Tôi bị bệnh đái tháo đường typ 2, đi khám bác sĩ cho dùng thuốc có tên glipizide để điều trị. Tuy nhiên, khi dùng thuốc có lúc tôi thấy có hiện tượng vã mồ hôi, tim đ.ập nhanh và đi không vững… Vậy hiện tượng này là như thế nào? Có phải do thuốc không?
Nguyễn Thanh An (Hà Tĩnh)
Có thể nói, việc kiểm soát chặt chẽ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ làm giảm các biến chứng, giảm tỷ lệ t.ử v.ong ở người bệnh. Thuốc glipizide là một trong những thuốc trị đái tháo đường (loại sulfonylure) được bác sĩ kê dùng cho những trường hợp đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin) mà không kiểm soát được bằng điều chỉnh chế độ ăn đơn độc.
Hạ đường huyết dễ xảy ra ở người cao t.uổi suy gan, suy thận…
Khi dùng thuốc này điều trị, bác gặp phải các triệu chứng trên, rất có thể bác bị hạ đường huyết do thuốc. Biểu hiện hạ đường huyết do thuốc bao gồm: đổ mồ hôi, lạnh, đ.ánh trống ngực, bồn chồn, giảm thân nhiệt, da tái nhợt, bứt dứt, co giật, run, đi không vững, mệt mỏi khác thường, nặng hơn có thể dẫn tới vô thức, lú lẫn, hôn mê… Đây là một trong những tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc này.
Hạ đường huyết cũng dễ xảy ra khi người bệnh bỏ hoặc chậm bữa ăn, không ăn được do nôn, buồn nôn… (đặc biệt là ở người cao t.uổi, người suy yếu hoặc kém dinh dưỡng, suy gan, suy thận…). Khi có dấu hiệu của hạ đường huyết, người bệnh cần dùng glucose (uống cho trường hợp hạ đường huyết nhẹ, tiêm nếu nặng hơn) hoặc nếu không có sẵn glucose, có thể pha đường ăn vào nước để uống.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết về tình trạng mà mình đang gặp phải để bác sĩ có những xử lý cần thiết, thích hợp, ví dụ như điều chỉnh liều lượng, hướng dẫn cách uống thuốc kết hợp với chế độ ăn uống dành cho người bệnh đái tháo đường để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất…
DS. Nguyễn Thu Giang
Theo SK&ĐS
Tiểu đường siêng tập lại dễ… đột tử vì hạ đường huyết?
Triệu chứng hạ đường huyết biểu hiện: mệt, bủn rủn tay chân, đói bụng, tim dập nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng,… nặng có thể hôn mê do hạ đường huyết.
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Văn Phong (nam 55 t.uổi, quận Gò Vấp, TP HCM), hỏi: Tôi mắc bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc, có thay đổi chế độ ăn, cắt giảm đường… Tôi nghe nói người mắc bệnh này, ngoài sợ tăng đường huyết còn sợ hạ đường huyết gây đột tử có đúng không? Tôi hay tập thể thao mỗi sáng bằng cách chạy bộ hay tập trong phòng tập vì được biết tăng cường vận động sẽ tốt cho việc trị bệnh. Nhưng cũng nghe nói có người tập quá sức mà hạ đường huyết….
Bác sĩ Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch – tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Đúng như anh nói, hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là biến chứng thường gặp và khá nguy hiểm.
Đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát tốt nhờ các thuốc điều trị làm giảm sản xuất glucose tại gan, tăng tính nhạy cảm với Insulin tại các mô (metformin), kích thích tụy tăng tiết insulin (sulfunylurea, metiglinide), ức chế enzym DPP4…, làm tăng LGP1 nội sinh, tăng Insulin m.áu (Gliptin), từ đó làm hạ đường huyết. Ngoài ra, việc kiểm soát đường huyết còn nhờ chế độ ăn giảm đường, giảm tinh bột, tập thể dục vận động.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân ăn uống kém, không cung cấp đủ lượng thức ăn (trong đó có đường, tinh bột) như thường ngày, hoặc tăng liều thuốc điều trị tiểu đường, hoặc tăng cường vận động sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. Triệu chứng hạ đường huyết biểu hiện: mệt, bủn rủn tay chân, đói bụng, tim dập nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng,… nặng có thể hôn mê do hạ đường huyết.
Để tránh hạ đường huyết, anh nên theo dõi đường huyết và tuân thủ tốt điều trị. Khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, anh nên kiểm tra đường huyết (tại bệnh viện hoặc test nhanh tại nhà) để điều chỉnh liều thuốc tiểu đường cho thích hợp. Anh nên ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa ăn. Khi tập luyện thể thao nhiều, nếu thấy mệt, đói bụng anh nên ăn ngay một ít bánh hoặc uống ít sữa.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong