Các bệnh không lây nhiễm bị tác động bởi COVID-19

Các dịch vụ phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm (NCD) đã bị gián đoạn nghiêm trọng kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, theo một cuộc khảo sát của WHO cho biết.

Cuộc khảo sát được hoàn thành bởi 155 quốc gia trong thời gian 3 tuần vào tháng 5, xác nhận rằng tác động của COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, nhưng các nước thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tình trạng này rất đáng quan tâm vì những người sống chung với NCD có nguy cơ bị bệnh nặng và t.ử v.ong liên quan đến COVID-19 cao hơn.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Nhiều người cần điều trị các bệnh như ung thư, tim mạch và tiểu đường đã không nhận được các dịch vụ y tế và thuốc họ cần kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Điều quan trọng là các quốc gia phải tìm ra những cách thức sáng tạo để đảm bảo rằng các dịch vụ thiết yếu cho NCD được tiếp tục…

cac benh khong lay nhiem bi tac dong boi covid 19 1d8 5381158

Nhiều quốc gia đang sử dụng y học từ xa (tư vấn qua điện thoại hoặc phương tiện trực tuyến) để thay thế cho tư vấn trực tiếp.

Các dịch vụ y tế bị gián đoạn

Phát hiện chính là các dịch vụ y tế đã bị gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn ở nhiều quốc gia. Hơn một nửa (53%) quốc gia được khảo sát đã gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn các dịch vụ điều trị tăng huyết áp; 49% quốc gia gián đoạn các dịch vụ điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường; 42% cho điều trị ung thư, và 31% cho các trường hợp khẩn cấp về tim mạch.

Dịch vụ phục hồi chức năng đã bị gián đoạn ở gần 2/3 (63%) quốc gia, mặc dù phục hồi chức năng là chìa khóa để phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh nặng do COVID-19.

Dẫn đến bố trí lại nhân lực và hoãn sàng lọc

Ở phần lớn (94%) các quốc gia cho biết, các nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực NCDs được điều chuyển một phần hoặc toàn bộ để hỗ trợ COVID-19.

Việc hoãn các chương trình sàng lọc công cộng (ví dụ như ung thư vú và ung thư cổ tử cung) cũng phổ biến, xảy ra ở hơn 50% được khảo sát. Điều này phù hợp với các khuyến nghị ban đầu của WHO nhằm giảm thiểu dịch vụ chăm sóc không khẩn cấp tại cơ sở trong khi giải quyết đại dịch.

Nhưng những lý do phổ biến nhất để ngừng hoặc giảm dịch vụ là việc hủy bỏ các phương pháp điều trị theo kế hoạch, giảm phương tiện giao thông công cộng và thiếu nhân viên (vì nhân viên y tế đã được phân công lại để hỗ trợ các dịch vụ COVID-19). Ở 1/5 quốc gia (20%) báo cáo gián đoạn, một trong những lý do chính khiến dịch vụ ngừng cung cấp là do thiếu thuốc, chẩn đoán và các công nghệ khác.

Không có gì đáng ngạc nhiên, dường như có mối tương quan giữa mức độ gián đoạn đối với các dịch vụ điều trị NCD và diễn biến của đợt bùng phát COVID-19 ở một quốc gia. Các dịch vụ ngày càng trở nên gián đoạn khi một quốc gia chuyển từ các trường hợp lẻ tẻ sang cộng đồng lây truyền COVID-19.

Trên toàn cầu, 2/3 số quốc gia báo cáo rằng họ đã đưa các dịch vụ NCD vào kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 quốc gia; 72% các quốc gia có thu nhập cao báo cáo các dịch vụ này được hòa nhập so với 42% các quốc gia thu nhập thấp. Các dịch vụ đối với bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và bệnh hô hấp mạn tính là những dịch vụ thường xuyên được đưa vào. Các dịch vụ nha khoa, phục hồi chức năng và các hoạt động cai t.huốc l.á không được đưa vào kế hoạch ứng phó rộng rãi theo báo cáo quốc gia.

17% các quốc gia báo cáo đã bắt đầu phân bổ thêm kinh phí từ ngân sách chính phủ để đưa việc cung cấp các dịch vụ NCD vào kế hoạch ứng phó quốc gia với COVID-19.

Các chiến lược thay thế để tiếp tục chăm sóc người bệnh

Kết quả đáng khích lệ của cuộc khảo sát là các chiến lược thay thế đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia để hỗ trợ những người có nguy cơ cao nhất tiếp tục được điều trị NCDs. Trong số các quốc gia báo cáo về gián đoạn dịch vụ, trên toàn cầu, 58% các quốc gia hiện đang sử dụng y học từ xa (tư vấn qua điện thoại hoặc phương tiện trực tuyến) để thay thế cho tư vấn trực tiếp; ở các nước thu nhập thấp con số này là 42%. Việc phân tích để xác định mức độ ưu tiên cũng đã được sử dụng rộng rãi, ở 2/3 số quốc gia báo cáo.

Một điều đáng khích lệ nữa là hơn 70% các quốc gia đã báo cáo thu thập dữ liệu về số lượng bệnh nhân COVID-19 cũng có NCD.

Theo TS. Bente Mikkelsen (WHO), sẽ phải mất một thời gian trước khi chúng ta biết được toàn bộ tác động của việc gián đoạn chăm sóc sức khỏe trong thời gian COVID-19 đối với những người mắc bệnh không lây nhiễm.

Tuy nhiên, những gì chúng tôi biết bây giờ là không chỉ những người mắc BKLN dễ bị bệnh nặng hơn với virus mà nhiều người không thể tiếp cận phương pháp điều trị mà họ cần để kiểm soát bệnh tật. Điều rất quan trọng không chỉ là việc chăm sóc những người sống chung với NCDs không được đưa vào các kế hoạch ứng phó và chuẩn bị quốc gia cho COVID-19 mà còn phải tìm ra những cách thức sáng tạo để thực hiện các kế hoạch đó.

Chúng ta phải sẵn sàng “xây dựng trở lại”, tăng cường các dịch vụ y tế để chúng được trang bị tốt hơn để ngăn ngừa, chẩn đoán và cung cấp dịch vụ chăm sóc cho NCD trong tương lai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Các bệnh không lây nhiễm làm c.hết 41 triệu người mỗi năm, tương đương 71% tổng số ca t.ử v.ong trên toàn cầu. Mỗi năm, 15 triệu người c.hết vì BKLN trong độ t.uổi từ 30 đến 69 t.uổi; hơn 85% số ca t.ử v.ong “c.hết yểu” này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Bệnh lao hạch có lây không?

Bệnh lao hạch là một trong những bệnh lao ngoài phổi dễ mắc phải, xuất hiện nhiều nhất là ở t.rẻ e.m.

Lao hạch là bệnh không lây nhiễm. Lao hạch khác với lao phổi là không lây lan cho những người xung quanh qua tiếp xúc bởi vi khuẩn này chỉ khu trú và phát triển trong hạch, không bùng phát ra ngoài.

Phân biệt hạch và lao hạch

Bình thường các hạch của cơ thể rất nhỏ, chỉ lớn bằng hạt thóc, hạt đỗ, hạt ngô nhỏ. Các hạch mềm nằm lẫn trong các mô xung quanh, ở tổ chức mỡ dưới hay hay lẫn trong thớ cơ nên khó nhận biết. Khi hạch đã có thể sờ nắn thấy nghĩa là chúng đã sưng to. Nếu hạch có sưng nóng, đỏ, sờ thấy đau, mật độ mềm thì dùng thử kháng sinh, nếu bớt sưng đau, kích thước nhỏ đi thì là viêm hạch do nhiễm khuẩn.

Nếu hạch cứng, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, sờ như hạt đạn chì, chân lan tỏa như rễ cây thì phải coi chừng đây có thể là hạch ung thư hoặc hạch di căn ung thư.

Nếu hạch lúc sưng lúc giảm, lúc không lúc đau thì có thể là hạch viêm do nhiễm khuẩn thông thường.

Nếu hạch phát triển chậm, sờ nắn không đau, mềm căng thì có thể là lao hạch.

benh lao hach co lay khong 5d9 5367141

Lao hạch là bệnh không lây cho người xung quanh khi tiếp xúc và dễ điều trị.

Con đường xâm nhập của trực khuẩn lao

Trực khuẩn lao có 4 con đường xâm nhập cơ thể và gây lao hạch: Trực khuẩn lao xâm nhập phổi, sau đó vào m.áu rồi đến tổ chức hạch và gây lao hạch. Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp hệ bạch huyết qua tổn thương lao ở niêm mạc miệng hoặc từ nhiễm khuẩn, tổn thương thông thường do sang chấn. Trực khuẩn lao có thể đi qua niêm mạc miệng vào đường bạch huyết (lao hạch tiên phát), cũng có thể xâm nhập hệ bạch huyết qua niêm mạc miệng mà không gây bệnh lý gì.

Như vậy, đường xâm nhập của trực khuẩn lao thường do nhiễm khuẩn lao toàn thân, gây viêm hạch nhiều chỗ.

Diễn tiến và triệu chứng của bệnh lao hạch

Khi bị lao hạch, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một hoặc một nhóm hạch trên cơ thể bị sưng to, xuất hiện nhiều ở cổ với đặc điểm: Hạch xuất hiện tự nhiên mà người bệnh không rõ hạch bắt đầu có hay to lên từ lúc nào. Hạch sưng to dần mà không gây đau, với mật độ chắc, bề mặt nhẵn. Vùng da hạch sưng to không nóng, không tấy đỏ. Thường có nhiều hạch cùng một chỗ bị sưng, cái to cái nhỏ không đều nhau tập hợp thành một chuỗi. Có khi chỉ gặp một hạch đơn độc sưng to vùng cổ vùng cổ, không đau, không nóng, không đỏ.

Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu: Hạch bắt đầu sưng to, với các hạch to nhỏ không đều nhau, chưa dính vào da và cũng chưa dính vào nên di động còn dễ.

Giai đoạn sau: Giai đoạn này chuyển sang thể viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch có thể bị dính vào với nhau thành các mảng, có thể hoặc chưa dính vào da và các tổ chức xung quanh. Nếu có sẽ làm hạn chế di động.

Giai đoạn nhuyễn hóa: Các hạch mềm dần, da vùng hạch bắt đầu sưng tấy đỏ nhưng không nóng và không đau. Khi hạch đã hóa mủ thì dễ vỡ.

Riêng ở thể khối u (viêm hạch lao phì đại, rất ít gặp, có triệu chứng sau: xuất hiện khối u ở cổ, một hay vài hạch nổi to, sau đó dính thành một khối lớn không đau, di động, không có viêm quanh hạch, sờ chắc. Khối u hạch to dần, chiếm gần hết vùng bên cổ khiến các hạch khác (dưới hàm, mang tai…) cũng bị phì đại. U nằm ở một bên hoặc cả 2 bên làm cho cổ như bị bạnh ra.

Lao hạch không lây, dễ điều trị

So với các thể lao khác thì lao hạch điều trị dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 4-7 tháng tùy theo thể trạng bệnh. Với trường hợp bệnh nhân lao hạch bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, di động, khu trú thì có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ. Lao hạch ở t.rẻ e.m dễ dàng chữa khỏi nếu được điều trị toàn thân đúng cách.

Để phòng ngừa bệnh lao hạch, cách tốt nhất là nâng cao sức đề kháng cơ thể, tránh để viêm hạch mạn tính kéo dài, tạo điều kiện cho trực khuẩn lao xâm nhập gây bệnh. Khi có chẩn đoán là mắc lao hạch, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa lao, phối hợp nâng cao thể trạng với chế độ ăn uống tốt và nghỉ ngơi hợp lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *