diệt các loại virus và vi khuẩn của xà phòng thông dụng

Từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, các cơ quan chuyên môn về y tế quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã lập tức đưa ra khuyến nghị là mọi người nên rửa tay với xà phòng và nước để ngăn ngừa bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Thời gian rửa tay phải ít nhất là 20 giây và phải rửa đúng cách: toàn bộ mặt trên và dưới bàn tay, các kẽ móng, kẽ ngón tay.

Vậy, xà phòng loại thông thường có tác dụng như thế nào trong việc t.iêu d.iệt các loại virus, trong đó có SARS-CoV-2?

Giáo sư Palli Thordarson ở Đại học New South Wales (Úc) đã giải thích về sự hữu hiệu của xà phòng thông thường trong việc “bất hoạt” (inactive) virus.

Từ “bất hoạt” đang được y giới sử dụng rộng rải để chỉ sự vô hiệu hóa hoạt động của virus. Lý do là đa số không xem virus là một sinh vật có sự sống hoàn chỉnh, vì virus không có khả năng tự sinh sản và hấp thụ năng lượng để sống sót (virus phải có vật chủ mới có thể duy trì sự tồn tại của nó).

Giáo sư Thordarson giải thích về cơ chế hoạt động của xà phòng trong việc bất hoạt virus SARS-CoV-2 như sau:

Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus, giống như việc rút một lá bài của một tòa nhà xếp bằng những lá bài. Điều này sẽ làm cả tòa nhà bị đổ sập.

Cấu tạo của virus SARS-CoV-2 gồm những phân tử chất béo lipid, protein và RNA. Trong đó, mắt xích yếu nhất là các phân tử chất béo, đây là lớp vỏ bọc bảo vệ của con virus, vừa hỗ trợ sự xâm nhập của virus vào các tế bào cơ thể.

Khi dùng xà phòng và nước rửa tay, vì xà phòng có chứa các thành phần phân tử giống chất béo gọi là chất “lưỡng phần” (amphiphile). Chất lưỡng phần có cấu trúc tương tự như chất béo lipid của virus, và sẽ “cạnh tranh” với các các lipid của virus.

Song song đó, chất này còn có tác dụng “hòa tan” các liên kết phi hóa trị (non-covalent bond) của virus, các liên kết này chính là “chất keo” giúp liên kết các thành phần phân tử lipid, protein và RNA của virus. Nhờ vậy, phân tử xà phòng sẽ đẩy virus bong tróc khỏi bề mặt da tay và bị sụp đổ cấu trúc, làm con virus bị t.iêu d.iệt.

Giáo sư Thordarson và một số đồng sự cũng nhận xét rằng giải pháp dùng xà phòng và nước để rửa tay tốt hơn so với nước rửa tay khô (hand sanitizer) và cồn y tế. Lý do là nếu dùng các loại sau nếu trong thời gian quá ngắn sẽ không có tác dụng diệt sạch các loại virus như rửa tay bằng xà phòng và nước trong thời gian 20 giây.

Xà phòng diệt khuẩn (Antibacterial soap)

Trước nay, các hãng sản xuất hóa mỹ phẩm quốc tế thường rầm rộ quảng cáo rằng xà phòng diệt khuẩn là có thể diệt các loại vi khuẩn gây hại sức khỏe lây truyền qua da…

Nhưng cách đây gần 4 năm, ngày 2-9-2016, Cơ quan Quản lý thực – dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành lệnh cấm lưu hành một số lớn loại xà phòng diệt khuẩn trên thị trường Mỹ, với lý do các nhà sản xuất không chứng minh được những sản phẩm này an toàn và có hiệu quả hơn các loại xà phòng thông thường khác.

FDA tuyên bố một số loại xà phòng diệt khuẩn chẳng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của người tiêu dùng, mà ngược lại.

Quy định này của FDA áp dụng cho các loại xà phòng có chứa chất triclocarban thường gặp trong xà phòng dạng bánh và triclosan thường gặp trong xà phòng dạng lỏng.

Một nghiên cứu của Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy chất triclosan làm biến đổi các microbiome ở đường ruột con người và sự nhiễm tricolsan có thể gây tổn thương cho bào thai đang trong thời kỳ phát triển. Các nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2016 cho thấy lạm dụng xà phòng diệt khuẩn có thể làm tăng đề kháng với thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn.

Tiến sĩ Patrick McNamara thuộc Đại học Marquette (Mỹ), người đã thực hiện nhiều nghiên cứu về xà phòng kháng khuẩn, cho biết: “Nước thải sinh hoạt có lẫn triclosan hoặc triclocarban khi thải ra ngoài môi trường sẽ làm cho các loài vi khuẩn chẳng những không bị t.iêu d.iệt mà còn giúp chúng tăng sức đề kháng với các loại kháng sinh”.

Một nghiên cứu trước đó vào năm 2015 kết luận rằng các thành phần công thức có trong các loại xà phòng diệt khuẩn cũng không mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao hơn so với xà phòng thông thường.

Theo FDA, 93% số xà phòng dạng lỏng có ghi nhãn là “kháng khuẩn” (antibacterial” hoặc “antimicrobial”) hiện đã được loại dần chất triclosan ra khỏi thành phần của chúng.

Một số nước trong khối EU đã cấm dùng triclosan, nhưng chất này vẫn còn được sử dụng rất phổ biến trong kem đ.ánh răng vì được cho rằng rất hiệu quả để phòng các bệnh về nướu.

(Nguồn: CNN, THEGUARDIAN, FUTURISM)

ĐỒNG LỘC (tuoitre.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *