Bé 6 t.uổi chấn thương nghiêm trọng vùng mặt do bị chó nhà cắn

Khi đang nô đùa, cháu H. bất ngờ bị chú chó tấn công vào vùng mặt gây tổn thương nghiêm trọng.

Ngày 15/3, Bệnh viện Đa khoa tình Tuyên Quang tiếp nhận trường hợp cháu bé Nguyễn N. H. (nữ, 6 t.uổi, trú tại phường An Tường, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn sau khi bị chó cắn.

Gia đình của bệnh nhi cho biết, trước đó, bé đang nô đùa cùng con chó nhà nuôi, bất ngờ bị con vật tấn công.

be 6 tuoi chan thuong nghiem trong vung mat do bi cho nha can c4f 4761388

Hình minh họa: vietnaminsider.vn

Bác sĩ Đặng Quang Tuấn – Khoa Tai Mũi họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, người tiếp nhận bệnh nhi H. cho biết, cháu bé nhập viện với vết thương phức tạp ở vùng mặt.

Các bác sĩ đã lập tức tiến hành xử trí vết thương cho cháu bé. Hiện tại, bệnh nhi đã được nhập viện điều trị, chăm sóc và theo dõi nội trú tại bệnh viện.

Bác sĩ Đặng Quang Tuấn nhấn mạnh, trên thực tế, rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn đều là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi của nhà hàng xóm. Các trẻ bị chó tấn công chủ yếu trong độ t.uổi từ 2 đến 6 t.uổi, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân.

Hầu hết các trường hợp là chó thả rông, không có rọ mõm và không có các biện pháp bảo hộ. Đáng buồn hơn, bệnh nhi có thể t.ử v.ong nếu con chó tấn công mắc bệnh dại và trẻ không được đưa đi tiêm phòng kịp thời.

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, đã có những trường hợp trẻ t.ử v.ong vì gia đình chủ quan, không đưa bé tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn do cho rằng đó chỉ là vết thương nhỏ, không đáng ngại.

“Chỗ bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Chính vì vậy, khi bị chó cắn ở những vị trí như đầu, mặt, cổ thì cần phải tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn. Nếu đến cơ sở y tế muộn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng”, bác sĩ Tuấn cho biết.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị chó, mèo cắn, cần rửa kỹ vết thương bằng xà phòng trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng thì rửa bằng nước sạch; sau đó rửa bằng cồn 70% hoặc cồn Iod, Povidone, Iodine.

Hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới tránh nguy cơ mắc bệnh dại.

Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được dùng thuốc nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn.

Nguyễn Liên (vietnamnet.vn)

Thái Nguyên: B.é t.rai 4 t.uổi cùng 3 người thân nhập viện cấp cứu vì bị chó tấn công

Một b.é t.rai 4 t.uổi ở Thái Nguyên vừa nhâp viện trong tình trạng rách vùng cổ ngực, cánh tay trái chảy nhiều m.áu. Cùng với đó, 3 người thân khác cũng nhập viện, do bị chó tấn công.

Sáng 28/12, trao đổi với PV, một lãnh đạo khoa Gây mê hồi sức, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho biết, vào khoảng hơn 18h ngày 27/12/2019, Khoa Cấp Cứu đã tiếp nhận 4 trường hợp bị chó tấn công.

Cả 4 nạn nhân đều trú tại TP. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Trong đó, cháu N.T B. (4 t.uổi) bị nặng nhất, cháu nhập viện trong tình trạng rách vùng cổ ngực, cánh tay trái chảy nhiều m.áu, vết thương ngang vùng cổ hở khí quản là nặng nhất.

thai nguyen be trai 4 tuoi cung 3 nguoi than nhap vien cap cuu vi bi cho tan cong d1b7cd

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho b.é t.rai.

Các bác sĩ chẩn đoán b.é t.rai bị vết thương đứt khí quản, đa vết thương, ngoài ra mẹ của cháu bị chó cắn khiến vùng mặt bị thương nặng, 2 người bác là chủ của con chó vào can cũng đều bị chó cắn dẫn đến bị thương.

“Về cháu bé, sau khi mổ cấp cứu khâu lỗ thủng khí quản, khâu cầm m.áu các vết thương đầu, mặt và tay, cháu đã qua được cơn nguy kịch. Hiện tại cháu có thể nghe và phản ứng lại được nhưng vẫn đang thở máy và được các bác sĩ tích cực theo dõi”, vị lãnh đạo bệnh viện cho hay.

Sau khi được điều trị, tình hình sức khoẻ của 3 người này đã ổn định.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *