Cậu bé 4 t.uổi bị mưng mủ xung quanh miệng, bác sĩ khuyên khăn mặt không nên dùng quá lâu

Bao nhiêu lâu thì thay đổi khăn mặt một lần? 3 tháng, 6 tháng, hay 1 năm… Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần khăn mặt được giặt và sấy khô sẽ rất sạch sẽ, trông giống như mới. Tuy nhiên, trông sạch sẽ, nhưng nó thực sự có sạch thật không?

Bác sĩ Lý Thận Thu, trưởng Khoa Da liễu của Bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học công nghệ Hoa Trung đã chia sẻ về một trường hợp: Có một cặp vợ chồng đưa cậu bé 4 t.uổi đến phòng khám. Cậu bé ăn mặc gọn gàng, nhưng khi nhìn thấy khuôn mặt, bác sĩ khá “sốc” vì mũi và xung quanh miệng của cậu bé bị l.ở l.oét, trên bề mặt còn xuất hiện mụn mủ màu vàng nhạt. Người mẹ nói rằng tình trạng l.ở l.oét của con trai đã trở nặng trong 2 ngày qua, còn kèm theo ngứa. Chẩn đoán ban đầu, cậu bé bị bệnh chốc lở.

cau be 4 tuoi bi mung mu xung quanh mieng bac si khuyen khan mat khong nen dung qua lau 463 4762284

Bác sĩ Lỹ Thận Thu

Tại sao cậu bé lại bị nhiễm bệnh này? Thông qua tìm hiểu bác sĩ được biết, đ.ứa t.rẻ mỗi ngày đều dùng một chiếc khăn riêng để lau tay, lau mặt. Gia đình cũng chú ý đến việc làm sạch chiếc khăn mỗi ngày, nhưng dùng khăn đã rất lâu không chịu thay. Kết hợp với lịch sử bệnh, rất có thể chiếc khăn dù được giặt sạch nhưng do dùng quá lâu dần dần bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh và khiến đ.ứa t.rẻ bị nhiễm bệnh. Khi nhìn có vẻ khăn “sạch” nhưng thực tế chiếc khăn đã nhiễm vi khuẩn và là nguyên nhân gây bệnh chốc lở.

cau be 4 tuoi bi mung mu xung quanh mieng bac si khuyen khan mat khong nen dung qua lau f5e 4762284

Cậu bé 4 t.uổi bị bệnh chốc lở, thủ phạm có thể là do chiếc khăn mặt không được khử trùng (Ảnh minh họa)

Chiếc khăn mặt còn có thể bẩn hơn nhà vệ sinh

Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh cũng đã làm một thí nghiệm: dùng khăn mới, khăn đã sử dụng 3 tháng, khăn sử dụng trên 6 tháng, để tiến hành nuôi cấy vi khuẩn.

Kết quả phát hiện: Vi khuẩn ở trên khăn mặt mới số lượng trên 100, vi khuẩn ở khăn sử dụng 3 tháng số lượng ước tính 10.000, khăn sử dụng 6 tháng, số lượng vi khuẩn ước tính là 100 triệu con. Dữ liệu cho thấy khăn được sử dụng càng lâu thì càng sinh ra càng nhiều vi khuẩn. Hầu hết các loại khăn đều chứa Staphylococcus aureus, Candida albicans, E. coli và các vi khuẩn khác.

cau be 4 tuoi bi mung mu xung quanh mieng bac si khuyen khan mat khong nen dung qua lau a4d 4762284

Chiếc khăn mặt sử dụng quá lâu dễ nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh

– Staphylococcus aureus thường gây n.hiễm t.rùng có mủ cục bộ như ở vết mổ và chấn thương, và cũng có thể gây viêm phổi, viêm ruột, viêm màng ngoài tim và thậm chí n.hiễm t.rùng hệ thống như n.hiễm t.rùng huyết, ngay cả các bệnh n.hiễm t.rùng toàn thân như n.hiễm t.rùng huyết.

– E. coli ban đầu là một hệ thực vật bình thường của ruột người, một khi nó xuất hiện bên ngoài ruột, nó có thể gây tiêu chảy và n.hiễm t.rùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.

– Candida albicans có thể xâm chiếm các tế bào và gây bệnh khi chức năng miễn dịch của cơ thể thấp.

Tại sao khăn mặt bị nhiễm bẩn?

cau be 4 tuoi bi mung mu xung quanh mieng bac si khuyen khan mat khong nen dung qua lau a30 4762284

Có ba lý do chính khiến khăn trở thành nơi che giấu bụi bẩn:

– Thành phần chính của khăn là sợi bông, có cấu trúc hình ống và chứa một khoang tế bào rỗng, có thể lưu trữ độ ẩm.

