Không may mắn sinh ra với cơ thể lành lặn, Ella bị coi như dị nhân và phải tham gia vào “ Gánh xiếc quái vật”, trở thành trò mua vui cho khách kể từ khi còn nhỏ.
“Cô gái lạc đà” huyền thoại trong lịch sử nhân loại
Vào ngày 5/1/1870, Ella Harper đã cất tiếng khóc chào đời tại Hendersonville, Tennesse (Mỹ) trong gia đình có 6 người con. Nhưng thật đáng buồn rằng, anh trai song sinh với Ella lại c.hết yểu ngay lúc đó, chỉ mình cô bé sống sót trong vòng tay bố mẹ.
Ngay khi sinh ra, gia đình đã phát hiện rằng đôi chân Ella rất khác thường, nó mang hình thù kỳ lạ khó lý giải. Càng lớn lên thì đầu gối càng bị bẻ gập ra sau khiến việc đi lại trở nên chật vật. Thay vì dùng 2 chân đi như bao người, cô bé phải di chuyển bằng cả 4 chi nên được đặt biệt danh là “cô gái thú vật”.
Ella Harper lúc vừa sinh ra đã bị nhiều người soi mói, bàn tán do ngoại hình quái dị của mình.
Từ nhỏ đến lớn Ella làm việc gì cũng khó khăn, đi đâu cũng bị mọi người nhìn chằm chằm và trêu chọc do ngoại hình kỳ quái. Dù đã được bố mẹ đưa đi khắp nơi chạy chữa, nhưng không một bác sĩ nào biết đây là loại bệnh gì và “bó tay” khuyên cô bé sống chung với nó.
Như bao người tàn tật khác, có lẽ cuộc đời cô đã phải sống cô đơn và đau buồn cho đến c.hết. Thế nhưng Ella lại sở hữu ý chí kiên cường, không khuất phục số phận và tìm mọi cách để đi ngược lại với những gì tạo hóa giáng xuống. Nghĩ là làm, vào năm 12 t.uổi, cô gia nhập ngành giải trí để kiếm sống cùng những cá nhân có dị tật bẩm sinh.
Từ năm 1882 – 1886, Ella vào đoàn xiếc Nickel Plate Circus và nhận vai diễn chung với một con lạc đà. Ngay từ những giây phút đầu tiên, mọi người đều ồ lên trước một cô gái có ngoại hình khác thường. Tên của cô xuất hiện trên áp phích và đón nhận nhiều sự ưu ái đặc biệt.
Sau một thời gian lưu diễn, Ella Harper đã trở nên nổi tiếng và được giới báo chí tung hô, gọi là “cô gái lạc đà” đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Ai cũng muốn chi t.iền để vào xem ngoại hình dị biệt ấy, nhờ vậy mà cô đã kiếm được khoảng 200 đôla trong một lần biểu diễn.
Dù nổi tiếng là thế nhưng trong thâm tâm, cô vẫn thấy không vui bởi mọi người chỉ xem mình như thứ mua vui không hơn không kém. Thế nên sau 4 năm sống như một con thú, Ella quyết định giã từ sân khấu và đi học. Có thông tin cho rằng, cô đã kết hôn với một người đàn ông tên Robert L. Savely và nhận nuôi một đ.ứa t.rẻ 3 tháng t.uổi. Nhưng thật nghiệt ngã, em bé qua đời chỉ 18 ngày sau.
Sau ngần ấy năm, cô vẫn không biết chính xác căn bệnh mình mắc phải là gì, đến cả y học thời đó cũng chỉ gán cụm từ “ quái thai” mà thôi. Vào ngày 19/12/1921, Ella đã qua đời vì ung thư đại tràng. Hiện phần mộ của cô vẫn còn tại nghĩa trang Spring Hill, Nashville như một minh chứng sống về cuộc đời đầy đau buồn.
Chứng bệnh hiểm ác khiến 80.000 người phải bò nếu muốn di chuyển
Nhờ sự phát triển của xã hội bây giờ, các nhà khoa học đã phát hiện và đặt tên cho căn bệnh ấy là Genu recurvatum – hay chứng gối trong lõm trước. Đây là hội chứng bẩm sinh hiếm gặp với tỷ lệ là 1/100.000 t.rẻ e.m, đồng nghĩa với việc hiện đang có ít nhất 80.000 người ngày nào cũng phải bò bằng 4 chân.
Đa phần bệnh này đều nhắm tới trẻ nữ, khiến họ sinh ra mà không có khớp gối, làm đôi chân không thể đứng thẳng mà gập hẳn về phía trước. Theo như giới y học ghi nhận thì Ella Harper chính là người đầu tiên mắc bệnh này, nó giúp cô nổi tiếng như một ngôi sao thời đó.
Ngày nay vẫn còn nhiều t.rẻ e.m mắc chứng bệnh này nhưng không đủ chi phí chạy chữa…
Dù công nghệ đã tiên tiến vượt bậc nhưng hiện vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân gây hội chứng này là gì. Chỉ biết rằng, nó là bệnh bẩm sinh hoặc do người mẹ bị chấn thương trong quá trình mang thai. Có người còn đặt giả thuyết là vì trẻ lọt mông ra trước thay vì đầu lúc lâm bồn.
Số ít bệnh nhân vẫn có khả năng đi lại được, nhưng phải đi bằng 2 cạnh bàn chân thay vì đứng thẳng như người thường. Bên cạnh đó, bệnh này còn làm tăng tốc độ thoái hóa của sụn và xương, gây nên những cơn đau cực độ khó thể nói thành lời. Nếu muốn cải thiện, bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để giảm bớt triệu chứng.
Đang mừng vì bầu đôi, cặp vợ chồng bủn rủn chân tay nghe nói một có thể “quái thai”
Sau khi nhận tin vui mang thai đôi chưa bao lâu, cặp vợ chồng dường như c.hết lặng đi khi nghe bác sĩ nói rằng 1 trong 2 thai nhi có thể phát triển thành quái thai.
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Vì vậy, việc khám thai và siêu âm thường xuyên là rất quan trọng, việc này không chỉ giúp kiểm tra sự phát triển của thai nhi mà còn giúp phát hiện những bất thường của thai nhi, từ đó có phương hướng điều trị kịp thời.
Chị Lưu (27 t.uổi) cũng nhờ việc đi khám thai thường xuyên mà sớm phát hiện ra sự bất thường của đứa con trong bụng mình. Theo đó, chị Lưu hiện đã có một b.é g.ái 3 t.uổi và vào năm ngoái, vợ chồng chị tiếp tục nhận tin vui khi biết chị Lưu đang mang thai đôi. Tuy nhiên, khi thai nhi ở tuần 13, các bác sĩ phát hiện thấy song thai có điều bất thường nên khuyên chị Lưu tới bệnh viện thuộc trường Đại học Trường Canh, Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) để kiểm tra.
Chị Lưu và chồng đón chào một b.é t.rai khỏe mạnh ở tuần 38.
Bác sĩ Hồng Thái Hòa, trưởng khoa phụ sản của bệnh viện thuộc trường Đại học Trường Canh sau khi kiểm tra cho biết, 1 trong 2 thai nhi có thể phát triển thành quái thai. Trường hợp này xảy ra khi cặp song sinh đó giống hệt nhau và cùng giới tính, lúc này song thai sẽ cùng chia sẻ một bánh nhau. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng truyền m.áu song thai, có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3/1000 trường hợp.
Bác sĩ Hồng cho biết, thông thường có 3 biến chứng có khả năng cao xảy ra khi mang song thai bao gồm hội chứng truyền m.áu song thai (15%), thai nhi chậm phát triển (10%) và hiếm nhất là quái thai chiếm 2,6%.
Hội chứng truyền m.áu song thai sẽ khiến thai nhi bị dị tật ngoài ý muốn, thường chỉ có phần thân dưới do chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, do chung bào thai với thai nhi khỏe mạnh nên m.áu sẽ liên tục được truyền đến thai nhi bất thường. Nếu không được can thiệp sớm, thai nhi khỏe mạnh có thể bị thiếu m.áu, phù nề, thậm chí dẫn tới t.ử v.ong.
Hội chứng truyền m.áu song thai sẽ khiến thai nhi bị dị tật ngoài ý muốn, khả năng mắc phải là 15%.
Trong những trường hợp như thế này, bác sĩ sẽ ưu tiên cứu thai nhi khỏe mạnh trong cặp song sinh bằng cách phẫu thuật cắt mạch m.áu truyền song thai bằng phương pháp vi tính hóa bằng tần số vô tuyến. Việc phẫu thuật thường được tiến hành ở tuần 24 thai kỳ, nếu vượt quá số tuần này thì thai nhi khỏe mạnh sẽ không nạp chất dinh dưỡng được nữa.
Với trường hợp của chị Lưu, khi song thai ở tuần 17, các bác sĩ phẫu thuật để chấm dứt việc cung cấp m.áu tới thai nhi bất thường. Ở tuần thứ 38 thai kỳ, chị Lưu hạ sinh một b.é t.rai khỏe mạnh.
Trong buổi họp báo diễn ra vào ngày 10/9 vừa qua, bác sĩ cũng cho biết có một trường hợp tương tự khác là chị Hoàng cũng suýt mất con, khi bác sĩ phát hiện ra 1 trong 2 thai nhi bị chậm phát triển và phù nề ở tuần thứ 16 thai kỳ. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã hút thai cho chị Hoàng ở tuần 22, cứu sống thành công thai nhi khỏe mạnh. Chị Hoàng bị vỡ ối và sinh non ở tuần 28, nhưng sau 2 tháng rưỡi nằm lồng ấp, em bé đã được xuất viện với cân nặng 4,2kg.
Chị Lưu và chị Hoàng trong buổi họp báo.
Qua 2 trường hợp trên, bác sĩ Hồng nhắc nhở các thai phụ mang song thai cần phải đi siêu âm trước khi thai 14 tuần t.uổi để xác định số lượng bánh nhau. Nếu phát hiện điều gì bất thường, thai phụ cần phải chấp nhận việc kiểm tra chặt chẽ để tỷ lệ thai nhi sống sót cao hơn. Trong trường hợp mắc hội chứng truyền m.áu song thai, thai nhi chậm phát triển hoặc dị tật thì thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị và xử lý liên quan.