Vẫn còn không ít người cho rằng sữa mẹ nóng, ít chất là nguyên nhân khiến cho bé còi cọc, chậm tăng cân.
Người mẹ nào cũng mong muốn khi sinh ra con sẽ được hưởng trọn những dòng sữa mẹ ngọt ngào. Nhưng thực tế khi nuôi con người mẹ đối mặt với không ít áp lực: tắc sữa, ít sữa, mất sữa hay phổ biến hơn là con chậm tăng cân nên mọi người xung quanh cho rằng do sữa mẹ nóng, ít chất.
Mới đây, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh) đã chia sẻ câu chuyện một bé sơ sinh bú sữa ngoài từ 1 tháng t.uổi và bị thiếu sắt khi mới 4 tháng t.uổi. Câu chuyện đã khiến không ít mẹ bỉm sữa hiểu thêm về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ nhỏ, nhất là những năm tháng đầu đời.
Tuần trước, b.é g.ái 4 tháng t.uổi được khoa Tiêu hoá liên hệ khám vì thiếu m.áu. Bé đã được làm đủ xét nghiệm và kết luận thiếu m.áu do thiếu sắt. Mình vẫn thắc mắc tại sao mới 4 tháng t.uổi đã thiếu sắt vì giai đoạn này thường do nguyên nhân thiếu m.áu di truyền nhiều hơn.
Nhiều người cho rằng sữa mẹ nóng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân (Ảnh minh họa).
Mình hỏi ra thì bé bú sữa ngoài từ 1 tháng t.uổi và lý do cực kỳ vô lý: Bà ngoại nói sữa mẹ nóng!!!
– Bé mới 1 tháng sao đã cho uống sữa công thức rồi?
– Dạ vì em mất sữa ạ.
– Tại sao mới 1 tháng mà mẹ mất sữa?
Lúc này, khuôn mặt người mẹ chùng lại, chị nhìn đứa con 4 tháng t.uổi với vẻ mặt đầy tội lỗi và tôi nhìn thấy giọt nước mắt chị rơi dù chị cố cúi xuống giấu đi. “Dạ! Khi con em 1 tháng t.uổi, lúc đó em về sữa nhiều lắm bác. Mà sau đó em ngưng cho con bú 1 tuần sau là em mất sữa?”.
– Tại sao lại ngưng? – Tôi rất ngỡ ngàng vì chẳng lí do gì một người mẹ đang nuôi con 1 tháng t.uổi lại ngừng cho con bú.
– Em cho con bú mà bé 5-10 ngày mới đi cầu. Rồi khi đi thì bé rặn đỏ cả mình. Bà ngoại nói sữa em nóng nên không cho bú nữa.
– Rồi sao nữa?
– Dạ tầm 1 tuần sau em sữa em giảm dần rồi mất hẳn… Lúc này chị nghẹn thực sự và không nói được nữa.
“Chị có biết tại sao đến những công ty sữa hàng đầu quảng cáo cũng phải chèn câu ‘Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ’ không? Bởi vì chưa có một công ty nào có thể tạo ra sữa mẹ. Tất cả những gì họ có thể làm là tạo ra thức uống giống sữa mẹ hoặc năng lượng và vi chất cao hơn mà thôi. Cái mà họ không làm được đó chính là kháng thể mà mẹ truyền cho con qua sữa mẹ để bảo vệ con trong những năm tháng đầu đời”.
Nói đến đây, chị khóc…
Tôi biết vì sao chị khóc. Khóc vì tức. Khóc vì dồn nén. Khóc vì hối hận.
“Nghe bác nè. Bác không muốn trách mẹ hay nói mẹ sai. Bản thân bác biết mẹ hoàn toàn không muốn vậy. Lỗi không phải của mẹ! Hoàn toàn không. Giờ bác hẹn con thêm vài hôm nữa để bổ sung sắt cho con, hiện con đang tiêu chảy n.hiễm t.rùng chưa nên bổ sung sắt. Mà bác hỏi thật là mất sữa hoàn toàn hay vẫn còn ít”.
– Dạ. Còn ít!
Chẳng có chuyện sữa mẹ nóng, sữa mẹ không tốt… nên con bị táo bón, con vặn mình (Ảnh minh họa).
“Vậy thì hay rồi. Giờ mẹ nghe bác: trước khi cho con bú bình thì cứ cho con ngậm ti mẹ, con sẽ tạo động tác mút và chính động tác mút ấy sẽ giúp “cơ thể mẹ” hiểu rằng con đang cần sữa và hy vọng não bộ của mẹ giống như được “kích hoạt” lại chế độ nuôi con và sữa mẹ sẽ về. Nhớ thêm những yếu tố sau:
– Thứ nhất là THƯ GIÃN, không stress chuyện nuôi con bởi bất kỳ ai. Cần gì, hỏi gì cứ hỏi bác sĩ. Ở đây chẳng ai la mẹ khi mẹ hỏi cả.
– Thứ hai là UỐNG THẬT NHIỀU NƯỚC vì nhiều mẹ hay uống ít nước mà 80% sữa mẹ là nước nên thiếu nước thì cơ thể mẹ cũng chẳng tạo sữa được.
– Thứ ba là ĂN MỌI THỨ, KHÔNG KIÊNG KHEM BẤT KỲ GÌ NẾU KHÔNG CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ. Mẹ nên nhớ mẹ ăn uống đủ chất thì con bú mẹ mới đủ chất được.
Ví dụ xịt vitamin D cho con 1 nhát mẹ 2 nhát; mẹ bổ sung sắt mỗi ngày 1 viên.
– Cuối cùng, BÌNH TĨNH. Hãy nhỡ khi ai đó nói gì mẹ về việc chăm con, hãy vững vàng. Con là con của mẹ và mẹ là cả thế giới của con. Hãy nghĩ điều tốt nhất cho con và làm theo. Sữa mẹ là điều thiêng liêng nhất mẹ dành cho con. Và không ai có quyền tước đi điều đó cả. Chẳng có chuyện sữa mẹ nóng, sữa mẹ không tốt… nên con bị táo bón, con vặn mình. Tất cả là sai mẹ nhé. Bé sơ sinh nào cũng có giai đoạn táo bón xen kẽ đi cầu rất nhiều, việc kết luận con bị táo bón phải được bác sĩ tiêu hoá kết luận mới đúng. Bé sơ sinh nào cũng vặn mình hết”.
Nói đến đây vẻ mặt chị như giãn ra. Chị lau vội giọt nước mắt và tiếp tục ru đ.ứa b.é đang ngủ ngon trên tay chị
“Thôi giờ về tiếp tục điều trị tiêu chảy của con. Khi nào ổn thì quay lại đây bác bổ sung sắt cho về mà uống. Nếu tiện thì dẫn theo bà ngoại lên đây bác giải thích luôn cho. Khỏi mất công mất lòng”.
Chị chào tôi rồi bế bé đi. Trong lòng tôi mong vài ngày nữa khi chị quay lại, chị sẽ nói với tôi “Bác ơi, em về sữa lại rồi”.
Từng có người nói với tôi rằng “Bạn chỉ nuôi đứa con của bạn 1 lần trong đời. Có thể bạn không dành cho con điều kiện giàu sang nhưng bạn phải dành cho con những điều thiêng liêng nhất mà bạn có. Và sữa mẹ là một trong những điều đó”.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Bác sĩ Nội trú Huyết học – Đại học Y dược TP.HCM là bác sĩ khá nổi tiếng trong ngành Nhi khoa, được nhiều người gọi với biệt danh “bác sĩ yêu trẻ con”. Bác sĩ Sang thường chia sẻ nhiều phương pháp điều trị bệnh cho trẻ khoa học, đơn giản và dễ hiểu. Ngoài ra, trên trang cá nhân, bác sĩ cũng hay đăng tải các bài viết, thông tin về sai lầm khi chăm con nhiều bố mẹ mắc phải.
Theo Trí Thức Trẻ
Lợi ích việc nuôi con bằng sữa mẹ
Nhiều người mới làm mẹ lần đầu, do chưa có kinh nghiệm nên những lúc trẻ quấy khóc, các bà mẹ hay nghĩ do bản thân mình không đủ sữa cho con. Để giúp các bà mẹ trẻ an tâm, bác sĩ sản khoa luôn cho những lời khuyên hữu ích.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng, Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế (BVQT) Phương Châu, cho biết: “Trong ngày đầu dung tích dạ dày của bé chỉ 5ml, nên sữa mẹ cũng tương ứng như vậy. Bé khóc rất nhiều lý do lạnh, âm thanh, đói… Khi trẻ ra đời, cắt rốn là mẹ ngừng cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cơ thể sẽ kích hoạt một hệ thống sử dụng những năng lượng dự trữ. Dù cho bé bú ít, bé vẫn không bị đói”.
Bé bú dòng sữa non trong 1 giờ đầu sau sinh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Tại BVQT Phương Châu, thai phụ trước khi bắt đầu hành trình vượt cạn được nữ hộ sinh tư vấn về quá trình chuyển dạ, các vấn đề có liên quan như: tâm lý, vận động, thay đổi tư thế, lợi ích của da kề da, bú mẹ sớm, cũng như lợi ích của sữa non…
Trong phòng chờ sinh, nữ hộ sinh sẽ hỗ trợ hoặc tư vấn gia đình hỗ trợ thai phụ vận động tới lui, thay đổi tư thế, ngồi bóng, massage, xoa lưng… nhằm giúp thai phụ thoải mái, giảm đau, ngôi thai lọt dễ dàng hơn, cuộc chuyển dạ diễn tiến nhanh hơn.
Theo các bác sĩ tại BVQT Phương Châu, dù là sinh thường hoặc sinh mổ, tất cả các bà mẹ đều được đảm bảo có thể cảm nhận được sự gắn kết thiêng liêng và khó quên cùng con bằng phương pháp da kề da liên tục tối thiểu 90 phút, cắt rốn chậm một thì, cho bé bú mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau sinh với nhiều ưu điểm: Sữa non dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng, kháng thể bảo vệ…
Tăng lượng m.áu qua bé, làm giảm tình trạng thiếu m.áu ở bé trong 6 tháng đầu sau sinh. Giảm tỷ lệ vàng da và stress sau sanh cho trẻ. Giúp giữ ấm trẻ, giảm tỷ lệ n.hiễm t.rùng, suy hô hấp… Thắt chặt mối liên hệ giữa mẹ và bé thông qua kích thích xúc giác như sờ, sưởi ấm và mùi. Giúp mẹ bớt đau, bớt lo lắng, giúp tâm lý mẹ và bé ổn định hơn.
Bác sĩ Nguyễn Duy Linh, Giám đốc chuyên môn, BVQT Phương Châu, cho biết: “Chúng tôi đã tuyên truyền, tư vấn cho người mẹ và người thân của thai phụ thông qua các tờ bướm, tư vấn trực tiếp để người mẹ hiểu lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ”.
BV đưa mục tiêu từ năm 2020 về sau, trên 90% bà mẹ sinh con tại Phương Châu sẽ có đủ lượng sữa nuôi con mình. Ngoài ra, Bệnh viện còn kết hợp với Bệnh viện Từ Dũ tạo ngân hàng vệ tinh sữa mẹ, cố gắng trong thời gian nằm ở BVQT Phương Châu, các bà mẹ sẽ có đủ sữa cho con.
Bác sĩ cũng khuyến cáo việc bú mẹ hoàn toàn là chỉ cho trẻ bú sữa mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác, kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và bú mẹ kéo dài đến ít nhất 24 tháng.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng: mỗi năm sẽ có hơn 820.000 trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi sẽ được cứu sống nếu các em được tiếp cận dinh dưỡng của dòng sữa mẹ từ lúc sinh ra đến 24 tháng.
Thậm chí, chỉ số thông minh (IQ) của những đ.ứa t.rẻ này còn được nâng cao. Tại Việt Nam, tính đến 18-1-2020, có 9 BV được công nhận danh hiệu BV thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc. Tại Cần Thơ, có BV Phụ sản Cần Thơ và BVQT Phương Châu.
Bài, ảnh: ĐOÀN LÝ
Theo baocantho