Uống đủ hoặc nhiều hơn 2 lít nước lọc mỗi ngày là điều ai cũng nên làm, nhưng khi đói bụng mà uống lượng nước vừa phải là điều rất tốt.
1. Thải độc cơ thể, ngăn ngừa lão hóa
Sau một đêm dài, cơ thể chúng ta tái tạo, sửa sai, lọc độc tố trong cơ thể nên sau khi thức dậy phải uống bù nước giúp cơ thể đẩy được những độc tố này ra ngoài. Không chỉ thế, uống nhiều nước cũng giúp tăng sản sinh các tế bào cơ và tế bào m.áu mới.
Ngoài ra, bắt đầu ngày mới với 1 y nước lọc cơ, da dẻ sẽ căng bóng và ngăn ngừa được lão hóa hơn.
Ảnh minh họa
2. Giúp cung cấp năng lượng cho não
Không chỉ có cơ thể mà bộ não được cấu tạo từ hơn 70% là nước. Vì vậy nếu thiếu nước, bộ não sẽ hoạt động ít nhiên liệu hơn, khiến kiệt sức, mệt mỏi hoặc tâm trạng bất ổn, hoạt động của bộ nhớ và hiệu suất não kém.
Nước có thể kích thích sự phát triển nhanh hơn của các tế bào hồng cầu trong cơ thể và tạo ra nhiều ô xy trong m.áu hơn. Sự kết hợp của hai yếu tố này sẽ cung cấp thêm năng lượng cho não.
3. Duy trì, ổn định cân nặng
Uống nước khiến cho tốc độ trao đổi chất trở nên nhanh hơn, khiến cho khả năng tiêu hóa của bạn được cải thiện và việc hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa trở nên hài hòa, uống nước khi đói bụng giúp cho cảm giác thèm no giảm đi.
Vậy nên kết quả: việc ổn định cân nặng, duy trì chế độ ăn lành mạnh sẽ trở nên khả thi hơn bao giờ hết. Không chỉ thế cơ thể tràn đầy năng lượng cũng dễ dàng thúc đẩy bạn hoạt động, tập luyện nhiều hơn, giúp bạn giảm cân và có thân hình săn chắc..
4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Việc uống nước lọc khi bụng đói còn có tác dụng làm giảm trào ngược, giảm tình trạng khó tiêu, ợ nóng. Bệnh cạnh đó giúp giảm lượng axit trong dạ dày uống, khiến hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
5. Vóc dáng và làn da sẽ được cải thiện
Việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày còn có công dụng tuyệt vời trong việc mang đến cho bạn một làn da căng tràn sức sống. Cũng giống như cây cối, nếu da bị thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng làn da khô ráp, nhăn nheo, da sạm màu, quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, tóc tai sẽ khô, dễ gãy rụng, cơ thể khô khốc, thiếu đi sức sống. Chúng ta nên 500ml nước khi bụng đói sẽ tăng lượng m.áu đến da và giúp da khỏe, tươi tắn, không chỉ thế còn thải loại độc tố và giúp da đẹp hơn. Đối với mái tóc, nước cũng nuôi dưỡng giúp tóc không bị khô, rối và đẹp lên nhiều.
6. Các vấn đề ở hệ bài tiết được phòng ngừa
Uống nhiều nước còn giúp bài ngừa bệnh sỏi thận. Uống nước ngay khi thức giấc là việc rất quan trọng để phòng ngừa sỏi thận và n.hiễm t.rùng bàng quang, sau một đêm bàng quang bị ứ động các chất thải do vậy cần phải uống nhiều nước để dễ đi vệ sinh. Ngoài ra nước còn pha loãng axit gây sỏi thận cũng như loại bỏ những độc tố gây n.hiễm t.rùng bàng quang. Nhiều người khẳng định liệu trình điều trị với nước chỉ đơn giản thế này thôi nhưng thậm chí còn tốt hơn bất cứ lại kháng sinh nào, giúp họ không còn cảm giác buốt rát.
Hoài Thương (emdep.vn)
5 hiểu lầm về sức khỏe tim mạch các chuyên gia khuyên bạn nên ngừng tin
Không ít những hiểu lầm phổ biến về sức khỏe tim mạch mà ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe cũng có thể mắc phải.
Giáo sư, bác sĩ tim mạch Laxmi Mehta đã dành nhiều thời gian để giáo dục cả bệnh nhân và bác sĩ về sức khỏe tim mạch. Trong quá trình chia sẻ thông tin chuyên môn, cô thường phải giải thích và làm rõ một số hiểu lầm phổ biến mà ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe cũng mắc phải.
1. Tôi chẳng thể làm gì để phòng ngừa bệnh tim mạch vì gia đình tôi có t.iền sử bệnh này
Bác sĩ Mehta nhấn mạnh: Những thứ nằm trong tầm kiểm soát của bạn nhiều hơn so với mức bạn có thể hình dung. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở những người có t.iền sử gia đình nhưng các biện pháp phòng ngừa tích cực có thể cải thiện đáng kể nguy cơ phát triển bệnh.
Bạn hãy thực hiện 7 thay đổi đơn giản trong lối sống theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ để cải thiện sức khỏe tim mạch, bao gồm:
– Không hút t.huốc l.á.
– Tích cực hoạt động thể chất.
– Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
– Ăn thực phẩm lành mạnh.
– Giảm đường huyết.
– Kiểm soát cholesterol trong m.áu.
– Kiểm soát huyết áp.
2. Tôi còn quá trẻ nên ít có nguy cơ bị bệnh tim
Theo bác sĩ Mehta, bệnh tim có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi và các mảng bám dẫn đến tình trạng tắc động mạch có thể bắt đầu phát triển ngay từ khi bạn còn nhỏ. Vì tỷ lệ các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim (bao gồm tiểu đường, cholesterol cao và béo phì) đang ngày càng phổ biến ở người trẻ t.uổi nên chắc chắn nó không nên được coi là một căn bệnh của người già.
3. Statin không hề tốt
Statin, loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để giảm cholesterol, có xu hướng bị gán cho nhiều điều tiêu cực. Nhưng bác sĩ Mehta khẳng định, nỗi lo sợ kiểu này gần như không có cơ sở khoa học. Statin làm giảm cholesterol và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh (liên quan đến tim) khác ở những người có nguy cơ cao nhất.
Tuy nhiên, statin không phải giải pháp hoàn hảo. “Có một số tác dụng phụ như đau cơ, tiểu đường khởi phát mới và suy giảm nhận thức nhẹ xảy ra ở một số người. Nếu gặp phải các tác dụng phụ này, bạn nên thảo luận với bác sĩ để có thể thay đổi thuốc hoặc liều dùng”, bác sĩ Mehta lưu ý.
4. Nếu bạn không có bất cứ triệu chứng cao huyết áp nào, bạn không bị bệnh tim
Có một lý do tại sao huyết áp cao thường được gọi là kẻ hạt c.hết người thầm lặng. “Hầu hết mọi người không biết huyết áp của mình cao trừ khi đi kiểm tra”, bác sĩ Mehta cho biết.
Nếu không được phát hiện, huyết áp cao có thể dẫn đến đau tim, suy tim hoặc đột quỵ. Đây là một lý do quan trọng giải thích cho việc tại sao bạn nên thường xuyên khám sức khỏe.
5. Tôi không bị rối loạn nhịp tim bởi tim của tôi đ.ập rất tốt và ổn định
Tiến sĩ Mehta tiết lộ, người ta thường không phát hiện ra rối loạn nhịp tim. “Hầu hết các bệnh nhân bị rung tâm nhĩ đều nhận thấy nhịp tim không đều hoặc khó thở hoặc mệt mỏi, nhưng một số bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào. Cho dù có triệu chứng hay không, nguy cơ đột quỵ là không thay đổi”.
Những nguy cơ lớn nhất bao gồm: Suy tim sung huyết, cao huyết áp, t.uổi cao, giới tính nữ, tiểu đường, bệnh mạch m.áu hoặc bệnh nhân từng bị đột quỵ.
Tr. Thu
Theo Wellandgood/Báo dân sinh