Sắp tới tôi phải nội soi dạ dày. Mong được bác sĩ tư vấn, tôi cần nhịn ăn bao lâu trước khi làm thủ thuật?
Trần Văn Mạnh (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Nội soi dạ dày ( nội soi tiêu hóa) là thủ thuật đưa ống nội soi mềm vào trong đường tiêu hóa, tiến hành thăm khám trực tiếp niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng để kiểm tra tình trạng, phát hiện những tổn thương và tiến hành điều trị. Trước khi nội soi dạ dày cần nhịn ăn để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả quan sát.
Trước khi nội soi dạ dày cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ để có thể quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày và tránh bị trào ngược, sặc thức ăn. Ngoài ra, người bệnh không được uống các loại sữa, nước có màu như nước hoa quả, nước ngọt, cà phê… trước khi nội soi vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan sát.
Để đảm bảo kết quả tốt nhất và an toàn cho chính bản thân mình, người bệnh nên nội soi dạ dày vào buổi sáng, thời gian ngủ qua đêm sẽ giúp thức ăn tiêu hóa hết. Trường hợp nội soi khi bị hẹp môn vị, người bệnh cần nhịn ăn từ 12 – 24 tiếng hoặc phải đặt ống bơm rửa dạ dày trước khi nội soi. Nếu nội soi gây mê, người bệnh cần tuyệt đối nhịn ăn uống từ 6 – 8 tiếng, bao gồm cả nước lọc để tránh trào ngược vào phổi.
Trường hợp bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc trong thời gian gần hoặc có t.iền sử dị ứng thuốc cần báo cho bác sĩ trước khi tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày.
Viên pin dài 4cm nằm sau trong dạ dày của b.é t.rai 8 t.uổi
Tại bệnh viện, kết quả nội soi cho thấy viên pin nằm sâu trong dạ dày bệnh nhi, các bác sĩ quyết định nội soi tiêu hóa khẩn gắp dị vật.
Dị vật là viên pin dài 4cm nằm sâu trong dạ dày bệnh nhi. Ảnh: VTV News
Mới đây, VTV News dẫn nguồn tin từ Bệnh viện Nhi Thái Bình cho biết, bệnh viện này vừa qua đã tiếp nhận cấp cứu cho trường hợp là một bệnh nhi (8 t.uổi, trú tại Hưng Hà, Thái Bình) do nuốt phải viên pin.
Tại bệnh viện, kết quả nội soi cho thấy viên pin nằm sâu trong dạ dày bệnh nhi. Các bác sĩ nhận định, trường hợp bệnh nhi này nếu không nội soi kịp thời, pin sẽ gây bỏng điện và hóa chất làm loét lòng dạ dày. Viên pin sẽ tiếp tục đi xuống đường ruột có khả năng gây tắc ruột, bỏng đường tiêu hóa và nhiễm độc m.áu. Khi ấy, bệnh nhi có thể phải phẫu thuật nhiều lần, phức tạp và tốn kém hơn.
Do đó, các bác sĩ quyết định nội soi tiêu hóa khẩn gắp dị vật. Trong quá trình nội soi, các bác sĩ phải đặt sonde dạ dày, liên tục hút bớt dịch tiết, thức ăn cũ để gắp pin ra do viên pin nặng nên theo trọng lực nằm sâu dưới phần thấp phình vị. Sau khi dị vật được lấy ra, sức khỏe bệnh nhi ổn định.
Theo các bác sĩ, pin cúc, pin điện thoại… thường chứa các nguyên tố độc hại như cadimi, thủy ngân… Khi bị hoen gỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này dễ đi ra ngoài, gây độc hại. Đặc biệt là thủy ngân, nó có thể gây ngộ độc cấp tính, nguyên tố cadimi độc hại gấp 200 lần chì. Tính gây bỏng, độc niêm mạc đường tiêu hóa khi pin rò rỉ là cực kỳ cao, khó phục hồi về hình thái và chức năng cơ quan khi đã tổn thương.
Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên kiểm tra đồ chơi và thiết bị của trẻ, đảm bảo các khe cắm pin đã bị khóa trong và an toàn. Để các pin dài, pin đồng xu có kích thước nhỏ, dễ nuốt cách xa trẻ nhỏ. Với pin cũ cần bỏ đi.
Nên đặt pin vào nơi quy định riêng của gia đình, không để chung với rác thải khác, sau đó nên gửi cho người thu gom rác để được xử lý đặc biệt. Khi nghi ngờ trẻ đã nuốt pin, gia đình nên gọi cấp cứu và đưa trẻ vào cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.