– Khăn thường được đặt trong phòng tắm nóng ẩm, thông gió kém và thiếu ánh sáng mặt trời trực tiếp. Môi trường này thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn.

– Chất béo, bụi bẩn, vảy da, côn trùng, mồ hôi và các chất bài tiết khác trên da người được tích tụ trên khăn, dễ khiến vi khuẩn sinh sôi và gây n.hiễm t.rùng chéo.

Cách sử dụng khăn đúng cách:

cau be 4 tuoi bi mung mu xung quanh mieng bac si khuyen khan mat khong nen dung qua lau a86 4762284

– Không sử dụng chung: Điều này sẽ giảm thiểu lây nhiễm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

– Sử dụng khăn đúng mục đích: Khăn gội đầu, khăn lau mặt, khăn tắm, khăn lau chân… cần được sử dụng riêng và đúng mục đích.

– Sử dụng khăn khô: Điều này tốt cho sức khỏe và cũng để giúp bảo vệ khăn.

– Vệ sinh kịp thời: Sau khi sử dụng, bạn nên phơi khăn mặt ra ngoài nắng hoặc nơi thoáng gió để khăn mặt được khô ráo, hạn chế được vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.

– Khử trùng khăn mặt thường xuyên.

Tìm hiểu một số cách để khử trùng khăn:

– Phương pháp đun sôi: Đầu tiên đun khăn với nước sôi trong khoảng 10 phút, sau đó giặt sạch bằng nước xà phòng và phơi khô.

– Phương pháp khử trùng bằng lò vi sóng: Tỷ lệ khử trùng của phương pháp này rất cao. Trước hết làm sạch khăn, gấp lại, cho vào lò vi sóng và đun nóng trong 5 phút.

Hà Vũ (dịch theo Sohu) (khampha.vn)

Chuyên gia Việt Nam nhận định gì về khả năng người bệnh tái nhiễm Covid-19?

Nhiều thông tin từ giới y khoa quốc tế cảnh báo về khả năng người bệnh tái nhiễm Covid-19. Các chuyên gia ở Việt Nam nhận định vấn đề này ra sao?

Như thông tin đã đăng tải trên Báo Thanh Niên, giữa lúc dịch Covid-19 chưa được khống chế, ông Triệu Kiến Bình, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung (Trung Quốc) cảnh báo có nhiều bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 sau khi bình phục tiếp tục cho thấy vẫn còn dấu vết của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) khi thực hiện các xét nghiệm a xít nucleic.

Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ 22.2 đã áp dụng chính sách cách ly bắt buộc 14 ngày đối với toàn bộ trường hợp đã chữa khỏi bệnh Covid-19, sau một ca tái nhiễm.

Các chuyên gia ở Việt Nam nhận định gì về thông tin người nhiễm SARS-CoV-2, đã điều trị khỏi bệnh, sau đó có khả năng tiếp tục tái nhiễm?

“Virus nói chung và SARS-CoV-2 nói riêng không thể nhiễm lại tức thì, mà có thể thời gian sau rất dài khi kháng thể của người mắc bệnh giảm đi”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết.

Virus corona có tái nhiễm hay không | Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp

Theo bác sĩ Khanh, theo đúng đặc tính sinh học, việc tái nhiễm virus (nói chung) có thể sẽ xảy ra sau vài năm, có thể sau đợt bệnh; và cũng có thể… suốt đời không tái nhiễm.

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cũng cho biết khi một bệnh nhân khi mắc bệnh, rồi khỏi bệnh thì đã có khả năng miễn dịch (kháng thể) để không mắc bệnh đó nữa. Tuy nhiên, cũng có người bệnh xong, nhưng cơ thể không có miễn dịch, nên nhiễm lại. Mặt khác, người khỏi bệnh nhưng trở về vùng dịch bệnh Covid-19 cũng có thể bị nhiễm lại.

“Nên hướng lấy m.áu của người đã khỏi bệnh Covid-19 để truyền cho người bệnh mới, chưa chắc đã trị được. Cúm gà (H5N1) người ta cũng đã nghiên cứu như vậy, nhưng không được. Hiệu quả từ nghiên cứu đến thực tế là còn khá xa”, TS-BS Châu cho biết thêm.

PGS -TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết nếu có trường hợp mắc Covid-19 đã khỏi và tái nhiễm, là thông tin cần quan tâm, tham khảo và cần có thêm nhiều thông tin hơn mới có thể đ.ánh giá một cách toàn diện.

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *