Chiều 18-3, thông tin từ BS.CKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT), cho biết nơi đây vừa lấy 3 đoạn ống thông JJ bị đứt trong niệu quản của người đàn ông cách đây 3 năm.
Theo đó, bệnh nhân tên D.H (SN 1964; ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), nhập viện trong tình trạng vì tiêu m.áu kèm đau lưng và đã mổ sỏi thận cách đây hơn 3 năm tại một bệnh viện khác, nhưng sau đó không đi tái khám theo lịch hẹn do thấy không có triệu chứng gì lạ. Thời gian gần đây, bệnh tiểu m.áu kèm đau lưng ngày càng nhiều nên bệnh nhân H. mới nhập viện.
Các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện đang phẫu thuật cho bệnh nhân H.
Tại đây, các bác sĩ kiểm tra, phát hiện bệnh nhân còn ống thông JJ bên trái bị đứt thành 3 đoạn, trên thành ống thông bám nhiều sạn, nhất là ở 2 đầu ống. Ngoài ra, bệnh nhân còn có một sỏi niệu quản bên phải to khoảng 2cm, nên các bác sĩ chuyên khoa quyết định phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản bên phải cho bệnh nhân; sau đó tán sỏi nội soi do sỏi bám vùng đầu ống thông bên trái và nội soi lên niệu quản gắp ra được 3 đoạn ống thông JJ bị đứt.
Bệnh nhân H. sau phẫu thuật đang được các bác sĩ chăm sóc chu đáo
Sau phẫu thuật, hiện tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, giảm đau lưng, nước tiểu vàng trong, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
BS.CKII Nguyễn Phước Lộc, cho biết ống thông JJ là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt thường để đặt vào niệu quản sau phẫu thuật sỏi thận, niệu quản hoặc tán sỏi niệu quản nội soi…để chuyển lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang nhằm tránh các biến chứng như: đau sau mổ do sót mảnh sỏi nhỏ di chuyển xuống, dò xì nước tiểu kéo dài, hẹp niệu quản….
Thời gian lưu ống thông JJ có loại đặt tối đa từ 3 tháng đến 1 năm, tùy vào đặc điểm của mỗi ống thông và theo chỉ định của phẫu thuật viên. Cho nên, tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiết niệu nên tái khám đúng hẹn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để được khám và xử trí kịp thời.
Trường Huy (nld.com.vn)
Hàm răng giả chui vào thanh quản người đàn ông 47 t.uổi
Không cẩn thận trong lúc vệ sinh răng miệng, người đàn ông ở TP Cần Thơ để hàm răng giả có 2 móc nhọn chui vào thanh quản.
Sáng 13/3, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết ông H.B.T.A. (47 t.uổi, ngụ huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đã giảm đau họng, tỉnh và dấu hiệu sinh tồn ổn định sau một ngày được gắp hàm răng giả ra khỏi thanh quản. Ông T. đã được chuyển đến Khoa Nội tiêu hóa – Huyết học lâm sàng để theo dõi sức khỏe.
Rạng sáng 12/3, ông T. nhập viện trong tình trạng ngực và họng bị đau dữ dội. Bác sĩ nội soi gắp ra từ thanh quản bệnh nhân một hàm răng giả dài 4 cm, có 2 móc sắt vào ngách xoang lê (chỗ nối giữa hầu họng và thực quản).
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho ông T. Ảnh: Nhật Tân.
Gia đình cho biết ông T. bất cẩn làm hàm răng giả chui vào thanh quản khi vệ sinh răng miệng. Hàm răng này không còn bám chắc vào khung răng vì ông T. sử dụng đã 20 năm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Trưởng khoa Nội soi, cho biết khi bệnh nhân nuốt phải răng giả, móc cài của răng thường sẽ kẹt tại vùng hẹp của thực quản nằm gần ngực, nơi có nhiều mạch m.áu lớn.
“Bệnh nhân có thể c.hết bất kỳ lúc nào nếu móc sắt chọc trúng mạch m.áu lớn gây ra m.áu ồ ạt. Nếu nhập viện trễ, móc sắt có thể gây tổn thương, n.hiễm t.rùng vùng giữa ngực và có thể c.hết do sốc n.hiễm t.rùng. Khi bị răng giả rớt vào đường tiêu hóa, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời”, bác sĩ Mai nói.
Theo zing.vn