Coi chừng lây bệnh vì uống chung ly bia

Việc dùng chung ly bia có thể làm lây vi khuẩn, virus từ người mang bệnh sang người không mang bệnh.

Hiện nhiều người có thói quen không tốt trong việc ăn uống như uống chung một ly bia, uống chung ly nước, dùng ống hút chung hoặc chấm chung chén nước chấm. Những thói quen này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

coi chung lay benh vi uong chung ly bia 1b9 4763728
Chúng ta nên bỏ thói quen dùng chung ly bia với người khác. Ảnh minh họa

Do những thói quen này có thể đưa vi khuẩn, virus từ người mang bệnh sang người không mang bệnh. Một loại vi khuẩn dễ lây nếu chúng ta có những thói quen trên là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Chúng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày.

Theo ThS Trần Thị Thu Hương, trưởng bộ môn khoa học ẩm thực, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, những thói quen ăn uống như uống chung ly bia, ly nước hay chấm chung đĩa nước chấm là không nên, đặc biệt là với mùa dịch. Một số loại vi khuẩn, virus có thể sẽ truyền qua dịch cơ thể của người mang bệnh (nước bọt) sang cho người không mang bệnh thông qua việc ăn uống chung như thế.

“Những bệnh có thể lây vì những thói quen ăn uống không lành mạnh như nhiễm HP và nhiều dịch bệnh khác. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe bản thân, chúng ta không nên dùng chung chén nước chấm hay dùng chung ly để uống bia, uống nước” – ThS Hương cho biết thêm.

Theo plo.vn

Nhiễm HP bao tử là gì?

Tôi năm nay 25 t.uổi, thường xuyên bị bệnh bao tử, đi khám bệnh nội soi bao tử, xét nghiệm, bác sĩ bảo tôi bị nhiễm HP. Vậy tôi xin hỏi, nhiễm HP là bệnh gì, nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị?

(Nguyệt Hà – Bình Dương)

nhiem hp bao tu la gi f9a 4744723

Ảnh minh họa

Nhiễm HP bao tử là do nhiễm vi khuẩn có tên khoa học là Helicobacter pylori (H.P) lây nhiễm vào bao tử hay một phần đầu của ruột non. Nhiễm H.P được cho là có mặt trong khoảng một nửa số người trên thế giới, với những nước đang phát triển thì tỉ lệ có thể đến 70%. Đối với nhiều người, nhiễm H.P không có dấu hiệu hoặc triệu chứng và không dẫn đến bất kỳ biến chứng nào. Nhưng đối với một số trường hợp, nhiễm H.P có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét dạ dày và có thể gây ung thư bao tử.

Về nguyên nhân của bệnh, là do lây nhiễm qua tiếp xúc với người bị nhiễm vi khuẩn HP, qua các con đường như hôn nhau, dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đ.ánh răng, ăn chung, ly uống nước; do ăn uống với những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn đồ ăn tươi sống có nhiễm mầm bệnh vi khuẩn HP, do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm HP, gần nơi mất vệ sinh hay sử dụng nước sinh hoạt ở ao hồ, sông, suối đều có thể gây bệnh.

Về triệu chứng, có tới 80% số ca nhiễm vi khuẩn HP không biểu hiện gì đặc biệt; khi hình thành nên viêm bao tử thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau rát thượng vị, dưới sườn phải, đau nhiều khi đói bụng hoặc ăn chua; buồn nôn, nôn nhiều vào sáng sớm; ợ hơi, ăn uống không tiêu, đầy bụng; tụt giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân; tổng trạng có thể nhợt nhạt, chán ăn.

Về điều trị, hiện nay có nhiều phác đồ điều trị rất hiệu quả và được chỉ định điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bên cạnh uống thuốc theo phác đồ, cũng cần thực hiện ăn chín uống sôi, với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo, kiêng ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ; cần ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá, kiêng rượu, bia, cà phê, t.huốc l.á, giảm stress…

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *